10 trường có học phí đắt nhất thế giới
8 trong 10 trường có học phí cao nhất thế giới nằm ở Thụy Sĩ. Đây là nơi tầng lớp giàu có hay gia đình hoàng gia các nước chọn gửi con theo học.
Trường La Rosey, Thụy Sĩ, học phí 106.400 USD/năm. Trường thành lập năm 1967, đào tạo học sinh từ 7 đến 18 tuổi đến từ hơn 60 quốc gia. Số học sinh mỗi nước không được quá 10% sĩ số toàn trường. La Rosey có hai cơ sở, sở hữu một phòng hòa nhạc 1.000 chỗ ngồi, trung tâm đua ngựa và du thuyền 34 m. Các cựu học sinh nổi bật gồm Hoàng tử Rainier của Monaco, Vua Farouk của Ai Cập, cháu trai của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill…
Aiglon College, Thụy Sĩ, học phí: 99.270 USD/năm. Trường có hướng nhìn ra núi Mont Blanc – ngọn núi cao nhất dãy Alps. Aiglon College được xây dựng theo hình mẫu trường nội trú truyền thống của Anh và nhận học sinh từ 9 tuổi đến 18 tuổi. Cứ 3 buổi sáng mỗi tuần, toàn bộ học sinh trong trường phải tham gia thiền 20 phút. Một số học sinh nổi bật là nam diễn viên Michel Gill, công nương Tatiana của Hy Lạp và Đan Mạch.
Beau Soleil, Thụy Sĩ: Học phí 97.800 USD/năm. Được thành lập năm 1910, Beau Soleil là một trong những trường nội trú tư nhân lâu đời nhất ở Thụy Sĩ. Nó nằm trên dãy Alps và ở độ cao hơn 1.350 m so với mực nước biển. Trường nhận học sinh từ 11 đến 18 tuổi, từ 40 quốc gia khác nhau. Chương trình học được dạy cả bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tập trung vào các hoạt động thể thao ngoài trời như trượt tuyết, trượt băng. Học sinh nổi bật gồm Công chúa Marie của Đan Mạch, Đại công thế tử Guillaume của Luxembourg.
Trường quốc tế Collège du Léman, Thụy Sĩ, học phí 84.760 USD/năm. Trường nhận trẻ em từ một tuổi ở 100 quốc gia. Các giáo viên tại đây dạy chương trình song ngữ tiếng Pháp và tiếng Anh cho tới khi các em 18 tuổi. Khuôn viên của Collège du Léman rộng 8 ha có thể đi vào thành phố hoặc lên núi.
Video đang HOT
Trường Leysin American, Thụy Sĩ, học phí 82.000 USD/năm. Đây là trường học danh giá, nổi tiếng với các khu trượt tuyết và trượt ván tuyết. Học sinh tại đây được chơi các môn thể thao trên núi vào chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Khoảng 12 sinh viên trong trường đến từ Mỹ. Sinh viên nổi bật là một số thành viên của gia đình Hoàng gia Saudi Arabia.
Institut auf dem Rosenberg, Thụy sĩ, học phí 81.000 USD/năm. Chỉ với 260 học sinh nội trú đến từ 40 quốc gia trên thế giới, trường Institut auf dem Rosenberg có tỷ lệ giáo viên, học sinh là 1:4, mỗi lớp trung bình có 8 em. Học sinh có thể chọn một trong 5 chương trình giảng dạy, trong đó có level A của Anh, Abitur của Đức, Matura của Thụy sĩ. Nhiều cựu sinh viên là chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp cũng như hoàng gia các nước.
Think Global, Mỹ, học phí: 78.600 USD/năm. Mặc dù có trụ sở tại New York, Mỹ, Think Global là trường di động toàn cầu đầu tiên trên thế giới. Học sinh sẽ được học tập ở 4 quốc gia khác nhau mỗi năm, cho phép trải nghiệm thực tế các môn học trong khu vực đó. Cứ mỗi giáo viên phụ trách 3 học sinh và có tỷ lệ đỗ 100% bằng tú tài quốc tế. Ngôi trường này mới hoạt động được 7 năm, hiện là lựa chọn hàng đầu để gửi gắm con cái của những ngôi sao nhạc rock.
Trường Mỹ ở Thụy Sĩ (TASIS), học phí: 78.000 USD/năm. Đây là trường nội trú đầu tiên của Mỹ được thành lập ở châu Âu. TASIS nằm ở khu vực vùng núi tại Dollina d’Oro, bang Ticino. Nghệ thuật thị giác (Fine art) là chương trình giảng dạy chính tại đây. Trường cũng tổ chức Lễ hội Nghệ thuật Mùa xuân thu hút nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia.
Brillantmont, Thụy Sĩ, học phí: 63.800 – 73.300 USD/năm. Ngôi trường truyền thống 130 năm tuổi của Thụy Sĩ có tầm nhìn hướng ra hồ Geneva và chỉ mất 5 phút đi bộ từ Lausanne. Brillantmont tự hào rằng 100% học sinh của trường tiếp tục học các chương trình cao hơn.
Hurtwood House, hạt Surrey, Anh, học phí 48.600 USD/năm. Đây là một trong những trường nội trú tốt nhất ở Anh. Hurtwood House nằm trong một tòa biệt thự theo phong cách Edwardian rộng hơn 0,8 km2. Trường chỉ có khoảng 340 học sinh và tập trung việc đào tạo khả năng nghệ thuật, sáng tạo.
Theo Zing
Đại học Thái Lan cho sinh viên trả học phí bằng gạo
Trước tình cảnh nông dân khốn khó do lượng cung ứng gạo vượt quá nhu cầu, một đại học tư thục ở Thái Lan cho phép sinh viên trả học phí bằng gạo.
Worachat Churdchomjan, Hiệu trưởng Đại học Rangsit ở ngoại ô Bankok, Thái Lan, cho biết từ học kỳ tới, sinh viên trường này có thể trả một phần hoặc toàn bộ học phí bằng gạo, theo Bloomberg.
Ông cũng là người đưa ra chương trình nhằm giúp đỡ các sinh viên xuất thân từ nông thôn. Trường cũng sẽ tính giá gạo cao hơn thị trường.
Đại học Rangsit cố gắng hỗ trợ sinh viên nhà nông. Ảnh: Blogspot.
Chính sách mới của Rangsit là một phần trong chương trình hỗ trợ 16 triệu nông dân Thái Lan. Những người này đang gặp khó khăn do lượng gạo trong nước và trên thị trường xuất khẩu thừa dẫn đến giá hạ xuống mức gần thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Witsanu Sukmoonsiri, sinh viên ngành Xã hội tại Rangsit, là một trong 19 người đầu tiên trả học phí bằng gạo.
"Nếu không được hỗ trợ, bố mẹ tôi sẽ phải vay nặng lãi", nam sinh cho biết.
Cậu dự kiến nộp gạo lên trường thay cho số học phí 20.620 baht (khoảng 13 triệu đồng).
Ông Worachat hy vọng cách làm của trường sẽ hỗ trợ các gia đình nông dân cắt giảm chi tiêu, tiếp tục bám trụ với ruộng đồng vì ông cho rằng nông nghiệp là ngành xương sống của Thái Lan.
Tình trạng cung vượt quá cầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá thóc gạo ở nước này. Giá giảm xuống mức thấp nhất từ năm 2007 trở lại đây.
Người dân phải tự mang thóc gạo đến bán tại các trạm xăng dầu thay vì chờ thương lái đến mua như trước.
Nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc đảm bảo nhu cầu sống hàng ngày. Nếu tình trạng này không được giải quyết, con em họ có nguy cơ bỏ học do không thể trang trải học phí và các khoản khác.
Bên cạnh chính sách thu học phí bằng gạo của Đại học Rangsit, cộng đồng Thái Lan cũng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân như mua ủng hộ gạo, lập các trang bán gạo trên Facebook.
Theo Zing
Tự chủ đại học: Các trường sẽ giảm chỉ tiêu? Nhiều sinh viên, phụ huynh lo lắng vấn đề tăng học phí khi hàng loạt trường đại học thực hiện tự chủ. Lãnh đạo nhiều trường cũng đang đau đầu với phương án học phí làm sao vừa đảm bảo cân bằng thu chi, vừa không làm khó cho sinh viên, nhất là sinh viên nghèo... Học phí: Vấn đề ' nhạy cảm'...