10 vấn đề đặc biệt lưu ý cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Bộ GD&ĐT vẫn chưa ban hành được dự thảo quy chế tuyển sinh.
Bộ GD&ĐT giữ ổn định thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2021Ảnh: Diệp An
Như vậy, thời gian đăng ký dự thi và xét tuyển của thí sinh có thể sẽ chậm hơn so với thông thường (1-20/4). Hơn nữa, việc đăng ký xét tuyển, tổ chức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT phải phụ thuộc vào kế hoạch tổ chức thi của Bộ GD&ĐT. “Phải rà soát thật kỹ và dự báo mọi tình huống có thể xảy ra để chủ động tốt nhất, bảo đảm kỳ thi đúng mục đích, an toàn, khách quan, trung thực”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Mới đây, tại cuộc họp nghe báo cáo về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, Bộ trưởng GD&ĐT đặc biệt lưu ý 10 vấn đề, gồm nội dung chương trình thi; ngân hàng câu hỏi; bài thi tham khảo, bài thi chính thức; công tác tập huấn cán bộ coi thi, chấm thi và thanh tra; phần mềm; vấn đề tài chính; hoạt động thanh tra, kiểm tra thi; quy chế thi, Ban Chỉ đạo thi; vấn đề truyền thông cho kỳ thi.
Riêng với nội dung thi, Bộ trưởng yêu cầu bám sát chuẩn đầu ra của chương trình phổ thông, đồng thời bám sát điều kiện dạy học trong bối cảnh dịch bệnh. Vấn đề đối sánh kết quả thi cũng được Bộ trưởng lưu ý để tiếp tục làm tốt hơn nữa.
Tinh thần chung là chuẩn bị chu đáo, không chủ quan để tổ chức tốt nhất kỳ thi; chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản cho những tình huống có thể xảy ra, đặc biệt là tình huống dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Đề thi tham khảo cũng sẽ sớm được Bộ GD&ĐT ban hành.
“Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 không chỉ chịu tác động bởi tình hình dịch bệnh của năm nay mà còn chịu ảnh hưởng từ năm học lớp 11, bởi vậy, nội dung đề thi phải gắn rất sát với hoạt động dạy và học trong điều kiện dịch bệnh, đồng thời gắn với chuẩn đầu ra chương trình phổ thông”, ông Nhạ nói. Ông đề nghị đơn vị chuyên môn tiếp tục rà soát, hoàn thiện đề thi tham khảo cho phù hợp trước khi công bố.
Gỡ khó cho thí sinh
Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho biết, Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) và các trường cao đẳng (CĐ), trung cấp sư phạm mầm non năm 2021 vẫn giữ ổn định phương thức tuyển sinh như các năm trước. Để phù hợp điều kiện thực tế cùng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thi và tuyển sinh, quy chế sẽ có một số điều chỉnh nhỏ về kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh trong quá trình đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng, đồng thời giảm thiểu những sai sót không đáng có.
Cụ thể, sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần, thay vì 1 lần như 2020. Thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến. Với những địa bàn khó khăn về thiết bị, đường truyền, các trường THPT, ĐH, CĐ trên địa bàn sẽ tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn thí sinh về kỹ thuật khi đăng ký trực tiếp.Vụ Giáo dục ĐH lưu ý, những điều chỉnh này đều đang là dự kiến. Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra lấy ý kiến phản biện của chuyên gia và xã hội và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về phương án tuyển sinh 2021 sau khi cân nhắc các ý kiến góp ý.
Về thời gian điều chỉnh nguyện vọng, Vụ Giáo dục ĐH khẳng định không có sự thay đổi. Liệu có tình trạng nghẽn mạng khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng? Vụ Giáo dục ĐH cho rằng, chất lượng đường truyền hiện nay đã tốt hơn, do có sự quan tâm đầu tư hơn về công nghệ, cho phép hệ thống xử lý tốt ngay cả khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần. Phương án này đã có trong lộ trình đổi mới thi tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu là tạo điều kiện cho thí sinh có thêm cơ hội điều chỉnh quyết định, hạn chế áp lực cho thí sinh. Việc điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần cũng không ảnh hưởng đến việc lọc ảo của hệ thống vì đây là 2 quy trình ở các giai đoạn khác nhau.
Hiện nay, các trường tổ chức thêm kỳ thi riêng cũng đã cho phép thí sinh đăng ký nguyện vọng trực tuyến như 2 ĐH quốc gia, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Việt Đức…
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay, năm nay, dự kiến khoảng 10.000 thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH này. Kỳ thi sẽ được tổ chức ở Hà Nội, với khoảng 4-5 đợt/năm.
Thời gian đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến, bắt đầu từ ngày 1/4 tới (áp dụng cho đợt thi đầu tiên – tổ chức vào tháng 5/2021). Thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân, được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi và tra cứu thông tin dự thi, kết quả thi bằng tài khoản được cấp tại Cổng thông tin Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Dự thảo quy chế thi, văn bản hướng dẫn đã được đăng mạng lấy ý kiến rộng rãi và tiếp tục được hoàn thiện. Dự kiến, thời gian tập huấn quy chế, hướng dẫn thi sẽ được thực hiện trước ngày 1/4. Việc xây dựng ma trận đề thi, ngân hàng câu hỏi, đề thi tham khảo được thực hiện theo đúng kế hoạch. Đề thi tham khảo đang được rà soát để công bố trong tháng 3.
Tuyển sinh 2021: Cùng một lúc có được đăng ký nhiều phương thức xét tuyển?
Bạn đọc hỏi: 'Khi nộp hồ sơ tuyên sinh 2021 thì phải cần những giấy tờ nào và có lệ phí nộp hồ sơ không? Em có được nộp hồ sơ xét tuyển nhiều phương thức khác nhau ở cùng một trường?'
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức: Mùa tuyển sinh 2021 cũng như một số năm gần đây là yêu cầu nộp hồ sơ có những điểm khác nhau ở các trường, các khối ngành và tùy theo các phương thức, nên lời khuyên tốt nhất là các em nên theo dõi các phương thức tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của các trường. Các em có thể lên trên trang web của trường để xem rõ.
Đối với Trường ĐH Việt Đức, chẳng hạn như thí sinh chọn phương thức 1 thì phải làm đơn thi TestAS, những trường có yêu cầu các loại tín chỉ thì phải nộp các tín chỉ đó.
Riêng đối với các em ở nước ngoài muốn về Việt Nam thì có 2 trường hợp. Đối với những em đã học xong THPT nước ngoài thì cần phải có các kết quả học tập do trường THPT cấp, chứng chỉ tốt nghiệp của trường đó. Còn đối với những bạn đang học ĐH nửa chừng thì phải có kết quả của trường ĐH xác nhận đã học bao nhiêu môn, bao nhiêu tín chỉ... rồi tùy vào từng trường để xét tuyển...
Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang: Học sinh đã có kinh nghiệm khi đối mặt với dịch Covid-19, các trường cũng linh hoạt với phương án tuyển sinh để thích ứng tình hình mới. Trong thời điểm này, Trường ĐH Văn Lang cũng giữ 5 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021; xét học bạ; xét kết quả thi năng lực ĐHQG TP.HCM; thi năng khiếu; xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Cũng như năm 2020, trong kỳ tuyển sinh 2021, thí sinh hoàn toàn thoải mái trong việc lựa chọn các phương thức tuyển sinh. Tại trường, thí sinh có thể đăng ký cả 5 phương thức tuyển sinh. Những chỉ được chọn một phương thức để tiến hành nhập học khi trúng tuyển.
Tuyển sinh ĐH năm 2021 có gì mới? Hiện các trường ĐH đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2021. So với năm trước đó, hình thức tuyển sinh các trường có gì mới? Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 - NGỌC DƯƠNG Vào 14 giờ 30 ngày 25.2, buổi đầu tiên trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học cho...