10 từ tiếng Anh đa nghĩa bạn dùng hàng ngày
“Key” không chỉ mang nghĩa chìa khóa, “water” không phải lúc nào cũng được dùng để chỉ nước mà đều có nghĩa khác.
1. Key
- Nghĩa 1: Chìa khóa.
Ví dụ: I think I have lost my keys. ( Tôi nghĩ rằng tôi đã bị mất chìa khóa ).
- Nghĩa 2: Chỉ điều gì đó cần thiết để làm hoặc để đạt được.
Ví dụ: The key to learning English is practicing every day. ( Chìa khóa của việc học tiếng Anh là luyện tập mỗi ngày ).
- Nghĩa 3: Phím máy đánh chữ hoặc máy tính.
Ví dụ: I love typing without looking at the keys. ( Tôi thích gõ mà không cần nhìn vào các phím ).
- Nghĩa 4 được sử dụng như một tính từ, có nghĩa là cực kỳ quan trọng, chủ chốt.
Ví dụ: He is a key worker in our company. ( Anh ấy là công nhân chủ chốt của công ty chúng tôi ).
2. Water
- Nghĩa 1: Nước.
Ví dụ: I love drinking water in the morning. ( Tôi thích uống nước vào buổi sáng ).
- Nghĩa 2: Tưới nước, đổ nước lên vật gì đó; cho một con vật uống nước (động từ).
Ví dụ: Please, water my plants while I am in Spain. ( Làm ơn, hãy tưới cây của tôi khi tôi ở Tây Ban Nha ).
Ảnh: Shutterstock.
3. Row
- Nghĩa 1: Một hàng, dãy (người, vật đứng cạnh nhau hay hàng ghế trong nhà hát, sân vận động).
Ví dụ: We are going to arrange the desks in five rows of six desks each. ( Chúng ta sẽ sắp xếp các bàn làm việc thành 5 dãy, mỗi dãy 6 bàn ).
- Nghĩa 2: Chèo (di chuyển thuyền trên mặt nước bằng cách sử dụng mái chèo).
Ví dụ: I like to row my boat in the calm lake. ( Tôi thích chèo thuyền trên mặt hồ phẳng lặng ).
Video đang HOT
4. Bat
- Nghĩa 1: Một cây gậy tròn dài dùng để đánh bóng.
Ví dụ: Mendoza gave me his baseball bat. ( Mendoza đưa cho tôi cây gậy bóng chày của anh ấy ).
- Nghĩa 2: Đánh bằng gậy (động từ).
Ví dụ: I want to bat next. ( Tôi muốn đánh kế tiếp ).
- Nghĩa 3: Con dơi.
Ví dụ: I am afraid of bats. ( Tôi sợ những con dơi) .
5. Season
- Nghĩa 1: Mùa (xuân, hạ, thu, đông hoặc chỉ một khoảng thời gian cụ thể trong năm).
Ví dụ: My favorite season is winter. ( Mùa yêu thích của tôi là mùa đông )/ It is flu season. ( Giờ là mùa cúm ).
- Nghĩa 2: Nêm gia vị như thêm tiêu, muối để tạo hương vị đậm đà hơn.
Ví dụ: Season to taste and serve hot. ( Nêm nếm cho vừa ăn và phục vụ nóng ).
6. Bark
- Nghĩa 1: Lớp vỏ bên ngoài của cây.
Ví dụ: Some types of bark are very beautiful. ( Một số loại vỏ rất đẹ p).
- Nghĩa 2: Tiếng sủa (âm thanh của con chó).
Ví dụ: His dog gave a very loud bark. ( Con chó của anh ta sủa rất lớn ).
- Nghĩa 3: Sủa (động từ).
Ví dụ: If her dog does not stop barking, I will call the police. ( Nếu con chó của cô ấy không ngừng sủa, tôi sẽ gọi cảnh sát ).
7. Type
- Nghĩa 1: Một loại sự vật hoặc con người cụ thể.
Ví dụ: I do not like this type of food. ( Tôi không thích loại thức ăn này ).
- Nghĩa 2: Kiểu người mà ai đó thích.
Ví dụ: Bea is totally my type. ( Bea hoàn toàn là mẫu người của tôi ).
- Nghĩa 3: Các loại chữ in khác nhau.
Ví dụ: Please, do not use the italic type. Use bold. ( Vui lòng không sử dụng kiểu chữ in nghiêng. Sử dụng chữ đậm ).
- Nghĩa 4: Gõ, viết bằng máy đánh chữ hoặc bàn phím máy tính.
Ví dụ: I can type 200 words per minute. ( Tôi có thể gõ 200 từ mỗi phút ).
8. Crane
- Nghĩa 1: Cần trục – cỗ máy lớn với “cánh tay” dài được các đơn vị xây dựng sử dụng để nâng hoặc di chuyển các vật lớn.
Ví dụ: I think we are going to need a crane to lift that statue. ( Tôi nghĩ chúng ta cần một chiếc cần trục để nâng bức tượng đó lên ).
- Nghĩa 2: Con sếu.
Ví dụ: It is impossible to observe (see) a crane here. There is no water around. ( Không thể nhìn thấy một con sếu ở đây. Không có nước xung quanh ).
9. Found
- Nghĩa 1: Dạng quá khứ và quá khứ phân từ của động từ “find” (tìm thấy).
Ví dụ: I found a lot of old books in the attic yesterday. ( Hôm qua tôi đã tìm thấy rất nhiều sách cũ trên gác mái ).
- Nghĩa 2: Thiết lập, dựa trên, căn cứ vào.
Ví dụ: We want to found a new translation company. ( Chúng tôi muốn thiết lập một công ty dịch thuật mới ).
10. Fell
- Nghĩa 1: Dạng quá khứ của động từ “fall” (rơi, ngã).
Ví dụ: The girl fell on the floor and started crying. ( Bé gái ngã xuống sàn và bắt đầu khóc ).
- Nghĩa 2: Đốn ngã, chặt ngã.
Ví dụ: He used an ax to fell the tree. ( Anh ta dùng rìu để đốn cây ).
- Nghĩa 3: Dã man, độc ác.
Ví dụ: He was imprisoned by his fell enemy. ( Anh ấy bị bỏ tù bởi kẻ thù độc ác của anh ấy ).
Giắt túi "bí kíp" làm chủ từ vựng tiếng Anh
Thầy Nguyễn Tiến Vinh, tác giả sách "Làm chủ cụm từ tiếng Anh - Học đâu nhớ đấy" chia sẻ phương pháp học và ôn tập từ vựng tiếng Anh để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Ảnh minh họa/ Internet.
Linh hoạt phương pháp ôn tập
Thầy Vinh nhấn mạnh từ vựng trong sách giáo khoa rất bổ ích vì đề thi phần lớn dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa. Do từ vựng trong sách đi theo chủ đề, thí sinh có thể tiếp cận từ vựng qua chủ điểm như Cultural Diversity (Đa dạng văn hóa), Ecotourism (Du lịch sinh thái) ...
Đầu tiên, thí sinh nên tận dụng sách bài tập nằm trong bộ sách giáo khoa. Khi làm bài tập, vô hình chung các em sẽ nhớ từ vựng thụ động vì trong quá trình làm bài và tra cứu, một từ có thể lặp lại nhiều lần. Sau đó, mở rộng tiếp xúc với từ vựng qua các dạng bài tập, sách ôn tập trên thị trường.
Thầy Nguyễn Tiến Vinh.
Thầy Vinh chia sẻ: Một lưu ý khi ôn tập là hãy siêng tra cứu vì đây cũng là yếu tố quan trọng để ghi nhớ từ vựng, đồng thời cải thiện khả năng tra cứu. Tuỳ vào trình độ, thí sinh nắm chưa vững kiến thức có thể tra cứu từ điển Anh-Việt, trong khi bạn học tốt nên tra cứu từ điển Anh-Anh để mài dũa kĩ năng dịch. Khi tra cứu Anh-Anh, nếu không tìm ra nghĩa cô đọng nhất, có thể linh hoạt chuyển sang Anh-Việt để tra được nghĩa súc tích nhất. Một số từ điển Anh-Anh phổ biến như Cambridge Dict, Lexico (Oxford), Macmillan, ...
Hiện nay, phương pháp học truyền thống như chép lại từ vựng có thể mất thời gian, hiệu quả chưa cao. Thay vào đó, thí sinh nên sử dụng công nghệ để chủ động, tối đa hóa việc học và ghi nhớ như ứng dụng Quizlet, Anki...
Đồ hoạ: An Nhiên.
Ngoài ra, học sinh có thể mở rộng vốn từ qua việc đọc báo, đồng thời cải thiện khả năng đọc, phục vụ việc làm bài đọc hiểu. Trang Lifehack với từ vựng dễ hiểu, nhiều chủ đề về phát triển bản thân. Hay Engoo sở hữu những bài báo phân theo từng trình độ đọc hiểu, dung lượng không quá dài và có ghi chú từ vựng hay. Bên cạnh đó, thí sinh có thể tham gia các nhóm học tiếng Anh trên Facebook như "CÀY NÁT Tiếng Anh THPTQG", "CÀY NÁT IELTS 8 " để trao đổi kiến thức.
Nắm chắc chiến thuật làm bài
Thầy Vinh đánh giá theo đề minh họa do Bộ GD&ĐT công bố, bài thi môn tiếng Anh có 50 câu, trong đó bài tập về từ vựng chiếm nhiều điểm. Câu hỏi từ vựng dàn trải qua các dạng MCQs (câu hỏi đa lựa chọn, khoảng 4-5 câu), tìm từ đồng, trái nghĩa (khoảng 4 câu), điền vào chỗ trống (2 câu), chọn lỗi sai (1 câu) và đọc hiểu (12 câu).
Với dạng bài đọc hiểu , thí sinh cần xác định từ vựng là yếu tố tiên quyết, cần hiểu từ 60% trở lên để làm tốt. Bài đọc 5 câu có từ vựng tương đối đơn giản nhưng điểm đáng lưu ý là bài đọc 7 câu với từ vựng nâng cao, dung lượng dài. Làm tốt dạng bài này, thí sinh có cơ hội giành điểm 9, 10. Dựa vào đề minh họa, các dạng câu hỏi trong bài đọc hiểu gồm: ý chính (main ideas), chọn đúng/sai/ngoại trừ, tìm lỗi liên hệ, hoàn thành thông tin, từ vựng in đậm, suy luận.
Đồ hoạ: An Nhiên.
Để làm dạng bài này, thí sinh cần tìm ra từ khóa trong câu hỏi, trong đó có từ khóa không đổi là danh từ riêng và từ khóa thay đổi là danh từ, tính từ, động từ có thể được viết lại bằng từ đồng nghĩa, hay cách diễn đạt tương đương. Tiếp đó, đọc đoạn văn thông qua kỹ năng Skimming (đọc lướt) và Scanning (đọc kỹ). Cuối cùng là dịch và áp dụng phương pháp loại trừ để tìm đáp án.
Trong dạng bài tìm từ đồng, trái nghĩa , thí sinh hoàn toàn có thể làm đúng dù không biết nghĩa của từ được hỏi. Trong trường hợp không biết từ in đậm, hãy đọc toàn câu, dựa vào các dữ kiện đã cho, lắp ghép các từ gợi ý vào đề bài để tìm ra đáp án phù hợp. Nhiều khả năng sẽ có 2 đáp án nghĩa gần nhau và các đáp án này thường không phù hợp với ngữ cảnh nên dễ loại trừ. Hoặc 2 đáp án còn có thể mang sắc thái nghĩa đối lập nên phải đọc kĩ yêu cầu của đề bài để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.
Câu hỏi từ vựng mang tính thách đố là bài về cụm từ (phrasal verb) hoặc thành ngữ (idioms) . Thí sinh nên mở rộng thật nhiều kiến thức về các dạng bài này vì cụm từ, thành ngữ có thể rơi vào nội dung đã học hoặc chưa từng biết đến.
Khi gặp từ vựng mới trong đề thi, thí sinh nên đọc các câu xung quanh, tìm dữ liệu liên quan để suy luận ra nghĩa của từ. Dù không thể tìm ra nghĩa súc tích nhất, quan trọng là các em có thể hiểu được ý lớn của câu hỏi hoặc đáp án.
"Từ vựng trong bài thi tiếng Anh thường chiếm nhiều điểm nên thí sinh hãy luyện tập, làm bài tập nhiều hơn để cải thiện kĩ năng, tư duy làm bài và chăm chỉ bổ sung, tra cứu để có vốn từ phong phú, Cuối cùng, hãy thật kỉ luật với bản thân, lên kế hoạch học tập mỗi ngày và hoàn thành nhiệm vụ trước khi ngủ. Mọi nỗ lực của các em chắc chắn sẽ được đền đáp. Chúc các em sẽ có một kì thi thành công!" - thầy Nguyễn Tiến Vinh nhắn gửi.
Những cặp từ tiếng Anh dễ nhầm vì nói giống nhau Nếu không nắm chắc ngữ pháp, từ loại và ngữ cảnh của câu, bạn có thể nhầm "ate" và "eight", "fairy" và "ferry" vì chúng phát âm giống hệt nhau. 1. Ate và eight (/et/) "Ate" là quá khứ đơn của động từ "eat" (ăn) còn "eight" nghĩa là số 8. Trong văn hóa Mỹ, trẻ em thường có câu đùa dựa trên...