10 tiến bộ nổi bật nhất trong nghiên cứu về bệnh tim mạch và đột qụy 2020

Theo dõi VGT trên

Chắc chắn là COVID-19 là chủ đề nổi bật nhất trong năm vừa qua trên mọi khía cạnh. Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã thay đổi toàn bộ hoạt động, cách tiếp cận, các nghiên cứu trong hệ thống y tế nói chung và các chuyên ngành nói riêng.

1. COVID và bệnh tim mạch

Với chuyên ngành Tim mạch, đại dịch đã ảnh hưởng rất lớn và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực nghiên cứu – thống kê – để có thể hiểu ảnh hưởng của bệnh đối với cơ thể và trong các quần thể đa dạng.

Đến giữa năm 2020, các kho dữ liệu COVID-19 với các hệ thống thu thập dữ liệu được của các nước, các hiệp hội tim mạch lớn đã mang lại những hiểu biết ban đầu về ảnh hưởng COVID-19 lên hệ tim mạch.

Tóm tắt chung của các kết quả tử các nghiên cứu, tổng kết trong năm qua về COVID-19 và bệnh tim mạch là:

- Bệnh nền tim mạch khá thường gặp ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 phải nhập viện.

- Khi bệnh nhân có bệnh nền tim mạch nhiễm COVID-19, tiên lượng nặng và nguy cơ tử vong cao nhất trong các nhóm bệnh nền. Cơ chế gây nặng bệnh và tăng tử vong ở bệnh nhân có bệnh nền tim mạch nhiễm COVID đã được sang tỏ dần do liên quan đến cơn bão viêm, tăng động, cường thần kinh giao cảm, độc tế bào cơ tim và mạch máu… từ đó dẫn đến nguy cơ cao bị các biến chứng viêm cơ tim, hội chứng mạch vành cấp, rối loạn nhịp tim, tắc mạch…

- Trong đại dịch, các diễn biến bệnh tim mạch và đặc biệt các cấp cứu tim mạch vẫn diễn biến, và do vậy việc lo sợ dịch, lơ là hoặc lẫn lộn các triệu chứng có thể dẫn đến việc cấp cứu muộn và làm cho tiên lượng bệnh nặng hơn.

- Các thuốc tim mạch vẫn cần được duy trì liên tục cho người bệnh. Các nghiên cứu không thấy ảnh hưởng xấu của thuốc tim mạch (đặc biệt là các thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể – rất hay dùng trong các bệnh tim mạch) lên bệnh nhân COVID.

- Một loạt các nghiên cứu và các khuyến cáo về các cách tiếp cận bệnh tim mạch và COVID của các Hiệp Hội tim mạch ra đời nhằm giúp cho các bác sỹ thực hành có cách tiếp cận an toàn và hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh lan tràn.

10 tiến bộ nổi bật nhất trong nghiên cứu về bệnh tim mạch và đột qụy 2020 - Hình 1

PGS.TS.BS. Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam.

Vén màn những bí ẩn của COVID-19

Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu ACEI và ARBs, hai nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp và suy tim có làm bệnh nhân dễ nhiễm virus hơn hay thay vào đó có giúp bảo vệ bệnh nhân trước tác động của virus. Về cơ bản, cả hai điều trên đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, kết quả phân tích hơn 1.100 bệnh nhân THA nhiễm COVID-19 nhập viện tại Trung Quốc cho thấy tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn ở nhóm điều trị bằng ACEI/ARB so với nhóm điều trị THA bằng các nhóm thuốc khác trong viện hoặc bệnh nhân không dùng thuốc THA. Những kết quả này đã được công bố trên Circulation Research trong giai đoạn sớm của dịch và giúp các nhà lâm sàng trên toàn thế giới trong việc quản lý bệnh nhân. Trong khi đó, nghiên cứu sổ bộ bệnh lý tim mạch COVID-19 của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA) đã trả lời các câu hỏi quan trọng khác.

Trong một nghiên cứu ở các bệnh nhân tại 88 bệnh viện trong sổ bộ, kết quả cho thấy các bệnh nhân gốc Tây Ban Nha và người da đen có nguy cơ nhập viện vì COVID-19 cao hơn một cách không cân xứng. Người gốc Tây Ban Nha chiếm 1/3 trong số bệnh nhân COVID-19 nhập viện nhưng chỉ có 9% dân cư ở các vùng lân cận. Số bệnh nhân da đen chiếm so với tỉ lệ 11% của cư dân khu vực gần đó.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng trong nhóm bệnh nhân COVID-19, người béo phì có nguy cơ cao gặp các biến chứng và tử vong bất kể độ tuổi nào. Với các bệnh nhân béo phì mức độ nặng (BMI từ 40 trở lên) có nguy cơ thở máy cao hơn gấp đôi và nguy cơ tử vong cao hơn 26% so với bệnh nhân có cân nặng bình thường.

Kết quả của cả hai nghiên cứu này đã được trình bày tại Hội nghị Khoa học trực tuyến của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (11/2020) và công bố trên tạp chí Circulation.

Nhưng COVID-19 chỉ là một trong số nhiều lĩnh vực có những tiến bộ nghiên cứu quan trọng vào năm 2020. Bệnh tim và đột quỵ vẫn căn nguyên chết người hàng đầu thế giới. Trong năm qua còn có một số nghiên cứu nổi bật trong chuyên ngành tim mạch được công bố.

2. Một thuốc mới trong điều trị có thể thay đổi hoàn toàn cách điều trị bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ)

Tỉ lệ mắc BCTPĐ là 1/500 người, bệnh này khiến cơ tim dày lên và cứng lại, cản trở việc bơm máu của tim. Đa số người mắc bệnh đều bị có tình trạng cản trở đường ra thất trái tới động mạch chủ. Những người bệnh này còn có nguy cơ gặp những rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Những thuốc hiện tại chúng ta có thường không có nhiều tác dụng, không điều trị được cơ chế bệnh sinh, hoặc khó để người bệnh dung nạp.

Một nghiên cứu pha 3, EXPLORER-HCM, đã thử nghiệm một loại thuốc nhóm mới hoàn toàn, mavacamten, với khả năng nhắm vào những tế bào liên quan đến khả năng co bóp của cơ tim, ở những người bệnh bị BCTPĐ có cản trở đường ra thất trái và có triệu chứng. Nghiên cứu bao gồm 68 trung tâm tim mạch ở 13 nước khác nhau, nhận thấy rằng trong số 251 người bệnh, những người được dùng thuốc cho thấy sự cải thiện định lượng được về chức năng tim, khả năng gắng sức, mức độ NYHA, triệu chứng và tình trạng sức khỏe chung, so với những người dùng giả dược.

Lợi ích của mavacamten so với giả dược là rõ ràng, không quan trọng lứa tuổi, giới tính, BMI, việc sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm hay nền tảng sức khỏe của người bệnh.

3. Việc điều trị quá tích cực không đồng nghĩa với kết quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân bị bệnh mạch vành ổn định.

Khi động mạch vành bị hẹp, cung cấp máu cho tim bị ảnh hưởng gây nên tình trạng thiếu máu cơ tim. Mãi cho đến gần đây, các bác sĩ vẫn chưa hoàn toàn được rõ ràng về cách điều trị tối ưu cho thiếu máu cơ tim mức độ vừa hoặc mức độ nặng, cụ thể là về thời điểm cũng như mức độ điều trị ở bệnh nhân có bệnh mạch vành ổn định.

Một thử nghiệm cỡ lớn ở đa quốc gia đã tìm hiểu xem liệu can thiệp tích cực từ sớm tái thông động mạch vành bao gồm hoặc phẫu bắc cầu nối chủ vành hoặc can thiệp động mạch vành để cải thiện tưới máu cơ tim khi cần, có giúp ngăn ngừa tốt hơn các biến cố và tử vong do bệnh tim mạch so với việc chỉ điều trị nội khoa từ đầu.

Thử nghiệm có tên ISCHEMIA, bao gồm hơn 5000 bệnh nhân từ 37 quốc gia. Một nửa số bệnh nhân này được điều trị theo hướng can thiệp tích cực bên cạnh vẫn điều trị nội khoa tối ưu, nửa còn lại chỉ được điều trị nội khoa tối ưu bằng thuốc. Kết quả là bệnh nhân ở cả 2 nhóm có tỷ lệ như nhau trong việc xảy ra các biến cố tim mạch, nhập viện do đau ngực không ổn định, suy tim, ngừng tuần hoàn hay tử vong do căn nguyên tim mạch.

Một thử nghiệm có liên quan, ISCHEMIA-CKD, xem xét việc điều trị bệnh tim thiếu máu ở những bệnh nhân có bệnh thận mạn, căn bệnh ảnh hưởng đến gần 14% dân số Mỹ. Hơn 2/3 số người từ 66 tuổi trở lên mà có bệnh thận thì cũng có bệnh tim mạch. 40% có bệnh tim do mảng xơ vữa động mạch.

Trong số 777 bệnh nhân có suy giảm chức năng thận nghiêm trọng (được định nghĩa là mức lọc cầu thận dưới 30ml/phút/1.73m 2 da) và có thiếu máu cơ tim ở mức độ vừa đến nặng, những người được can thiệp tích cực cũng vẫn có nguy cơ tử vong hoặc bị nhồi máu cơ tim ngang với những người được điều trị nội khoa. Hơn nữa, hướng can thiệp tích cực còn liên quan đến nguy cơ đột quị gấp 3 lần.

Như vậy, mặc dù còn nhiều bàn cãi, nhưng cả 2 nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine nói trên cho thấy, việc can thiệp tích cực cho mọi bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính không mang lại hiệu quả.

Video đang HOT

10 tiến bộ nổi bật nhất trong nghiên cứu về bệnh tim mạch và đột qụy 2020 - Hình 2

4. Những phát hiện mới có thể sẽ thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị đầu tay của rung nhĩ

Trước đây, điều trị rung nhĩ vẫn chủ yếu là khống chế tần số tim và chống đông là nền tảng. Việc chuyển nhịp (về nhịp xoang) bằng thuốc hoặc can thiệp chưa chứng minh được hiệu quả.

Năm 2020 có hai nghiên cứu trên tạp chí New England Journal of Medicine đề xuất rằng chiến lược điều trị tích cực hơn trong vòng 1 năm từ khi phát hiện có thể giảm bớt những hệ quả nặng nề của rung nhĩ, một rối loạn nhịp tim không đều bắt nguồn từ tâm nhĩ.

Thử nghiệm quốc tế, EAST-AFNET 4, bao gồm gần 2800 bệnh nhân có bệnh tim mạch và gần đây mới được chẩn đoán rung nhĩ. Một nửa được điều trị và chăm sóc như chiến lược truyền thống, một nửa được can thiệp sớm chuyển nhịp. Những người được điều trị sớm bao gồm việc khôi phục nhịp xoang, giảm được hơn 21% nguy cơ đột quỵ, nhập viện do bệnh tim mạch gồm nhồi máu cơ tim, suy tim, hay tử vong do bệnh tim mạch. Các liệu pháp kiểm soát nhịp bao gồm thuốc chống loạn nhịp hoặc triệt đốt (tạo ra các mô sẹo ở cơ tim để ngăn cách dẫn truyền điện).

Một thử nghiệm quốc tế khác là EARLY-AF đã xuất hiện trong hội nghị trực tuyến AHA 2020, bao gồm 300 bệnh nhân bị rung nhĩ có triệu chứng nhưng chưa được điều trị. Việc điều trị ban đầu bằng triệt đốt áp lạnh tỏ ra hiệu quả hơn so với thuốc chống loạn nhịp trong việc ngăn ngừa các biến cố do rung nhĩ gây ra.

5. Gánh nặng bệnh tim mạch vẫn gia tăng trong 20 năm qua

Trong một nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) và các yếu tố nguy cơ tim mạch trong 30 năm qua, từ năm 1990 đến 2019, được công bố trên Tạp chí Tim mạch hàng đầu thế giới (Journal of the American College of Cardiology) tháng 12 năm 2020.

Các thông tin đưa ra kết quả đáng buồn: Tử vong do tim mạch vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng đầu các nguyên nhân gây tử vong và ngày càng bỏ xa các nguyên nhân gây tử vong khác. Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch đã tăng gấp đôi sau 30 năm (từ năm 1990 đến năm 2019); tổng số tử vong tăng (từ 12,3 triệu năm 1990 lên 18,6 triệu năm 2019).

Đặc biệt, gánh nặng tử vong do bệnh tim mạch gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển hoặc các nước co thu nhập trung bình – thấp, tỷ lệ tử vonggiảm ở các nước phát triển nhưng tổng số không giảm do sự tích lũy tuổi và tổng số ca mắc bệnh.

Cơ cấu bện tật cũng thay đổi, trong đó các bệnh lý tim mạch liên quan đến xơ vữa mạch máu hoặc thoái hóa (tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh đột quỵ, suy tim, bệnh hẹp van động mạch chủ do thoài hóa…) gia tăng nhanh chóng, trái lại các bệnh lý van tim liên quan nhiễm trùng như thấp tim, bệnh tim bẩm sinh giảm.

Một vấn đề nữa là, qua 30 năm, các yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu vẫn hầu như giữ nguyên thứ tự không thay đổi: trong đó hàng đầu là tăng huyết áp, sau đó là chế độ ăn uống, rối loạn lipid máu và ô nhiễm không khí là không thay đổi gì qua 30 năm. Hút thuốc lá giảm một bậc nhường chỗ cho thừ cân béo phì tăng một bậc.

Đây là thực tế đáng lo ngại, thách thức mọi nỗ lực của các chính phủ cũng như các nhà chuyên môn trong việc cải thiện bệnh lý tim mạch.

6. Đôi khi thuốc hạ đường huyết không chỉ điều trị đái tháo đường (ĐTĐ)

Điều này có vẻ đúng đối với thuốc điều trị ĐTĐ type 2 nhóm ức chế thụ thể SGLT2, nhóm thuốc này có thể giảm thiểu các biến cố trên thận và nhập viện do suy tim.

Các nghiên cứu nổi bật trong năm 2020 đã cho thấy lợi ích bảo tồn chức năng thận và giảm nhập viện do suy tim bất kể bệnh nhân có ĐTĐ type 2 hay không, gợi ý rằng nhóm thuốc này có thể thay đổi việc điều trị ở các bệnh nhân có vấn để về thận và suy tim dù bệnh nhân không có ĐTĐ type 2.

Thử nghiệm DAPA-CKD trên 4.304 bệnh nhân có bệnh thận mạn tính trong đó 1/3 số bệnh nhân không mắc ĐTĐ, đã kết thúc sớm với thời gian theo dõi trung bình 2,4 năm bởi có cải thiện rõ rệt giữa nhóm điều trị bằng thuốc ức chế SGLT2 dapagliflozin so với nhóm dùng giả dược.

Trong nhóm điều trị bằng giả dược, có 14,5% bệnh nhân suy giảm chức năng thận liên tục, tiến triển bệnh thận giai đoạn cuối và tử vong do các nguyên nhân thận hoặc tim mạch so với nhóm được điều trị bằng dapagliflozin, tỉ lệ này chỉ là 9,2%. Kết quả của nghiên cứu DAPA-CKD đã được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine.

Một bài báo thứ hai cũng đăng trên tạp chí trên với kết quả tương tự đối với thuốc ức chế SGLT2 là empagliflozin ở bệnh nhân suy tim. Hơn 3.700 bệnh nhân sử dụng empagliflozin hoặc giả dược trên nền các bệnh nhân suy tim đang điều trịnền trong thời gian theo dõi trung bình 16 tháng. Có khoảng bệnh nhân ở nhóm giả dược phải nhập viện vì suy tim nặng lên hoặc tử vong vì bệnh lý tim mạch so với chỉ 1/5 bệnh nhân ở nhóm điều trị bằng empagliflozin.

Kết quả từ hai thử nghiệm khác, được báo cáo tại Hội nghị Khoa học và đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine, cũng cho thấy lợi ích của một thuốc khác nhóm ức chế SGLT2 là sotagliflozin.

Thử nghiệm SCORED cho thấy rằng thuốc làm giảm nguy cơ nhập viện và tới khám do tình trạng suy tim nặng lên cũng như tỉ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch não ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có bệnh thận mạn tính.

Nghiên cứu này với sự tham gia của hơn 10.000 bệnh nhân, kết quả cho thấy nhóm sử dụng sotagliflozin có nguy cơ tử vong do nguyên nhân tim mạch và nhập viện/cần chăm sóc khẩn cấp do suy tim thấp hơn 26% so với nhóm giả dược.

Nghiên cứu thứ hai là SOLOIST-WHF gồm hơn 1.200 bệnh nhân ĐTĐ type 2 và suy tim nặng lên mới phải nhập viện cho thấy tỉ lệ biến cố gộp giảm 33%.

Hơn một năm qua, các nhà khoa học được chứng kiến rất nhiều các nghiên cứu về các thuốc chữa ĐTĐ nhưng lại có tác dụng cải thiện tiên lượng ở bệnh nhân suy tim, suy thận, đã rất lâu mới có thêm nhóm thuốc làm được điều này ở bệnh nhân suy tim, suy thận. Đã đến lúc có thay đổi khuyến cáo và các thuốc nhóm này không còn là thuốc điều trị đái tháo đường đơn thuần nữa.

10 tiến bộ nổi bật nhất trong nghiên cứu về bệnh tim mạch và đột qụy 2020 - Hình 3

Ảnh minh hoạ.

7. Các phương pháp đột phá kiểm soát nồng độ cholesterol

Tạp chí New England Journal of Medicine đã liệt kê ra 3 phương pháp.

Đầu tiên là sử dụng công nghệ can thiệp vào RNA (RNA interference), đây là phương pháp hiện đại sử dụng các phân tử RNA can thiệp nhỏ (small interfering RNAs – siRNA) để điều chỉnh đóng và mở biểu hiện của gen. Kết quả của thử nghiệm ORION-10 và ORION-11 cho thấy phân tử siRNA có tên inclisiran giúp làm giảm một nửa mức tăng nồng độ LDL, còn gọi là cholesterol “xấu”. Mức LDL ở nhóm giả dược có tăng lên một chút. Các thử nghiệm này với sự tham gia của gần 3.200 bệnh nhân và hầu hết có bệnh lý tim mạch do xơ vữa.

Một nghiên cứu khác tập trung vào một biến của LDL là lipoprotein(a) hay Lp(a), có liên quan tới bệnh lý tim mạch bao gồm bệnh lý mạch vành, hẹp động mạch và đột quỵ. Việc làm giảm nồng độ Lp(a) thực sự là một thách thức do phụ thuộc chủ yếu vào gen chứ không bị ảnh hưởng bởi lối sống.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nồng độ Lp(a) có thể giảm đi bằng các liệu pháp điều trị. Trong một nghiên cứu quốc tế tiến hành tại 30 trung tâm đã thử nghiệm các liều khác nhau của AKCEA-APO(a)-L Rx , đây là phương pháp dựa trên công nghệ antisense oligonucleotide, và so sánh với giả dược.

Gần 300 bệnh nhân có bệnh lý tim mạch và nồng độ Lp(a) cao được điều trị trong 6 tới 12 tháng. Với liều điều trị càng cao, mức Lp(a) trung bình của bệnh nhân càng giảm nhiều.

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận quá trình điều trị của một tình trạng hiếm gặp, nguy cơ tử vong cao là rối loạn cholesterol máu có tính chất gia đình dạng đồng hợp tử (HoFH). Đây là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt trong bộ gen của cả bố và mẹ, gây ra tình trạng nồng độ LDL rất cao và khó kiểm soát, dẫn tới bệnh lý tim mạch ngay khi còn trẻ.

Kết quả của thử nghiệm ELIPSE HoFH do một nhóm nghiên cứu quốc tế cho thấy mức LDL giảm mạnh 47% trong 24 tuần từ trung bình 260 ml/dL còn 135 ml/dL ở 43 bệnh nhân được sử dụng liệu pháp sinh học bằng kháng thể đơn dòng evinacumab.

8. Các nghiên cứu dự phòng đột quỵ nổi bật với sự đa dạng về chiến lược

Một trong các mục tiêu tiếp cận là tình trạng hẹp động mạch cảnh, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đột quỵ.

Hẹp động mạch cảnh thường được điều trị bằng phẫu thuật trực tiếp. Trong nghiên cứu ROADSTER 2 mới đây, thực hiện trên 43 địa điểm với gần 700 bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật.

Các bác sỹ đã thử nghiệm một thủ thuật xâm lấn tối thiểu gọi là tái thông mạch qua đường động mạch cảnh (transcarotid cartery revascularization – TCAR). TCAR sử dụng một ống thông đặt trong động mạch cảnh qua một dường vào nhỏ ở cổ. Dòng máu tạm thời được phục hồi để đảm bảo mảng xơ vữa bị nứt vỡ không đi lên não. Mạch máu được nong bằng bóng sau đó đặt stent để cải thiện dòng máu.

Chỉ có 1,7% bệnh nhân được chăm sóc và theo dõi theo protocol nghiên cứu gặp biến cố đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim trong vòng 30 ngày sau thủ thuật. Các kết quả này có vẻ tốt hơn khi so sánh với dữ liệu từ các nghiên cứu về phẫu thuật mở và thủ thuật xâm lấn tối thiểu khác tiếp cận động mạch cảnh qua đường động mạch đùi.

Một nghiên cứu khác là THALES đã được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine, tìm hiểu về hiệu quả của aspirin phối hợp với thuốc ức chế tiểu cầu khác liệu có thể ngăn ngừa biến cố đột quỵ trong tương lai ở bệnh nhân mới đột quỵ não thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ não mức độ nhẹ – vừa.

Nghiên cứu gồm khoảng 11.000 bệnh nhân được điều trị bằng aspirin đơn độc hoặc ticagrelor aspirin, nhóm điều trị kết hợp có nguy cơ tử vong hoặc biến cố đột quỵ não trong 30 ngày thấp hơn 17% so với nhóm điều trị aspirin đơn độc.

Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine cũng cho thấy ở bệnh nhân mới đột quỵ não hoặc TIA và có xơ vữa ảnh hưởng tới dòng máu tới não hoặc tim có thể có lợi ích từ việc đưa mục tiêu điều trị LDL xuống thấp hơn.

Các nhà nghiên cứu tại Pháp và Hàn Quốc đã theo dõi 2.860 bệnh nhân điều trị hạ cholesterol bằng statin, ezetimibe hoặc cả hai với thời gian trung bình 3,5 năm. Các bệnh nhân với mức LDL mục tiêu dưới 70 mg/dL có nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch chính (nhồi máu não, nhồi máu cơ tim hoặc tử vong do nguyên nhân tim mạch) thấp hơn 20% so với nhóm có mục tiêu LDL trong khoảng 90 – 110 mg/dL.

10 tiến bộ nổi bật nhất trong nghiên cứu về bệnh tim mạch và đột qụy 2020 - Hình 4

9. Nhiều bước đi hơn để đạt tới một sức khỏe tốt hơn

Hai nghiên cứu gần đây nhấn mạnh vào lợi ích của việc thực hiện số bước đi hàng ngày ở mức cao.

Nghiên cứu thứ nhất với sự tham gia của 4.840 bệnh nhân tại Hoa Kỳ từ 40 tuổi trở lên, được đeo gia tốc kế hơn 14 tiếng mỗi ngày trong thời gian trung bình lên tới 7 ngày, việc thực hiện 8.000 bước mỗi ngày làm giảm một nửa nguy cơ tử vong trong trung bình 10 năm theo dõi so với thực hiện 4.000 bước mỗi ngày. Tuy nhiên việc bước đi mạnh hoặc cường độ cao có vẻ không ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong.

Kết quả của một nghiên cứu khác về việc sử dụng đồng hồ thông minh để vượt qua thách thức theo dõi hoạt động thể lực một cách chính xác trong thời gian dàiđã được công bố trên tạp chí Circulation Research. Nghiên cứu này gồm khoảng 900 bệnh nhân như là phần mở rộng của Framingham Heart Study.

Với mỗi 1000 bước hàng ngày khi đồng hồ theo dõi, nguy cơ tim mạch dự đoán của bệnh nhân trong thập kỷ tiếp theo thấp hơn 0,18%. Mức ảnh hưởng này ít hơn ở nữ giới (0,13%) so với nam giới (0,28%) và không có ảnh hưởng ở nữ giới nếu hiệu chỉnh theo BMI.

10. Cuối cùng, đừng quên bệnh cúm

Thật khó cho trái tim chúng ta.

Trong nghiên cứu trên hơn 80.000 bệnh nhân tại Hoa Kỳ nhập viện trong giai đoạn 2010 – 2018 đã được xác nhận mắc cúm bởi phòng xét nghiệm, gần 12% bệnh nhân có biến cố tim mạch cấp tính như suy tim cấp, nhồi máu cơ tim hoặc cơn THA, trước khi xuất viện.

Trong số các bệnh nhân này, có 31% cần chăm sóc tích cực và 7% tử vong (theo tạp chí Annals of Internal Medicine), kết quả này nhấm mạnh tầm quan trọng của việc tăng tỉ lệ tiêm vaccin phòng cúm.

Tại Hội nghị Khoa học và Tạp chí của Hiệp hội Nội khoa Hoa Kỳ, nghiên cứu trên 5000 bệnh nhân Bắc Mỹ có bệnh lý tim mạch cho thấy vaccin phòng cúm 3 thành phần liều cao không hiệu quả hơn vaccin cúm mùa 3 thành phần liều chuẩn trong việc giảm nguy cơ tử vong hoặc nhập viện do bệnh lý tim mạch hoặc phổi.

Rung nhĩ - mối nguy cơ đột quỵ ít người được biết đến

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim hay gặp nhất. Rung nhĩ làm tăng tỷ lệ tử vong và biến chứng do tim mạch.

Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, cùng với suy tim, rung nhĩ là một bệnh lý quan trọng mới nổi lên trong các bệnh tim mạch, do tuổi thọ của người dân ngày càng tăng cao. Rung nhĩ làm tăng 3-5 lần nguy cơ đột qụy, 3 lần nguy cơ bị suy tim và tăng có nguy cơ tử vong từ 1,5-3 lần.

Nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ luôn cao ở mọi lứa tuổi.

Rung nhĩ có thể xuất hiện mà không do bất kỳ một bệnh lý tim mạch thực tổn nào. Tuy nhiên, thường gặp hơn ở bệnh nhân mắc một bệnh lý tim mạch nào đó như bệnh van tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim,... Có thể gặp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh đái tháo đường, cường giáp hoặc bệnh tim bẩm sinh.

PGS Phạm Mạnh Hùng cho biết, rung nhĩ hiểu nôm na là tâm nhĩ không đập theo nhịp thông thường mà là hỗn loạn. Bình thường, tim chúng ta đập nốt xoang phát ra một nhịp nhất định truyền xuống nút nhĩ thất sau đó xuống quả tim để tim chúng ta đập điều hòa đều đặn khoảng 60-70 chu kỳ/phút... Đầu tiên tâm nhĩ bóp, sau đó đến tâm thất bóp, nhưng vì lý do nào đó tâm nhĩ bị thoái hóa có thể do bệnh lý van tim, bệnh lý hẹp mạch vành...làm cho tim sinh ra ổ loạn nhịp, tim đập liên hồi, thậm chí từ 400-600 lần/phút. Các ổ hỗn loạn như vậy, lúc ấy nhĩ không co bóp đều đặn mà nó rung lên, nên người ta gọi là rung nhĩ.

Cũng theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu và người cao tuổi có nguy cơ cao bị rung nhĩ hơn. Bởi, với người cao tuổi thì bản thân cơ nhĩ bị thoái hóa theo độ tuổi, làm cho cơ nhĩ đạp hỗn loạn dẫn tới rung nhĩ. Đồng thời mắc thêm các bệnh lý nền thì nguy cơ sẽ cao hơn, vì các đường dẫn truyền trong tâm nhĩ bị tích tụ lâu ngày do ảnh hưởng của bệnh, cũng dẫn đến nhịp đập bị loạn.

Theo thống kê trên thế giới, càng nhiều tuổi thì tỷ lệ mắc rung nhĩ càng cao. Đến 80 tuổi, tỷ lệ tăng người bị rung nhĩ tầm 20 -25%. Theo thống kê của hội Tim mạch Châu Âu, năm 2016 có 43,6 triệu người bị rung nhĩ.

Rung nhĩ - mối nguy cơ đột quỵ ít người được biết đến - Hình 1

Bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa

Khi rung tim đập bóp đều máu ở tâm nhĩ được hút xuống tâm thất đi nuôi cơ thể, nhĩ bóp có vai trò tống nốt khoảng 30%-40% lượng máu ở tâm nhĩ xuống tâm thất. Đến khi tâm nhĩ không bóp nữa thì lượng máu này sẽ quẩn lại trong tâm nhĩ, máu không lưu thông được.

Đây chính là cơ chế hình thành cục máu đông khi bị rung nhĩ. Mặt khác, khi cục máu đông hình thành nó sẽ bắn đi các nơi trong cơ thể dẫn đến tắc mạch. Ví dụ, bắn lên não gây ra tai biến mạch máu não, bắn vào tạng trong cơ thể thì tắc tạng đó. Rung nhĩ gây ra tắc mạch nuôi thận gây ra tắc mạch thận, tắc mạch nuôi ruột gây ra hoại tử ruột, tắc mạch chi dưới gây ra cho chi dưới. Thậm chí tắc mạch vành gây ra nhồi máu cơ tim. Vì thế rung nhĩ rất nguy hiểm.

PGS Hùng cũng thông tin thêm, khi bị rung nhĩ làm tăng tỷ lệ bệnh nhân tử vong so với người không bị rung nhĩ từ 1,5-3,5 lần. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên 30% và tăng10% nguy cơ đột quỵ, tăng tỷ lệ suy tim 20-30%. Lý giải về điều này, PGS Hùng cho hay, bình thường tim phải co bóp nhưng khi rung nhĩ thì tim đập hỗn loạn đập nhanh không đủ thời gian để bơm máu về tim, nên rất dễ suy tim.

Bên cạnh đó, rung nhĩ còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nó làm tăng tỷ lệ trầm cảm từ 16-20%. Trên 60% bệnh nhân có cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt bởi rung nhĩ.

PGS Hùng ghi nhận: Với những người ít có yếu tố nguy chúng ta có thể ngăn ngừa được, đặc biệt với người bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường thì chúng ta cần tuân thủ điều trị. Bỏ thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu, thực hiện chế độ ăn lành mạnh thì tỷ lệ biến thành rung nhĩ sẽ chậm hơn.

Điều quan trọng là phải phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa các biến chứng.

- Rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên 30% và tăng10% nguy cơ đột quỵ, tăng tỷ lệ suy tim 20-30%.

- Rung nhĩ tăng tỷ lệ trầm cảm từ 16-20%. Trên 60% bệnh nhân có cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt bởi rung nhĩ.

Rung nhĩ - mối nguy cơ đột quỵ ít người được biết đến - Hình 2
Bác sĩ có thể dùng điện tâm đồ để phát hiện có rung nhĩ hay không

Các dấu hiệu của bệnh

Khi bệnh nhân thấy rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, hồi hộp cần phải đi khám và sàng lọc ngay. Bác sĩ có thể dùng điện tâm đồ để phát hiện có rung nhĩ hay không. Việc này, bác sĩ ở tuyến dưới cũng có thể giúp bệnh nhân nhận biết.

Trong trường hợp người bệnh đã phát hiện rung nhĩ, cần phải tìm đến bác sĩ để tư vấn xem tình trạng rung nhĩ đang ở mức độ nào, đã cần phải dùng thuốc chống đông hay không.

"Có một thực tế hiện nay, bệnh nhân bị rung nhĩ lo sợ dùng thuốc chống đông gây chảy máu. Nên nhiều người lại bỏ thuốc không điều trị. Điều này lại dẫn đến hệ quả đáng tiếc là bệnh nhân bị tai biến nhiều hơn. Bác sỹ sẽ biết cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho người bệnh, vì thế hãy tuân thủ theo khuyến cáo của thầy thuốc; dùng thuốc đều đặn và đúng chỉ định để tránh các biến chứng đáng tiếc", PGS Phạm Mạnh Hùng chia sẻ.

YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH CỦA RUNG NHĨ

- Tuổi trên 60.

- Tăng huyết áp.

- Bệnh động mạch vành.

- Suy tim.

- Bệnh lý van tim.

- Tiền sử phẫu thuật tim mở.

- Ngừng thở khi ngủ.

- Bệnh lý tuyến giáp.

- Đái tháo đường.

- Bệnh phổi mạn tính.

- Lạm dụng rượu/sử dụng chất kích thích.

- Nhiễm trùng/bệnh lý nội ngoại khoa nặng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?
11:27:49 02/02/2025
Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?
22:13:52 03/02/2025
Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?
09:04:04 02/02/2025
Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộngHai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng
18:35:43 02/02/2025
Các bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền địnhCác bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền định
09:11:26 02/02/2025
'3 nhiều, 1 giảm' cảnh báo bệnh tiểu đường'3 nhiều, 1 giảm' cảnh báo bệnh tiểu đường
11:20:38 03/02/2025
Ăn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏeĂn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏe
12:27:58 03/02/2025
Phát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vúPhát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú
13:02:42 03/02/2025

Tin đang nóng

Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Rò rỉ thỏa thuận tiền hôn nhân "3 không" của Từ Hy Viên, chồng ca sĩ Hàn sẽ mất quyền thừa kế?Rò rỉ thỏa thuận tiền hôn nhân "3 không" của Từ Hy Viên, chồng ca sĩ Hàn sẽ mất quyền thừa kế?
22:34:31 03/02/2025
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50
22:35:09 03/02/2025
Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!
20:56:43 03/02/2025
'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị''Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'
23:37:47 03/02/2025

Tin mới nhất

Ăn thì là có tác dụng gì?

Ăn thì là có tác dụng gì?

13:58:09 03/02/2025
Việc sử dụng thì là để có thể làm tăng tiết sữa đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ, và cho đến nay, nhiều bà mẹ vẫn đang dùng những loại trà thảo mộc dựa trên cây thì là để có thể tăng tiết sữa.
Cách cải thiện sức khỏe đường ruột

Cách cải thiện sức khỏe đường ruột

09:38:11 03/02/2025
Nhai kỹ thức ăn và ăn chậm có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp giảm triệu chứng khó chịu về tiêu hóa đồng thời giúp duy trì sức khỏe của đường ruột.
Ba không khi ăn hạt bí

Ba không khi ăn hạt bí

14:46:57 02/02/2025
Bằng cách ăn vừa đủ, bảo quản đúng cách và chọn phương pháp chế biến lành mạnh, bạn có thể tận hưởng lợi ích của hạt bí một cách tốt nhất mà không gặp phải những rủi ro tiềm ẩn.
Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm

Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm

13:55:24 02/02/2025
Theo y học cổ truyền, quả quất có vị chua ngọt, tính ấm, quy vào kinh phế, có tác dụng trị ho, long đờm, giảm đau rát họng. Các hoạt chất trong quả quất có tính kháng khuẩn, kháng virus, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh...
Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

13:30:03 02/02/2025
Ngày 2/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết vừa cấp cứu, phẫu thuật thành công, cứu sống nam bệnh nhân bị dị vật kẽm có bọc nhựa dài 20cm xuyên vào lồng ngực.
Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

11:24:42 02/02/2025
Chuyên gia khuyến cáo, khi thấy người có dấu hiệu ngộ độc rượu, nên nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong lúc đó, giữ họ ngồi thẳng, cho uống nước nếu còn tỉnh, che bằng chăn hoặc áo lạnh tránh gió.
Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

11:21:54 02/02/2025
Cho dù bạn bị hội chứng ruột kích thích, đã được chẩn đoán mắc bệnh Crohn hay chỉ hy vọng duy trì ổn định đường ruột khỏe mạnh thì việc đối mặt với thực đơn phong phú các món ăn ngày Tết là một thử thách cần phải vượt qua.
Vì sao không nên uống thuốc với trà?

Vì sao không nên uống thuốc với trà?

09:14:28 02/02/2025
Do thành phần phức tạp nên trà và các loại đồ uống khác như nước trái cây, sữa... đều không thích hợp để dùng làm nước để uống thuốc.
Những loại hạt nào được dùng trong ngày tết có dinh dưỡng cao?

Những loại hạt nào được dùng trong ngày tết có dinh dưỡng cao?

09:01:27 02/02/2025
Mỗi loại hạt sẽ có ưu thế về dinh dưỡng riêng. Nắm được thành phần dinh dưỡng và công dụng của các hạt có thể giúp chúng ta lựa chọn hạt phù hợp nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
8 ngày nghỉ Tết, hơn 24.000 người cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông

8 ngày nghỉ Tết, hơn 24.000 người cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông

08:57:57 02/02/2025
Trong 24 giờ qua, tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông là 3.727 người, nâng tổng số ca khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông trong 8 ngày nghỉ Tết là 24.054 người.
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu

7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu

11:57:27 01/02/2025
Bắt đầu với hai bàn chân rộng bằng hông. Đặt tay lên hông hoặc bám vào lưng ghế chắc chắn. Sau đó, từ từ uốn cong đầu gối cho đến khi mông gần chạm sàn.

Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc xét xử các lãnh đạo quân đội và cảnh sát liên quan đến lệnh thiết quân luật

Hàn Quốc xét xử các lãnh đạo quân đội và cảnh sát liên quan đến lệnh thiết quân luật

Thế giới

06:00:22 04/02/2025
Tòa án trung tâm quận Seoul sẽ tổ chức phiên điều trần đầu tiên đối với Tư lệnh Cơ quan cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Cho Ji Ho và cựu Giám đốc Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Seoul Kim Bong Sik vào lúc 10h00 ngày 6/2.
Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn

Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn

Góc tâm tình

05:59:15 04/02/2025
Tôi vừa hỏi xin chồng tiền khám bệnh cho mẹ thì anh cười mỉa, nói một câu chua chát. Chồng tôi là lao động chính trong nhà.
Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên

Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên

Du lịch

05:35:59 04/02/2025
Những ngày đầu xuân, Đà Lạt khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ sắc màu, chào đón du khách bốn phương đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và tận hưởng không khí trong lành, se lạnh đặc trưng.
Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư

Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư

Sao việt

23:57:50 03/02/2025
Mới đây, hình ảnh Hồng Nhung xuất hiện rạng rỡ bên bạn bè trong ngày đầu năm mới được nữ ca sĩ Đoan Trang chia sẻ.
Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Hậu trường phim

23:55:19 03/02/2025
Nhiều khán giả cho rằng Bộ tứ báo thủ là phim Tết dở nhất của Trấn Thành, so với Mai hay Nhà bà Nữ thì Bộ tứ báo thủ không có chiều sâu bằng.
Nhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúm

Nhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúm

Sao châu á

23:32:33 03/02/2025
Nhiều diễn đàn mạng đã chia sẻ lại những khoảnh khắc khoe visual cực đỉnh của Từ Hy Viên thời còn son sắt. Nhìn những hình ảnh này công chúng càng thêm xót xa cho số phận của Từ Hy Viên.
Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim việt

23:24:35 03/02/2025
Giữa thời điểm bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ chiếm sóng MXH, gây sốt ngoài phòng vé thì còn một tựa phim Việt cũng bất ngờ trở thành hiện tượng hot dù ban đầu không được truyền thông rầm rộ.
Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Nhạc quốc tế

23:18:28 03/02/2025
Giải Grammy lần thứ 67 đã khép lại vào sáng 3/2 (theo giờ Việt Nam), đánh dấu một năm sôi nổi của làng nhạc thế giới.
Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Nhạc việt

23:11:33 03/02/2025
Bảo Anh đã lên tút PR miễn phí cho Song Luân và COEM Cô dành lời khen có cánh về năng lực thợ đụng của Song Luân khi anh chiến hết từ ca hát, sáng tác, đóng phim tới viết kịch bản, quay phim.
Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Làm đẹp

22:17:45 03/02/2025
Sửa rửa mặt dạng gel hoặc sữa là lựa chọn tốt vì chúng cung cấp độ ẩm mà không làm bong tróc lớp biểu bì. Các sản phẩm có chứa axit hyaluric hoặc glycerin cũng rất hiệu quả để bổ sung độ ẩm cho da.
Ninh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiền

Ninh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiền

Netizen

21:48:41 03/02/2025
Bé trai khoảng 3-4 tháng tuổi, nặng 6kg, được quấn khăn xanh trắng, mặc áo khoác vàng và kèm theo một số đồ dùng sơ sinh cùng 1.000.000 đồng.