10 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2012
ĐH Thượng Hải vừa đưa ra bảng xếp hạng top 500 các trường đại học hàng đầu thế giới, trong đó có top 10 gồm 8 trường ở Mỹ và 2 trường thuộc nước Anh. Đại học Harvard vẫn giữ vị trí đầu bảng, Việt Nam không lọt top 500.
Tiêu chí xếp hạng các trường ĐH hàng đầu thế giới là dựa vào số sinh viên tốt nghiệp và giảng viên đạt giải Nobel hoặc giải thưởng Field, số lượng bài báo trên các chuyên san Science và Nature, số nhà khoa học có công trình được trích dẫn nhiều….
Điểm số trung bình của tất cả các chỉ số trên được chia cho tổng số nhân viên làm việc toàn thời gian ở trường.
So với năm ngoái, top 10 năm nay không có gì thay đổi. ĐH Harvard vẫn đứng đầu, tiếp theo là các trường Stanford, Massachusetts…
ĐH Tokyo của Nhật Bản là trường duy nhất ở khu vực châu Á lọt top 20. Một trường khác của Nhật Bản cũng xếp ở vị trí khá cao là ĐH Kyoto (thứ 26). Trung Quốc không có trường nào nằm trong top 100.
Trong top 500, Mỹ có tới 153 trường, Trung Quốc có 42 trường (gồm cả Đài Loan, Hong Kong), Vương quốc Anh trong đó có 38 trường. Với Đại học Belgrade trong Top 500, Serbia trở thành quốc gia xếp thứ 43 trong danh sáchnày.
Việt Nam không có trường ĐH nào nằm trong bảng xếp hạng.
Dưới đây là 10 trường ĐH hàng đầu thế giới:
1. Đại học Harvard (Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ)
2. Đại học Stanford (California, Mỹ)
3. Học viện công nghệ Massachusetts (thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ)
4. Đại học Berkeley (Vịnh San Francisco, tại thành phố Berkeley, California)
5. Đại học Cambridge (Cambridge, Anh)
Video đang HOT
6. Viện Công nghệ California -Caltech (Pasadena, California, Mỹ)
7. Đại học Princeton (Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ)
8. Đại học Columbia (Manhattan, thành phố New York, tiểu bang New York, Hoa Kỳ)
9. Đại học Chicago (Chicago, Mỹ)
10. Đại học Oxford (thành phố Oxford, Anh)
LINH SAN
Theo Infonet
10 trường đại học kinh tế hàng đầu thế giới
Các trường đại học ở Mỹ và Anh chiếm trọn top 10 này, trong đó đứng đầu là đại học danh tiếng Harvard, theo kết quả khảo sát của QS World University Rankings.
10. Đại học Princeton (Mỹ)
Xét về lĩnh vực đào tạo kinh tế, Đại học Princeton tọa lạc ở Princeton, New Jersey (Mỹ) đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng. Đại học Princeton là một trong những ngôi trường cổ xưa nhất của Mỹ, được thành lập từ năm 1746.
Thư viện của trường có khoảng hơn 11 triệu quyển sách, trong đó thư viện chính là thư viện Firestone chứa khoảng 4 triệu cuốn sách. Đây là một trong những thư viện lớn nhất trên thế giới.
Về lĩnh vực kinh tế, Đại học Princeton nổi tiếng về thuyết kinh tế của John Nash, cựu sinh viên và là giáo sư của trường.
9. Đại học Yale (Mỹ)
Đại học Yale là đại học tư thục ở New Haven, Connecticut (Mỹ). Đây là đại học lâu đời thứ 3 ở Mỹ và là đại học đầu tiên ở nước này cấp bằng tiến sĩ từ năm 1861.
Hàng năm, Yale thu được nguồn vốn hỗ trợ khoảng 17 tỉ USD, chỉ thấp hơn so với Đại học Harvard. Thư viện của trường có khoảng 13 triệu cuốn sách, lớn thứ 2 trong hệ thống thư viện của các trường đại học tại Mỹ. Trường có 3.300 giảng viên, 5.300 sinh viên đại học và 6.000 sinh viên sau đại học. Đại học Yale và Đại học Harvard luôn là đối thủ của nhau trong các lĩnh vực giáo dục đại học, nổi trội nhất là trong lĩnh vực thể thao.
8. Đại học Chicago (Mỹ)
Đại học Chicago là một trường đại học tư nằm chủ yếu ở khu vực phố Hyde Park của Chicago, Illinois (Mỹ). Trường này được thành lập năm 1890. Trường đã có 85 người nhận giải Nobel và nổi tiếng với các phong trào học thuật gây ảnh hưởng như Trường phái kinh tế học Chicago, Trường phái xã hội học Chicago, Trường phái phê bình văn học Chicago, và Phong trào luật và kinh tế học trong phân tích pháp lý. Trường Đại học Chicago cũng là nơi thực hiện phản ứng hạt nhân nhân tạo tự lực đầu tiên của thế giới, và là trường đại học có nhà xuất bản riêng lớn nhất Hoa Kỳ.
Đại học Chicago nổi tiếng vì đã từ bỏ học thuyết kinh tế vĩ mô Keynesian và tạo ra học thuyết kinh tế mới hiệu quả hơn. Đây là nơi nhà kinh tế học tài ba Milton Friedman giảng dạy.
7. UC Berkeley (Mỹ)
Viện Đại học California - Berkeley còn được gọi là UC Berkeley là một viện đại học công lập nằm trong khu vực vịnh San Francisco, tại thành phố Berkeley, California. Berkeley có hệ thống giáo dục cử nhân đa dạng và được coi là trung tâm nghiên cứu của rất nhiều các ngành học, trong đó có kinh tế.
Đây là một trong những trường công hiếm hoi ở Mỹ được công nhận xuất sắc trong chương trình đào tạo kinh tế. Rất nhiều cựu sinh viên kinh tế của trường đã thành đạt và nổi tiếng như Monica Johnson - CEO của CafePress, David Feinberg - CEO của UCLA Hospital System, Richard Fain - CEO của Royal Caribbean Cruises Ltd.
6. Đại học Cambridge (Anh)
Cambridge là một viện đại học tại thành phố Cambridge (Anh). Đây là viện đại học lâu đời thứ 2 ở Anh, chỉ sau Đại học Oxford. Hiện Cambridge là một trong những viện đại học danh tiếng nhất ở Anh cũng như thế giới. Đại học Cambridge có 31 trường đại học thành viên. Đây là trường đại học mơ ước của rất nhiều sinh viên trên thế giới.
Cambridge được coi là nơi đã đào tạo ra John Maynard Keynes, cha đẻ của học thuyết kinh tế Keynesian, người được coi là nhà kinh tế có ảnh hưởng nhiều nhất của thế kỷ 20.
5. Viện Đại học Oxford (Anh)
Viện đại học này nằm tại Oxford (Anh) và là một trong những trường danh tiếng nhất thế giới. Đây cũng là trường đại học lâu đời nhất trong các nước nói tiếng Anh.
4. Học viện Kinh tế London (Anh)
Học viện Kinh tế London (LSE) nằm trên đường Houghton Street ở Westminster (Anh) được biết đến là một trong những trường danh tiếng nhất thế giới về giảng dạy các môn kinh tế xã hội. Ngoài ra, cấu trúc học sinh tại LSE mang tính quốc tế cao nhất trong tất cả các trường đại học toàn cầu. Có thời điểm, số quốc gia có sinh viên theo học tại LSE còn nhiều hơn cả số thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Học viện Kinh tế London có rất nhiều giáo sư tài ba giảng dạy, trong đó có giáo sư Chris Pissarides, người giành giải Nobel Kinh tế 2010.
3. Đại học Stanford (Mỹ)
Đại học Stanford nằm trong nhóm những viện đại học tốt nhất của Mỹ. Trường này nằm trong hệ thống đại học tư thuộc bang California (Mỹ). Stanford là trường có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới, có chương trình giảng dạy tốt cho sinh viên đại học và sau đại học.
Kinh tế là mảng mạnh của Đại học Stanford. Trường này tập trung vào các chính sách kinh tế và các nghiên cứu kinh tế. Sinh viên được đào tạo bài bản để có thể trở thành các nhà phân tích kinh tế trong tương lai. Đây còn là nơi giảng dạy của nhà học thuyết kinh tế nổi tiếng Kenneth Arrow.
2. Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
Học viện Công nghệ Massachusetts là học viện nghiên cứu và giáo dục ở thành phố Cambridge, Massachusetts (Mỹ). MIT nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành kinh tế
Các cựu sinh viên và giáo sư của trường này gồm cả các nhà chính trị nổi tiếng, quản lý doanh nghiệp, nhà văn, nhà nghiên cứu không gian, khoa học và nhà phát minh. Có 76 thành viên hiện tại hay trước đây của trường MIT đã đạt giải Nobel.
1. Đại học Harvard
Đại học Harvard là trường đại học tư thục nằm ở thành phố Cambridge, Massachusetts (Mỹ). Đây là đại học lâu đời nhất tại Mỹ, là tập đoàn đầu tiên tại Bắc Mỹ. Đại học Harvard gồm 10 trường con.
ĐỖ QUYÊN
Theo Bưu Điện Việt Nam
Anh Văn Hội Việt Mỹ trao chứng chỉ Cambridge Flyers . Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS) đã tổ chức lễ trao chứng chỉ cho 385 học viên thiếu nhi của Hệ thống vừa xuất sắc vượt qua kỳ thi lấy chứng chỉ Cambridge Flyers của Đại học Cambridge (Vương quốc Anh). Với 5/5 điểm ở mỗi phần thi đọc, viết - nghe - nói, 15 học viên của VUS đã đạt...