10 trường đại học ở Mỹ tuyển sinh khắt khe nhất
Những trường danh tiếng như ĐH Harvard, Viện Công nghệ California, ĐH Stanford tuyển sinh rất khắt khe, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển ở mức thấp.
Đứng đầu danh sách đại học tuyển sinh khắt khe nhất của Niche là Viện Công nghệ California (Caltech) . Đây là trường tư thục ở Pasadena, California. Caltech cũng là một trong những trường tốt nhất đào tạo ngành Kỹ thuật, Toán, Khoa học. Tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 6% và thí sinh cần đạt SAT trong khoảng 1530-1560. Tỷ lệ tốt nghiệp của trường đạt 94% và lương khởi điểm cho cựu sinh viên ở mức 54.500 USD. Ảnh: Flickr .
Đứng thứ hai là ĐH Harvard – trường tư thục lâu đời và danh tiếng tại Cambridge, Massachusetts. Tỷ lệ trúng tuyển của trường ở mức 4%, tuy nhiên, yêu cầu về điểm SAT thấp hơn Caltech – thí sinh cần đạt điểm khoảng 1.460-1.570. Tỷ lệ tốt nghiệp của trường đạt 97% và mức lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 70.300 USD. Ảnh: Pinterest .
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cũng là một trong những trường tuyển sinh ngặt nghèo nhất. Trường tuyển ở mức 4.500 sinh viên và tỷ lệ trúng tuyển đạt 7%. Yêu cầu về điểm SAT từ 1.510-1.570. Trường nổi tiếng với các ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật cơ khí, Toán. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 95%. Lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên MIT là 82.200 USD. Ảnh: Flickr .
Video đang HOT
ĐH Stanford đứng thứ tư với tỷ lệ trúng tuyển 4%, yêu cầu điểm SAT ở mức 1.440-1.570. Trường nổi tiếng với ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật, Sinh học. Mỗi năm, ĐH Stanford tuyển gần 7.000 sinh viên. Tỷ lệ tốt nghiệp tại ngôi trường danh giá này đạt 94% và lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 70.400 USD. Ảnh: Stanford .
ĐH Yale cũng là trường nổi tiếng với tỷ lệ chọn lọc khắt khe. Trường chỉ nhận 6% trong tổng số thí sinh ứng tuyển. Tân sinh viên thường có điểm SAT trong khoảng 1.460-1.570. Trường tư thục này có chính sách hỗ trợ tài chính cam kết đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, đảm bảo họ không phải vay nợ sinh viên để trang trải chi phí học tập. Ảnh: Yale .
Đứng thứ sáu là ĐH Princeton với tỷ lệ trúng tuyển đạt 6% và yêu cầu điểm SAT ở mức 1.460-1.570. Trường nổi tiếng với các ngành Phân tích chính sách công, Khoa học máy tính, Kinh tế học. Hàng năm, Princeton tuyển khoảng 5.300 sinh viên. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98% và lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 60.800 USD. Ảnh: Flickr .
ĐH Chicago cũng là trường khó đỗ khi mỗi năm chỉ tuyển 6% trong tổng số thí sinh nộp hồ sơ ứng tuyển. Điểm SAT của sinh viên trúng tuyển thường ở mức 1.500-1.570. Trường hoạt động từ năm 1890, từng có 92 cựu sinh viên, giảng viên giành giải Nobel. Ảnh: Uchicago .
ĐH Columbia đứng thứ tám trong danh sách do Niche đưa ra. Tỷ lệ trúng tuyển vào trường là 5%. Điểm SAT của sinh viên ở mức 1.440-1.570. Đây cũng là trường danh tiếng, thu hút người học từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Flickr .
ĐH Duke xếp thứ chín với tỷ lệ trúng tuyển 8%, điểm SAT 1.480-1.570. Mỗi năm, trường tuyển khoảng 6.600 sinh viên hệ đại học. Tỷ lệ tốt nghiệp tại trường đạt 95% và cựu sinh viên Duke thường nhận lương khởi điểm 76.300 USD. Ảnh: Frontiers .
ĐH Northwestern (Evanston, Illinois) nhận khoảng 8.300 sinh viên hệ đại học mỗi năm, chiếm 9% trong tổng số người ứng tuyển. Yêu cầu về điểm SAT rơi vào mức 1.440-1.550. Trường nổi tiếng với các ngành Kinh tế học, Tâm lý học, Báo chí. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 94% và lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 58.900 USD. Ảnh: Wgntv .
Kỳ tích: Thiếu nữ "gom" 19 học bổng của Yale, Princeton, Harvard...
Một thiếu nữ 17 tuổi ở Nigeria nhận được 19 ưu đãi học bổng trị giá hơn 5 triệu USD từ Mỹ và Canada.
Đài CNN ngày 1-5 đưa tin thiếu nữ Victory Yinka-Banjo nhận được ưu đãi học bổng từ các trường đại học ở Mỹ và Canada trị giá hơn 5 triệu USD.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN, Victory nói: "Em vẫn chưa tin đó là sự thật. Em đã nộp đơn xét học bổng tới rất nhiều ngôi trường nhưng không nghĩ sẽ được chấp nhận".
Thiếu nữ này được trao học bổng toàn phần của nhiều trường đại học thuộc nhóm Ivy League danh tiếng như Yale, Princeton, Harvard và Brown.
Các ưu đãi học bổng khác của Mỹ dành cho Victory bao gồm từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), ĐH Stanford, ĐH Johns Hopkins và ĐH Virginia.
Thiếu nữ Victory Yinka-Banjo. Ảnh: CNN
Tại Canada, Victory dành được học bổng Lester B. Pearson từ ĐH Toronto và học bổng Karen McKellin International Leader of Tomorrow (KMILOT) của ĐH British Columbia.
"Quá trình tuyển sinh của họ được chọn lọc một cách kỹ lưỡng. Họ chỉ chấp nhận những người giỏi nhất. Đó là một điều siêu thực... Em đang xem xét một số ngôi trường như Stanford, Harvard, MIT, Duke, Johns Hopkins, cố gắng so sánh và đối chiếu tất cả" - Victory nói.
Mẹ của Victory, bà Chika, cho rằng câu chuyện của con gái mình có thể truyền cảm hứng cho những người trẻ tuổi khác.
"Đáng chú ý là Victory không phải người Mỹ gốc Nigeria được nhận vào các ngôi trường đó. Lợi thế của những đứa trẻ như vậy là được sinh ra ở Mỹ. Victory học trung học ở đây (Nigeria). Sẽ thật tuyệt nếu câu chuyện của con bé có thể truyền cảm hứng cho những người trẻ tuổi ở đất nước chúng ta" - bà Chika kỳ vọng.
Hiện Victory dành thời gian rảnh rỗi của mình để dạy kèm cho các học sinh khác muốn vào đại học. Em dạy thông qua đài phát thanh về những chủ đề chính như toán học, tiếng Anh, sinh học, hóa học và vật lý.
10 đại học hàng đầu thế giới 2021 Năm thứ 9 liên tiếp, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đứng đầu thế giới, kế đó là Đại học Stanford và Đại học Harvard. Năm 2021, QS công bố bảng xếp hạng với 1.000 đại học tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với năm ngoái, số trường được xếp hạng giảm một, nhưng có thêm 47 trường mới. Các...