10 trường Đại học có học phí “đắt đỏ” nhất thế giới
Trang Bored Articles mới đây đã công bố danh sách 10 trường Đại học có học phí cao nhất thế giới. Bảng xếp hạng được xây dựng trên cơ sở chi phí học phí và các chi phí liên quan khác của các trường Đại học trên toàn thế giới.
1. Parsons School of Design (Mỹ)
Khuôn viên trường Parsons School of Design.
Parsons School of Design chuyên các chương trình như: kiến trúc, thiết kế, thời trang, mỹ thuật, nhiếp ảnh và dệt may. Trường đào tạo hệ đại học và sau đại học. Học phí cho sinh viên là 38.510 USD/năm (khoảng 886 triệu đồng). Với chi phí bổ sung cho sách và sinh hoạt phí, tổng số tiền là 42.839 USD/năm (khoảng 985 triệu đồng).
2. Đại học Chicago (Mỹ)
Học phí tại Đại học Chicago là 53.292 USD/năm (hơn 1 tỷ đồng). Đại học Chicago tọa lạc trong khu phố Hyde Park ở Chicago, Illinois, Hoa Kỳ. Kể từ khi thành lập, UC liên tục trở thành một trong những đơn vị giáo dục danh giá nhất trên toàn thế giới.
Khuôn viên trường Đại học Chicago (Mỹ).
3. Johns Hopkins (Mỹ)
Viện Đại học Johns Hopkins hay Đại học Johns là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Baltimore, bang Maryland, Hoa Kỳ.
Trường có 24.000 sinh viên theo học các chương trình khoa học tự nhiên và xã hội, nghệ thuật và nhân văn, giáo dục, âm nhạc và nghệ thuật, nghiên cứu quốc tế, y tế và kỹ thuật.
Học phí của Johns Hopkins là 52.170 USD/ năm (hơn 1 tỷ đồng).
4. Dartmouth College (Mỹ)
Dartmouth College là một trường thuộc khối Ivy League ở Hanover, New Hampshire, được thành lập năm 1769. Dartmouth được biết đến với Trường Y khoa Geisel và chương trình MBA tại Trường Kinh doanh Tuck.
Video đang HOT
Học phí của Dartmouth là 52.950 USD/năm (hơn 1,2 tỷ đồng).
Khuôn viên trường Dartmouth College (Mỹ)
5. Claremont McKenna (Mỹ)
Claremont McKenna đào tạo các chương trình tuyển sinh, liên kết và các chuyên ngành như Nghiên cứu Phim, Nghiên cứu Cổ điển, Tâm lý học, Nghiên cứu Tôn giáo và Nghiên cứu Châu Á.
Với mức học phí là 48.498 USD/năm, chi phí ăn ở là 13.839 USD/năm, tổng chi phí lên tới 62.337 USD/năm (gần 1,5 tỷ đồng), trường luôn nằm trong danh sách 100 trường cao đẳng đắt nhất tại Hoa Kỳ.
6. Imperial College London (Anh)
Imperial College London đứng thứ tám trong bảng QS World University uy tín về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) – Anh và đứng thứ ba trong danh sách những trường có học phí cao nhất nước.
Trường tập trung đào tạo vào các ngành: kỹ thuật, kinh doanh, khoa học và y học. Hơn 2 300 sinh viên đến từ 50 quốc gia đang theo học tại Imperial.
Học phí là 53.822 bảng Anh/năm (khoảng 1,6 tỷ đồng). Đây được mệnh danh là “trường con nhà giàu” bởi học phí quá đắt đỏ.
Với những sinh viên gia đình không thực sự khá giả, muốn được đặt chân đến Imperial College London chỉ có cách xuất sắc giành được học bổng của trường.
7. Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ
Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, Zurich là một trường đào tạo chuyên ngành toán học, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, nằm ở thủ đô Zurich. Học phí tại đây là 48.000 USD/ năm (khoảng 1,1 tỷ đồng).
8. Đại học New South Wales (UNSW) (Australia)
UNSW là một trong những trường đại học hàng đầu ở Australia về giảng dạy và nghiên cứu. Trường có hệ đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.
Đối với chương trình dự bị đại học, học phí từ 23.000 – 26.000 AUD/năm tùy ngành học (khoảng từ 388 – 439 triệu đồng). Từ 22.000 – 43.000 AUD/năm tùy ngành học (khoảng từ 371 – 725 triệu đồng) cho chương trình cử nhân.
Chương trình sau đại học có học phí từ 32.000 – 45.000 AUD/năm tùy ngành học (khoảng từ 540 – 759 triệu đồng). Ngoài ra, chi phí ở khu kí túc xá trường là từ 400 – 500 AUD/tháng (từ 6 – 8 triệu đồng).
9. Đại học Buckingham (Anh)
Đại học Buckingham có các chương trình về luật, y khoa, khoa học, giáo dục, nhân văn và kinh doanh. Học phí dao động từ 12.444 bảng Anh – 36.000 bảng/năm tùy vào chương trình học (khoảng từ 360 triệu – 1 tỷ đồng).
10. Đại học New York (Mỹ)
Đại học New York là một trong những trường đại học uy tín nhất của Hoa Kỳ với các cơ sở ở Manhattan và Washington Square. Trường cung cấp hơn 400 chương trình học thuật.
Học phí của trường dao động tùy theo chương trình học. Chi phí học tập trung bình của NYU là 41.606 USD/ năm (gần 967 triệu đồng).
Hồng Vân
Theo Dân trí
Trúng tuyển Oxford, chàng trai da đen kêu gọi quyên góp để nhập học
Roy Potter thiếu 5.000 bảng Anh mới có thể nhập học ngành nhân chủng học trình độ thạc sĩ ở Đại học Oxford.
Nếu nhập học, Roy Potter (30 tuổi) không phải sinh viên Oxford điển hình. Anh có làn da đen, lớn lên ở một trong những khu nhà nghèo nhất London và được một mình mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, anh đã đánh bại hàng nghìn ứng viên đến từ gia đình khá giả, theo học các trường tư thục, hầu hết là người da trắng, theo Indy100 ngày 23/8.
Đại học Oxford yêu cầu sinh viên hoàn thành tờ khai tài chính chứng minh có 30.000 bảng để trả học phí và chi phí sinh hoạt. Potter đã cố kiếm tiền bằng mọi cách, thông qua học bổng, việc làm và khoản vay, nhưng không đủ. Do đó, anh lập một trang GoFundMe kêu gọi mọi người giúp đỡ hoàn thành ước mơ.
Roy Potter đã tốt nghiệp thạc sĩ ở Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, đang có cơ hội học tiếp thạc sĩ ở Đại học Oxford. Ảnh: Roy Celaire
Potter sinh ra và lớn lên ở Holly Street Estate, nơi nổi tiếng với nạn đói nghèo và tỷ lệ tội phạm cao, thuộc khu Hackney ở phía đông London. Trong môi trường đó, anh đã cố gắng rèn giũa trí tuệ của bản thân. "Tôi không phải là đứa trẻ nghịch ngợm. Tôi rất giàu nghị lực", Roy Potter cười khi mô tả về bản thân.
Hết trung học, Potter trúng tuyển Đại học Southampton, nhưng vấn đề tài chính và quãng đường di chuyển quá xa buộc anh phải bỏ học sau một năm. "Hai tháng đầu, tôi thức dậy lúc 5h để kịp đến giảng đường lúc 9h, nhưng vẫn trễ!", Potter kể. Anh đã nghĩ đại học không dành cho mình.
Vài năm sau đó, khi đã trải qua nhiều công việc, anh nhận ra khao khát học tập vẫn chưa hề bị dập tắt. Do vậy, anh quyết định cố gắng thêm lần nữa.
Năm 2010, Potter vào Đại học Brunel và ba năm sau, anh lấy bằng danh dự về ngành nhân chủng học và xã hội học. Chàng trai tiếp tục học lên thạc sĩ tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE) uy tín, nơi khiến anh phải làm ba công việc, chiếm 50-70 tiếng mỗi tuần để trang trải.
Tốt nghiệp LSE với số điểm cao, Potter nhận ra giấc mơ của mình. "Tôi muốn trở thành một nhà nhân chủng học, một nhà khoa học xã hội. Tôi muốn làm một học giả", anh nói.
Việc học tập của Potter cứ thế tiếp tục. Năm 2017, anh được Đại học Oxford gửi thư mời theo học chương trình thạc sĩ khoa học ngành nhân chủng tộc.
Không lo đủ mức yêu cầu tài chính tối thiểu là 30.000 bảng, anh đề nghị bảo lưu một năm, nhưng thời hạn đó sắp kết thúc. Hiện anh thiếu 5.000 bảng để theo đuổi ước mơ khi đã ở rất gần.
Potter vốn tích lũy nhiều kiến thức về nhân chủng học thông qua trải nghiệm cá nhân. Là người da đen, anh từng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
"Nhiều người tỏ ra khinh miệt vì tôi là người da đen. Khi ra đường, không ai nghĩ tôi có bằng từ LSE, chỉ vì tôi là một gã da đen. Mọi người vẫn thường hỏi tôi chỗ mua ma túy, dù tôi không uống rượu và không dùng ma túy. Đó là ấn tượng của xã hội về người da đen", anh chia sẻ. Potter nhận định chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại, dù nhiều người khẳng định rằng nó đã kết thúc.
Đại học Oxford và Đại học Cambridge, hai ngôi trường danh giá nhất nước Anh bị đánh giá gặp vấn đề nghiêm trọng về tính đa dạng. Một số trường trực thuộc hai đại học này đã không nhận bất kỳ sinh viên da đen nào trong nhiều năm. Tuy nhiên, Roy không lo lắng về việc trở thành thiểu số trong trường đại học.
"Không quan trọng bạn bao nhiêu tuổi, bị tụt lại so với bạn bè một hay hai năm, không bao giờ quá muộn để thực hiện ước mơ, chỉ cần bạn đừng từ bỏ", Potter nói.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Nhà nước phải đầu tư cho cả nghiên cứu và đào tạo Theo Giáo sư Ngô Bảo Châu, việc nhiều trường dùng một phần học phí để chi cho hoạt động nghiên cứu là vô lý. Ngay cả với hoạt động đào tạo, tất cả chi phí không thể dồn hết cho người học mà vẫn cần được nhà nước đầu tư. GS Ngô Bảo Châu trả lời phỏng vấn - LÊ HIỆP Nói về...