10 triệu trẻ em toàn cầu có nguy cơ phải bỏ học sau đại dịch Covid-19
Tổ chức Cứu trợ trẻ em cho biết, dịch Covid-19 khiến 9,7 triệu trẻ em bị ảnh hưởng do trường học đóng cửa và có thể không bao giờ quay trở lại lớp học.
Ngày 13/7, Tổ chức Cứu trợ trẻ em ( Save the Children) cảnh báo, đại dịch Covid-19 đã gây ra một “trường hợp khẩn cấp giáo dục chưa từng có” với 9,7 triệu trẻ em bị ảnh hưởng do trường học đóng cửa và có nguy cơ không bao giờ quay trở lại lớp học.
Khoảng 1,6 tỷ thanh thiếu niên và trẻ em trên toàn cầu đã phải nghỉ học do dịch Covid-19. Ảnh: AFP
Tổ chức từ thiện Cứu trợ trẻ em có trụ sở tại Anh đã trích dẫn số liệu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công bố vào tháng 4 cho thấy, khoảng 1,6 tỷ thanh thiếu niên và trẻ em trên toàn cầu đã phải nghỉ học do dịch Covid-19. Con số này tương đương với 90% học sinh và sinh viên trên toàn thế giới.
“Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, chương trình giáo dục của toàn bộ thế hệ trẻ em trên thế giới bị gián đoạn”, tổ chức này nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, nền kinh tế bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 có thể khiến 90-117 triệu trẻ em rơi vào cảnh đói nghèo và hệ lụy của nó là các em phải bỏ học.
Trong bối cảnh nhiều thanh thiếu niên buộc phải đi làm, hay các bé gái phải kết hôn sớm để hỗ trợ gia đình, điều này có thể khiến 7-9,7 triệu trẻ em mãi mãi không thể quay lại trường học.
Đồng thời, Tổ chức Cứu trợ trẻ em cho biết, cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt 77 tỷ USD cho ngân sách giáo dục tại những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào cuối năm 2021.
“Khoảng 10 triệu trẻ em có thể không bao giờ trở lại trường học, đây là một trường hợp khẩn cấp giáo dục chưa từng có và chính phủ các nước cần khẩn trương đầu tư vào việc học cho trẻ em”, Inger Ashing, Giám đốc điều hành Tổ chức Cứu trợ trẻ em cho biết.
Video đang HOT
Tổ chức từ thiện kêu gọi các chính phủ và các nhà tài trợ đầu tư thêm vào kế hoạch giáo dục toàn cầu nhằm giúp trẻ em quay trở lại trường học khi tình hình dịch bệnh trở nên an toàn hơn. Từ nay tới lúc đó, các em cần được hỗ trợ học từ xa.
Theo bà Ashing, những trẻ em nghèo nhất là những người tụt hậu xa nhất với giáo dục và không thể tiếp cận với việc học từ xa hay bất kỳ hình thức giáo dục nào trong thời gian nửa năm học vừa qua.
Nếu cuộc khủng hoảng giáo dục này vẫn tiếp diễn, ảnh hưởng của nó tới tương lai của trẻ em sẽ kéo dài, bà Ashing cảnh báo. Theo đó, mục tiêu đảm bảo mọi trẻ em đều được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng vào năm 2030 sẽ bị đẩy lùi thêm nhiều năm nữa.
Theo báo cáo của Tổ chức Cứu trợ trẻ em, 12 quốc gia có trẻ em phải đối mặt với nguy cơ bị tụt hậu về giáo dục sau dịch Covid-19 gồm Nigeria, Mali, Chad, Liberia, Afghanistan, Guinea, Mauritania, Yemen, Nigeria, Pakistan, Senegal và Bờ Biển Ngà./.
Cha mẹ hãy là người đồng hành, thay vì lấy mật khẩu của con
Cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của con trẻ. Đó là lời khuyên của chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh trong thời đại công nghệ số.
Học sinh Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) tham dự buổi giao lưu, chia sẻ kiến thức an toàn trên không gian mạng.
Buổi tham vấn ý kiến trẻ em cho việc xây dựng Đề án "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng" giai đoạn 2020-2025 do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức đã diễn ra tại Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) sáng ngày 27/6.
Tại buổi tham vấn, các em học sinh đã hăng hái chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc mà các em gặp phải khi sử dụng Internet để học tập, giải trí, đặc biệt là khi tham gia vào các mạng xã hội.
Những kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn cũng được các chuyên gia cung cấp tới các em dưới dạng các câu chuyện gần gũi, các game show vui vẻ, hay phần hỏi đáp sôi nổi.
Một số tình huống quen thuộc trẻ thường gặp trên không gian mạng cũng được đưa ra cùng với các hướng dẫn giải quyết tình huống cụ thể.
Em Tô Hoàng Vi Anh (học sinh lớp 6A1) chia sẻ, buổi giao lưu đã mang lại những thông tin rất hữu ích với bản thân em. "Mỗi ngày em sử dụng Internet từ 15 đến 30 phút, trong đó có cả mạng xã hội. Có rất nhiều mối nguy hiểm trên đó mà chúng em không biết trước được".
Chia sẻ về mục tiêu có một không gian mạng lành mạnh hơn cho trẻ em, Vi Anh bày tỏ mong muốn luật pháp sẽ có những hình phạt mạnh tay, đủ sức răn đe những kẻ xấu có ý định gây tổn hại tới thể chất, tinh thần của trẻ em qua không gian mạng. Bên cạnh đó, nữ sinh lớp 6 cũng mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các công cụ có thể hỗ trợ ngăn chặn các thông tin xấu độc, giúp cảnh báo và phát hiện những thông tin gây hại tới trẻ em.
Các em mạnh dạn chia sẻ ý kiến trong buổi tham vấn.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, đại diện tới từ Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD đã có bài chia sẻ hướng dẫn phụ huynh, thầy cô đồng hành cùng con trên môi trường mạng.
Bà Nguyễn Phương Linh - đại diện MSD chia sẻ, khác hẳn với thế hệ phụ huynh hầu như biết đến Internet khi đã trưởng thành, trẻ em ngày nay là những công dân sinh ra trong thời đại công nghệ số. Internet ngấm vào tất cả các hoạt động hằng ngày tương tác trong cuộc sống của các em. Vì thế, có một thực tế là các em hiểu biết và sử dụng thành thạo Internet hơn cả bố mẹ. Thậm chí, không ít trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng từ khi ở tuổi mầm non.
"Chính vì thế, nếu người lớn cố áp đặt, kiểm soát hay dạy bảo về Internet cho trẻ em, thì đây là việc thực sự khó vì trẻ còn giỏi hơn chúng ta về công nghệ".
Tuy vậy, bà Nguyễn Phương Linh nhắn nhủ tới các em rằng: Chính vì các con đang được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm, khi các con chưa đủ khả năng nhận biết những mối nguy hại trên không gian mạng, nên người lớn vẫn đang cố gắng bảo vệ các con mỗi ngày. Các biện pháp bảo vệ của người lớn không chỉ để giúp các con tránh những rủi ro đáng tiếc mà còn để các con được tận hưởng tối đa các lợi ích của Internet.
"Vì thế mà các con cũng nên tôn trọng sự lo lắng của cha mẹ để cùng nhau hợp tác".
Bà Nguyễn Phương Linh (Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD) chia sẻ hướng dẫn đồng hành cùng con trên môi trường mạng.
Ngược lại, các bậc phụ huynh cần hiểu và làm theo một số nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên là cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của trẻ.
Thứ hai, bố mẹ/ thầy cô cần đồng hành với con càng sớm càng tốt, thậm chí là từ tuổi mẫu giáo. Ở mỗi độ tuổi, bố mẹ cần hiểu tâm sinh lý và có cách thức đồng hành với con phù hợp.
"Một trong những nguyên tắc quan trọng là bố mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư, quyền tham gia của trẻ - tức là trẻ có thể không cho bố mẹ biết mật khẩu của mình, có thể thoả thuận với bố mẹ về thời gian mình muốn sử dụng Internet".
Cuối cùng, cha mẹ/ thầy cô cần hướng dẫn trẻ nên tìm sự trợ giúp từ đâu khi gặp rắc rối hoặc những tình huống đáng nghi trên không gian mạng.
Để làm được điều đó, bà Linh gợi ý cha mẹ có thể đặt những câu hỏi sau đây với con: Hôm nay con học được gì, có gì thú vị trên Internet?; Con cùng chơi/ dạy bố mẹ... được không?; Mình cũng nghĩ cách giải quyết nhé...
Đặc biệt, bà nhấn mạnh: Cha mẹ tuyệt đối không kiểm soát, theo dõi, giám sát con, mà chỉ là người đồng hành, hỗ trợ con. Đó là yếu tố giúp tạo nên cảm giác tin tưởng của trẻ với bố mẹ, từ đó khiến các em tìm đến cha mẹ khi gặp vấn đề trong cuộc sống riêng.
Tại buổi tham vấn, các em cũng được nghe các câu chuyện, được tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trên không gian mạng.
Năm 2019, gần 9.000 trẻ em được dạy bơi an toàn "Chỉ tính riêng trong năm 2019, đã có gần 9.000 trẻ được dạy bơi an toàn và gần 18.000 trẻ em được dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước". Đây là một trong những kết quả tích cực mà Chương trình Phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn từ năm 2018 đến 2022 đạt được sau gần 2 năm can...