10 tục lệ gây sốc ở Ấn Độ
Nhắc đến Ấn Độ, người ta nhớ đến truyền thống lâu đời cùng những tục lệ cổ truyền. Sau đây, chúng ta sẽ điểm qua 10 tục lệ gây sốc ở nước này.
Nhắc đến Ấn Độ, người ta nhớ đến truyền thống lâu đời cùng những tục lệ cổ truyền. Sau đây, chúng ta sẽ điểm qua 10 tục lệ gây sốc ở nước này.
Để thực hiện nghi lễ hành xác, người ta cởi trần, dùng chùm roi có buộc những lưỡi dao để tự quất vào cơ thể cho tới khi khắp người bê bết máu.
10. Hôn nhân sắp đặt
Chuyện “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nghe thì tưởng là chuyện xa xưa nhưng trên thực tế đây vẫn là một truyền thống được duy trì ở Ấn Độ. Tình trạng này phổ biến từ thế kỷ 18 đến ngày nay. Thanh niên không được tự ý chọn bạn đời mà phải do bố mẹ, họ hàng hoặc bạn bè chọn cho, dựa vào địa vị xã hội, tôn giáo và… bói toán.
9. Hành quyết vì danh dự
Hành quyết vì danh dự là một trong những tục lệ kì quái nhất ở Ấn Độ. Hôn nhân ở đây không chỉ còn là việc của hai người mà còn là sự gắn kết của hai gia đình. Vì vậy, họ đặc biệt chú trọng đến “môn đăng hộ đối”, chỉ kết hôn với người cùng đẳng cấp, tôn giáo, địa vị xã hội… Mặc dù sự khắt khe cứng nhắc đã giảm đi nhiều, nhưng vẫn còn rất nhiều cộng đồng hay các gia đình đặc biệt nghiêm khắc về những chuyện như mặc gì hay nói chuyện với ai… Trong trường hợp một thành viên trong gia đình vi phạm quy định và nguyên tắc, người này sẽ bị gia đình ruồng bỏ hoặc giết chết vì tội làm ô uế thanh danh của gia đình và cộng đồng.
8. Của hồi môn
Theo truyền thống, khi kết hôn, gia đình cô dâu sẽ trao đồ trang sức bằng vàng làm của hồi môn, được gọi là Stree-dhan. Tuy nhiên truyền thống này theo thời gian đã dần thay đổi. Của hồi môn được thay bằng tiền mặt, đất đai, hay thậm chí là chi trả học phí cho chú rể như một sự thể hiện lòng biết ơn vì họ đã chăm sóc con gái họ. Việc này không chỉ hạ thấp phẩm giá của người phụ nữ khi kết hôn vì giá trị của họ được đo bằng của hồi môn mà còn là gánh nặng cho rất nhiều gia đình. Nhiều cô dâu đã bị giết hoặc tra tấn vì của hồi môn, nhiều nhà còn tự tử vì quá nghèo.
7. Phá thai hoặc giết trẻ sơ sinh nếu là con gái
Video đang HOT
Nhiều gia đình ở Ấn Độ cảm thấy áp lực vấn đề của hồi môn cho con gái hoặc thấy bị đe dọa danh dự do con gái xấu xí hay không đủ tốt để lấy được chồng hoặc sợ sẽ bị hãm hiếp bới những tên biến thái đang ở đầy bên ngoài kia. Ngược lại, con trai là người duy trì dòng tộc và mang lại tiền bạc từ của hồi môn của vợ. Việc này dẫn đến một hậu quả xảy ra khá phổ biến thậm chí là ở thành phố hoặc những gia đình có giáo dục, đó là nhiều người sẽ phá thai nếu được chuẩn đoán là con gái. Hoặc nếu sinh con rồi, họ có thể giết chết đứa bé bằng cách dìm trong sữa cho chết ngạt, thậm chí chôn sống đứa bé.
6. Tảo hôn
Tại Ấn Độ, độ tuổi kết hôn hợp pháp của một người phụ nữ là 18, và đàn ông là 21. Tuy nhiên, vấn nạn tảo hôn vẫn còn được diễn ra ở một số vùng, đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Việc tảo hôn đã bị cấm từ năm 1929, và kể từ đó, nhiều luật nhằm ngăn chặn đã được ban bố. Nhưng điều này thường xuyên vấp phải những sự biểu tình phản đối, chủ yếu là từ các cộng đồng Hồi giáo, những người cho luật cấm tảo hôn là trái với tín ngưỡng của họ.
5. Thả rơi trẻ sơ sinh
Nghi lễ kinh dị này được cả người Hindu lẫn người Hồi giáo thực hiện. Tại Baba Umer Dargah gần Sholapur, Maharashtra, và đền thờ Sri Santeswar gần Indi, Karnataka, nghi lễ này đã được phổ biến trong khoảng 700 năm. Để ban phước lành và may mắn cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 2 tuổi, họ thả đứa trẻ từ trên tháp có độ cao 15m xuống đất, bên dưới có đám người chờ sẵn để đỡ đứa trẻ.
4. Đám cưới trừ tà ma
Người Ấn Độ rất tin tưởng vào tín ngưỡng và bói toán, có phần mê tín dị đoan. Vệc xem lá số tử vi là khá tinh vi và phức tạp ở Ấn Độ. Họ xem dựa vào ngày, tháng, năm sinh…thậm chí giờ sinh còn tính đến một phần nghìn giây. Theo đó, một số phụ nữ được cho là có số “sát phu” (“mangal dosh”). Để giải hạn, những người phụ nữ này phải làm đám cưới với một cái cây hoặc một con vật nào đó như dê hoặc chó. Nghi lễ này cũng được áp dụng với những phụ nữ có ngoại hình bất thường như sứt môi, có răng từ lúc mới đẻ… để trừ tà ma.
3. Cạo đầu dâng thần thánh
Một nghi lễ rất phổ biến ở Ấn Độ là cạo đầu và dâng tóc lên thần thánh để tỏ lòng biết ơn. Kỳ quặc hơn, người theo đạo Jain không chỉ cạo mà còn nhổ sạch tóc trên đầu bằng cách tự nhổ hoặc nhờ người khác nhổ cho. Mỗi năm họ làm từ 1-2 lần, để tự rèn luyện sức chịu đựng những cơn đau.
2. Nghi lễ hành xác
Nghi lễ hành xác (dùng roi tự đánh bản thân) là một nghi lễ không chỉ được thực hiện ở Ấn Độ mà còn ở Pakistan, và Bangladesh trong thời kì Muharram (tháng đầu tiên trong lịch Hồi giáo), để tưởng niệm Hussein ibn Ali, cháu trai của nhà tiên tri Muhammad đã bị sát hại cùng 72 chiến binh khác trong một cuộc chiến vào thế kỉ thứ 7 tại Karbala. Để thực hiện nghi lễ này, người ta cởi trần, dùng chùm roi có buộc những lưỡi dao để tự quất vào cơ thể cho tới khi khắp người bê bết máu.
1. Tục gọi hồn và những tục lệ khác của người Aghori.
Đây là những tập tục kì lạ của người Aghori ở Varannasi, theo giáo phái Hindu và thờ phụng thần Shinva, một vị thần tối cao. Sau khi hỏa táng, họ lấy tro của người chết để bôi khắp người, lấy xương và đầu lâu làm bát ăn hoặc đồ trang sức. Không giống như những người theo đạo Hindu và tu sĩ, họ còn công khai ăn thịt đồng loại. Thậm chí một số người còn giao hợp với xác chết.
Thanh Trang (Theo wonderslist.com)
Theo_Kiến Thức
Thị trấn chỉ được tổ chức cưới trong 2 ngày
Thị trấn Yên Lạc (Vĩnh Phúc) có quy định các đám cưới chỉ được diễn ra trong ngày mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng, đi kèm với nhiều tục lệ đặc biệt.
Từ xa xưa, người Việt đã rất coi trọng chuyện cưới hỏi, thường lựa chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ cho đôi uyên ương. Nhưng, tại thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, đám cưới được quy định chỉ được diễn ra trong 2 ngày là mùng 2 và 16 âm lịch, riêng các tháng 10, 11 và 12 có thêm 2 ngày nữa là mùng 10 và 22.
Đây là quy định đã có trong hương ước của thị trấn Yên Lạc được ban hành năm 1998. Trong đó, chi tiết việc tổ chức cưới tiết kiệm văn minh được viết như sau: tổ chức đám cưới trong vòng 1,5 ngày, không tổ chức đón dâu 2 lần, loa đài phục vụ đám cưới phải nghỉ trước 22h để đảm bảo trật tự khu phố, tránh ô nhiễm tiếng ồn tới khu dân cư, không ăn uống linh đình, không hút thuốc lá, không sử dụng nhạc sống, không sân khấu đèn nhảy, không sử dụng loa có công suất lớn, không được đánh bạc...
Một đám cưới ở thị trấn Yên Lạc, Vĩnh Phúc.
Trước năm 2010, trong bản quy ước này còn ghi rõ cô dâu không được mặc váy cưới mà chỉ được mặc tân thời hoặc thường phục. Song do người dân nhiều lần kiến nghị nên cô dâu Yên Lạc đã được mặc váy cưới như bình thường.
Trước khi kết hôn 3 tháng, chính quyền địa phương tổ chức một buổi gặp mặt tất cả cặp đôi cưới cùng đợt để cấp giấy đăng ký kết hôn và ký vào bản cam kết tuân thủ những quy định trên thì được cưới. Song, những điều này chỉ bắt buộc với nam thanh niên ở trong thị trấn hoặc cô dâu nơi khác về Yên Lạc. Còn những cô dâu Yên Lạc đi lấy chồng nơi khác thì rất thỏai mái.
Theo Phó chủ tịch thị trấn Yên Lạc, ông Phạm Văn Luân, bản quy định này do chính người dân nêu ý kiến, được bàn thảo công khai và được ủy ban nhân dân thị trấn Yên lạc phê duyệt và đưa vào thực thi. Ban đầu cũng có nhiều ý kiến trái chiều, tỏ ra bất bình, song càng làm lại thấy nó tiết kiệm, hiệu quả nên người dân cứ thế thực hiện và trở thành nếp sinh hoạt.
Anh Nguyễn Văn Nam, người làng thôn Đông, thị trấn Yên Lạc cho biết, vào mùa cưới, từ tháng 10 đến 12 hoặc những tháng sau Tết, nhất là vào những ngày đẹp là người ta tranh nhau cưới, có ngày lên tới 30 đám, cứ ra đường là lại gặp cô dâu chú rể. Đường vào thị trấn cứ xe hoa, xe khách chật ních, "đụng nhau" chan chát. Những ngày ấy, thị trấn cứ như mở hội cưới tập thể.
Và việc chạy xô đi ăn cưới với người dân Yên Lạc là điều bình thường. Nhà có mấy người là phải phân công nhau đi ăn và mừng cưới. Nếu không ăn uống được thì đến nhà mừng cho gia chủ rồi lại đi đám khác. Gặp người ai quen, ai cũng muốn ngồi hàn huyên chuyện trò nhưng lại phải đi ăn đám cưới khác, vừa tay bắt mặt mừng với chủ nhà bên này xong lại vội vội vàng vàng lên xe sang nhà khác mừng cưới. Người dân quê trọng tình trọng nghĩa là ai mời họ cũng đi rất chu đáo.
Yên Lạc với nghề sản xuất và buôn bán đồ gỗ.
Tháng cao điểm, con đường vào thị trấn san sát những phông bạt đám cưới, nhà này nối nhà kia. Có chuyện hài tới mức, vì không nhớ rõ địa chỉ người thân mà vào nhầm nhà. Tới khi ngồi ăn cỗ, nhìn lên khung ảnh cưới mới tá hỏa mình nhầm.
Không chỉ có khách mới phải chạy xô mà gia đình nhà có đám cưới cũng đau đầu vì "cháy" dịch vụ cưới. Một ngày, hơn 10 đám cưới diễn ra nên việc thuê phông, bàn, bạt, bát đĩa, rồi loa đài, xe ôtô, xe khách rồi cũng chật vật hơn. Các gia đình phải đặt trước từ nhiều tháng hoặc sang các xã bên thuê mướn. Dịch vụ trang điểm, váy cưới cho cô dâu trong những ngày này cũng "sốt" xình xịch.
Bác Phạm Quang Tuất, thôn Trung thị trấn Yên Lạc, cho biết: " Dù có mệt trong việc chạy xô đi ăn cưới, với người ngoài thì thấy buồn cười nhưng chúng tôi coi đó là sự giản tiện".
Bác Tuất phân tích thêm, cả tháng mất có 2 ngày để đi mừng tất cả những gia đình có hỉ sự, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Người dân Yên Lạc đa số là buôn bán và gia công đồ gỗ nên rất quý thời gian. Trước kia, chưa có quy định này, nhiều gia đình phải đi ăn cỗ cưới nhiều quá mà bê trễ việc kinh doanh, mất chữ tín với khách hàng.
Hơn nữa, việc cả thị trấn đi ăn cỗ cưới cũng giảm số lượng cỗ đi trông thấy. Mỗi gia đình chỉ còn vài chục mâm cỗ cưới, tiết kiệm được rất nhiều công nấu cỗ, rồi phục vụ đám cưới, giảm sự mệt mỏi xuống cho gia chủ.
Anh Hoàng Hiệp (23 tuổi) bộc bạch: "Tôi đi nhiều nơi nhưng chỉ thấy mỗi quê mình mới có quy định như vậy. Cứ đến 2 ngày ấy, thanh niên lại giúp bạn bè trong thôn kê dựng rạp, kê bàn ghế, làm cổng chào, vừa vui vừa ấm tình làng xóm".
Người dân Yên Lạc vốn có nghề mộc truyền thống. Nhờ tiết kiệm thời gian cộng thêm đức tính chăm chỉ cần cù, năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh mà người dân Yên Lạc ngày càng khấm khá. Trong làng, xưởng gỗ cùng tiếng xưa kéo đục đẽo vang lên cả ngày, trên phố, các cửa hàng buôn bán sản phẩm đồ gỗ san sát nhau.
Theo Dân Việt
Kinh hãi chứng kiến tục mai táng người chết... trên cây Theo tục lệ, người Nyingchi và Kangbei ở Tây Tạng không chôn cất người chết yểu chưa có gia đình mà cho thi thể vào thùng rồi buộc lên cây. Ở Tây Tạng, người Nyingchi và Kangbei lựa chọn cách "cây táng" cho những người chết yểu chưa có gia đình. Loại cây mà người ta lựa chọn để đặt xác chết là...