10 trường đại học mang lại cơ hội việc làm cao nhất cho sinh viên Anh
Theo nghiên cứu và đánh giá của tổ chức QS Top Universities, ĐH Cambridge là trường mang lại nhiều cơ hội việc làm nhất cho sinh viên tại Anh vào năm 2020.
Đạt điểm số cao nhất về danh tiếng với các nhà tuyển dụng, ĐH Cambridge xếp ở vị trí thứ nhất toàn nước Anh, đồng thời nắm giữ vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng thế giới. Bên cạnh đó, chất lượng giảng dạy và giá trị học thuật truyền thống cũng giúp trường đạt thứ hạng cao trong nhiều bảng xếp hạng và nâng cao triển vọng quốc tế. Nhà vật lý Stephen Hawking, nhà toán học Alan Turing, diễn viên Emma Thompson là những gương mặt tiêu biểu từng theo học tại đây. Ảnh: Herald.
Đứng ở vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng là ĐH Oxford. Thành lập năm 1096, ĐH Oxford được đánh giá là một trong những trường có chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới. Với lịch sử hình thành lâu đời, đạt được nhiều thành tích xuất sắc, trường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về chất lượng đầu ra của sinh viên. Tronng số cựu sinh viên của trường, 69 người đoạt giải Nobel, 160 huy chương Olympic và 28 người là thủ tướng của Vương quốc Anh. Ảnh: The Telegraph.
Là một trong những trường đại học đa ngành danh tiếng hàng đầu thế giới, ĐH London xếp thứ ba trong bảng xếp hạng lần này. Bên cạnh các chỉ số của nhà tuyển dụng về chất lượng đầu ra, trường còn được đánh giá cao về khả năng chi trả sau đại học của cựu sinh viên. Phát thanh viên David Attenborough, luật sư Mohandas Karamchand Gandhi, nhà thơ Robert Browning là những gương mặt tên tuổi từng theo học tại trường. Ảnh: UCL.
Cao đẳng Hoàng gia London tăng ba bậc và xếp ở vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng năm nay. Trường được đánh giá có môi trường đào tạo tốt, tập trung các chuyên ngành khoa học, kỹ thuật, y học và kinh doanh. Không chỉ được biết đến với danh tiếng học thuật xuất sắc, trường còn là nơi cung cấp nền giáo dục tiên tiếp, giúp sinh viên hoàn thiện bản thân và nhận được nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Ảnh: Top Universities.
ĐH Manchester là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất nước Anh, tính theo tổng số sinh viên và cán bộ. Trường xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng cơ hội việc làm dành cho sinh viên, với tỷ lệ lên đến 94%. Hiện nay, ĐH Manchester luôn chú trọng đầu tư các lĩnh vực về khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là nghiên cứu về phương pháp điều trị các căn bệnh phức tạp. Ảnh: Linkedln.
Video đang HOT
Học viện Kinh tế và Chính trị London (LSE) là trường đại học chuyên khoa duy nhất ở Anh tập trung nghiên cứu chủ yếu về khoa học xã hội. Theo kết quả đánh giá của QS Top Universities, LSE xếp hạng sáu trên toàn nước Anh và hạng 45 thế giới về cơ hội việc làm sau đại học. Cựu tổng thống Mỹ John F. Kennedy, phát thanh viên David Attenborough là những gương mặt sinh viên tiêu biểu từng theo học tại ngôi trường này. Ảnh: Medium.
Tăng 11 bậc và xếp hạng bảy trên toàn nước Anh và hạng 48 thế giới, ĐH Edinburgh được đánh giá cao về nghiên cứu và chất lượng đầu ra. Nhiều cựu sinh viên của trường là nhân vật tên tuổi, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hiện đại. Trong đó, 23 người đoạt giải Nobel, 2 người đoạt giải Turing, 1 người đoạt huy chương Fields. Ảnh: Library Journal.
ĐH Leeds cũng nhận được đánh giá cao từ các nhà tuyển dụng về chất lượng đầu ra và xếp hạng tám trong bảng xếp hạng lần này. Trường cung cấp cho sinh viên các mô hình nghề nghiệp chất lượng, cho phép sinh viên phát triển, sắp xếp hướng đi về nghề nghiệp và nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Ảnh: Times of India.
ĐH Bristol tụt 3 bậc, chỉ xếp hạng 9. Tuy nhiên, trường vẫn được đánh giá cao về lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu và có mối liên kết chặt chẽ với các nhà tuyển dụng. Hàng năm, sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình hội thảo, hội chợ nghề nghiệp do trường và các công ty tuyển dụng cung cấp. Theo thống kê, cựu sinh viên ĐH Bristol nằm trong số những người được trả lương cao nhất cả nước. Ảnh: Envirotec Magazine.
Thành lập năm 1798, ĐH Nottingham được biết đến với thế mạnh đào tạo liên quan các lĩnh vực Luật, Kinh tế và Y Dược. Nhằm giúp sinh viên nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường, ĐH Nottingham thường tổ chức các hội chợ và hội thảo việc làm, cho phép sinh viên gặp gỡ với các nhà tuyển dụng, nâng cao kỹ năng mềm và cải thiện kỹ năng làm việc. Trong bảng xếp hạng về cơ hội việc làm, trường xếp hạng mười toàn nước Anh và hạng 62 toàn thế giới. Ảnh: UoNJobs.
Theo Zing
10 đại học tốt nhất thế giới, Harvard không đứng thứ nhất
Trong số 10 đại học tốt nhất thế giới theo đánh giá mới nhất của Times Higher Education, 8 trường thuộc Mỹ và hai ở Anh. Cả Harvard, MIT và Stanford đều không đứng đầu danh sách.
1. ĐH Oxford (Anh): Đây là năm thứ tư liên tiếp, ĐH Oxford dẫn đầu bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới do Times Higher Education bình chọn. Oxford gồm 44 trường, khoa trực thuộc, hơn 100 thư viện với khoảng 22.000 sinh viên, trong đó, sinh viên quốc tế chiếm 40%. Ngôi trường lâu đời nhất lịch sử các nước nói tiếng Anh này đào tạo ra 26 chủ nhân giải Nobel cùng hơn 30 nguyên thủ quốc gia như Bill Clinton, Aung San Suu Kyi, Indira Ghandi, 26 thủ tướng Anh. Ảnh: Flickr.
2. Viện Công nghệ California (Mỹ): Năm nay, Caltech vươn lên 3 bậc, đứng thứ hai toàn thế giới. Trường có quy mô nhỏ với chỉ hơn 2.200 sinh viên. Cựu sinh viên, giảng viên của trường giành 35 giải Nobel, một giải Fields, 71 huy chương quốc gia về khoa học, công nghệ. 4 nhà khoa học đứng đầu lực lượng không quân Mỹ từng học tại đây. Ảnh: Wikipedia.
3. ĐH Cambridge (Anh): So với bảng xếp hạng trước, ĐH Cambridge tụt một hạng. Trường thành lập năm 1209, hiện có gần 19.000 sinh viên, trong đó, du học sinh chiếm 4.000. Cambridge gồm 31 trường thành viên, hơn 100 thư viện với khoảng 15 triệu đầu sách. 92 cựu sinh viên, giảng viên trường giành giải Nobel ở tất cả lĩnh vực. Ảnh: Flickr.
4. ĐH Stanford (Mỹ): ĐH Stanford đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng. Trường có 18 viện nghiên cứu, 7 trường thành viên, là nơi học tập, giảng dạy, nghiên cứu của hơn 16.300 sinh viên, 2.200 giảng viên và 1.800 học giả. Ngoài chất lượng học thuật hàng đầu thế giới, Stanford còn nổi tiếng với phong trào thể thao. Ảnh: Stanford.
5. Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ): Trường công nghệ nổi danh thế giới nằm ở vị trí số 5. MIT có 85 người giành giải Nobel, 58 người giành huy chương quốc gia về khoa học, 28 huy chương quốc gia về công nghệ và sáng kiến. Hàng năm, cựu sinh viên còn sống của trường lập ra khoảng 30.000 công ty, tạo 4,6 triệu việc làm và mang lại nguồn tài chính khoảng 1,9 nghìn tỷ USD. Ảnh: Getty.
6. ĐH Princeton (Mỹ): Thành lập năm 1747, ĐH Princeton là một trong những viện giáo dục bậc cao lâu đời nhất ở Mỹ. Trường nổi tiếng với hoạt động nghiên cứu, có liên quan 40 giải Nobel, 17 huy chương quốc gia về khoa học. Nhiều nhân vật danh tiếng và quyền lực từng theo học hoặc làm việc tại đây. Hai cựu Tổng thống Mỹ James Madison và Woodrow Wilson giữ chức hiệu trưởng Princeton trước khi vào Nhà Trắng. Cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cùng tốt nghiệp trường này. Ảnh: Princeton.
7. ĐH Harvard (Mỹ): Ngôi trường danh tiếng hàng đầu thế giới đứng thứ 7. Thành lập năm 1636, Harvard là đại học lâu đời nhất ở Mỹ. Đây cũng là cái nôi của nhiều người mang tầm ảnh hưởng lớn, gồm 45 giải Nobel, 48 giải Pulitzer. 13 tổng thống Mỹ từng nhận bằng danh dự từ Harvard. Ảnh: Shutterstock.
8. ĐH Yale (Mỹ): Yale gồm 14 trường thành viên. Sinh viên học theo chương trình khai phóng. 20 cựu sinh viên trường giành giải Nobel, 32 người giành giải Pulitzer và 5 người trúng cử tổng thống. Bên cạnh chất lượng học thuật, nghiên cứu, ĐH Yale còn nổi tiếng giàu có với nguồn tài chính lên đến 25 tỷ USD, giúp Yale trở thành đại học giàu thứ hai thế giới. Ảnh: Flickr.
9. ĐH Chicago (Mỹ): Thành lập năm 1890, ĐH Chicago hiện là nơi học tập của hơn 12.400 sinh viên. Trường chú trọng phát triển tư duy phản biện, phân tích và kỹ năng viết cho người học. Ngoài ra, tính đến năm 2018, 98 chủ nhân giải Nobel từng học tập, giảng dạy, nghiên cứu tại đây. Ảnh: Flickr.
10. ĐH Hoàng gia London: Ngôi trường đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2020 của Times Higher Education là nơi học tập của khoảng 15.000 sinh viên. Trường chú trọng đào tạo, nghiên cứu các lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật, y và kinh doanh. 14 chủ nhân giải Nobel, trong đó có Alexander Fleming (người tìm ra penicillin), từng học hoặc làm việc tại đây. Ảnh: Imperial.
Theo Zing
Sinh viên quốc tế được ở lại Anh 2 năm sau tốt nghiệp Từ năm học 2020-2021, sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp được phép ở lại Vương quốc Anh 2 năm, theo chính sách mới của Thủ tướng Vladimir Johnson. Theo luật của Liên minh châu Âu (EU), học phí của sinh viên Anh và EU là 9.250 bảng (khoảng 260 triệu đồng) một năm và không giới hạn mức học phí đối...