10 triệu cuộc gọi tự động kêu gọi cử tri ‘ở nhà’
Trong ngày 3/11, các cử tri nhận được 2,7 triệu cuộc gọi tự động, khuyến khích họ “giữ an toàn và ở nhà”, nhưng mục đích đằng sau là ngăn cản việc bỏ phiếu.
Các chuyên gia theo dõi ngành viễn thông ước tính tổng cộng 10 triệu cuộc gọi tự động đã được thực hiện những ngày gần đây nhằm phát tán thông tin sai lệch, gây hoang mang cho cử tri. Trong đó, theo thống kê của RoboKiller – ứng dụng chặn cuộc gọi tự động, có 2,7 triệu cuộc gọi kêu gọi cử tri không ra khỏi nhà chỉ trong ngày 3/11, đặc biệt là ở bang Texas, Arizona, Florida, Wisconsin, Georgia và Pennsylvania.
Cũng trong sáng 3/11, Bộ trưởng Tư pháp Michigan Dana Nessel cảnh báo cử tri của bang này về tin nhắn lừa đảo. Tin nhắn này có nội dung rằng một lỗi máy tính xảy ra khiến người “có ý định bỏ phiếu cho Joe Biden” phải chọn Trump và ngược lại.
“Đừng mắc bẫy. Đó là một trò lừa”, Nessel viết trên Twitter.
Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer cam kết “hành động nhanh chóng để dập tắt thông tin sai lệch”.
Trong khi đó, một quan chức của Bộ An ninh nội địa Mỹ cho biết FBI cũng đã mở một cuộc điều tra về các cuộc gọi robot ở Michigan. Tổng chưởng lý New York Letitia James cũng đã gửi trát hầu tòa để điều tra nguồn gốc của các cuộc gọi “ở nhà”.
Video đang HOT
Các cuộc gọi robot tăng cao vào ngày bầu cử Mỹ 3/11. Ảnh: NationThailand.
Theo dữ liệu của YouMail, công ty cung cấp ứng dụng chặn cuộc gọi robot cho smartphone, các cuộc gọi đã tiếp cận 280 trong số 317 mã vùng tại Mỹ. Tình trạng này đã xuất hiện từ mùa hè với ước tính nửa triệu cuộc gọi mỗi ngày. Tất cả đều có cùng một thông điệp ngắn với giọng nữ, kêu gọi mọi người “ở nhà”. Chúng được thực hiện từ một loạt số điện thoại giả mạo hoặc không xác định, nhưng không đề cập cụ thể đến cuộc bầu cử tổng thống hay các vấn đề như Covid-19.
Khi Zach McMullen nhận được cuộc gọi vào ngày 2/11, anh tưởng chính quyền thành phố khuyên mọi người hạn chế ra đường vì Covid-19. Các đồng nghiệp của anh tại một tiệm bánh ở Atlanta cũng nhận thông điệp tương tự và ban đầu họ đoán các nhà chức trách đang thực thi các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, “giọng nói của người máy” lặp lại vài lần trong ngày khiến McMullen cho rằng mục đích của chiến dịch là kêu gọi mọi người không đi bỏ phiếu.
Alex Quilici, Giám đốc điều hành YouMail, cho biết chiến dịch bộc lộ những lỗ hổng đáng lo ngại trong hệ thống điện thoại của nước này. Nguồn gốc các cuộc gọi và tin nhắn chưa được xác định, nhưng có thể là từ nước ngoài.
Bốn năm trước, các đặc vụ Nga khai thác mạng xã hội để lan truyền thông điệp gây chia rẽ. Còn hiện nay, những kẻ lừa đảo đang tìm kiếm những con đường mới để thông tin sai lệch được lan truyền rộng rãi và khó bị lộ hơn.
Brian Weiss, phát ngôn viên của hiệp hội USTelecom, nói họ đã theo dõi chiến dịch spam này những ngày gần đây và bằng chứng ban đầu cho thấy các cuộc gọi “có thể đến từ châu Âu”, dù đôi khi chúng được chuyển qua các nhà cung cấp viễn thông nước ngoài khác. Kẻ đứng đằng sau đã áp dụng chiến thuật tinh vi nhằm đảm bảo rằng các hãng viễn thông không thể dễ dàng ngăn chặn.
Tại sao lại có 2 màn hình khác nhau hiện lên mỗi khi iPhone có cuộc gọi?
Là một người sử dụng iPhone, nhưng bạn có nhận ra sự khác biệt này?
Khi sử dụng iPhone đã bao giờ bạn thắc mắc về việc màn hình báo cuộc gọi khác nhau hay chưa? Đôi khi bạn nhận được cuộc gọi với tùy chọn trượt để trả lời nhưng có lúc lại thấy màn hình gồm nút "accept" (chấp nhận) và "decline" (từ chối) khi có cuộc gọi đến.
Màn hình nhận cuộc gọi tại sao lại có sự khác nhau này?
Tại sao lại có hiện tượng này? Có nhiều người nghĩ rằng việc này phụ thuộc vào việc người gọi đến có ở trong danh bạ hay có sử dụng iPhone hay không. Nhưng vấn đề của sự khác biệt nằm ở việc iPhone của bạn có khóa màn hình hay không.
Nếu iPhone của bạn đang khóa màn hình và có cuộc gọi đến, tùy chọn "trượt để trả lời" sẽ xuất hiện. Còn nếu chiếc iPhone đang được mở trong lúc có cuộc gọi thì sẽ có 2 lựa chọn, đó là "chấp nhận" hoặc "từ chối".
Vậy điều gì lại khiến Apple tạo ra sự khác biệt "vô nghĩa" này? Thật ra, điều này đã chứng minh rằng "Táo khuyết rất tinh tế".
Cụ thể, nếu điện thoại của bạn được mở khóa, nghĩa là bạn có thể đang "bận" làm một việc gì đó như đọc báo, xem phim, trả lời email hay "hóng hớt" mạng xã hội... Việc hiển thị như vậy giúp bạn lựa chọn dễ hơn, từ chối cuộc gọi để có thể trở lại với những gì đang làm dở, hoặc đồng ý nghe máy.
Còn nếu trường hợp iPhone của bạn đang khóa, màn hình cuộc gọi đến sẽ hiển thị giao diện "trượt để trả lời". Lý do là vì Apple cho rằng điện thoại khóa màn hình nghĩa là bạn đang không sử dụng nó và chiếc điện thoại có thể đang ở bất kỳ đâu: trong túi xách, túi quần, ví... Nếu hiện cả 2 nút "chấp nhận" và "từ chối" lúc này sẽ dễ xảy ra trường hợp cấn màn hình, khiến bạn phải nhận những cuộc gọi không mong muốn.
Như vậy không có nghĩa bạn không thể từ chối cuộc gọi khi đang khóa màn hình. Hãy bấm 2 lần vào nút nguồn, lần thứ nhất để tắt chuông và lần thứ 2 để từ chối.
Google Meet thêm tính năng hỗ trợ thảo luận theo nhóm Tính năng mới tên "breakout rooms" giúp chia người dùng vào các nhóm nhỏ nên hữu ích cho việc quản lý cuộc gọi với nhiều thành viên, ví dụ như trong trường hợp dạy học hoặc đào tạo. Tối đa 100 nhóm nhỏ có thể được tạo ra trong một cuộc gọi Meet Theo Engagdet, các lớp học trực tuyến lớn có thể...