10 thực tế chứng minh lái xe trên Autobahn ‘không như là mơ’
Đường cao tốc ở Đức nổi tiếng thế giới vì không giới hạn tốc độ, nhưng các tài xế được khuyến cáo chỉ nên chạy tới 130 km/h, theo DW.
1. Không có gì là giới hạn:
Đức là quốc gia duy nhất ở châu Âu không có giới hạn tốc độ trên phần lớn hệ thống đường cao tốc. Ở Đức, độ tuổi tối thiểu được cấp giấy phép lái xe có người giám hộ là 17, đến 18 tuổi mới có thể lấy bằng lái không bị hạn chế.
2. Chuẩn bị tinh thần ứng phó:
Theo số liệu của Hiệp hội ôtô Đức ADAC, tắc đường tăng khoảng 15% vào năm 2016 so với 2015. Nguyên nhân từ việc ngày càng nhiều xe chạy trên cao tốc cũng như số lượng công trình xây dựng tăng. Vì thế các tài xế sẽ mất nhiều thời gian hơn và cũng sẽ căng thẳng hơn trong việc đi lại, đặc biệt ở những khu vực xung quanh các thành phố lớn.
3. Những kẻ bám đuôi:
Thậm chí khi đang lao vun vút trên Autobahn, bạn vẫn có thể cảm thấy chưa đủ nhanh. Một số tài xế Đức có thể chạy xe ngay phía sau và tìm cách “đẩy” bạn sang một bên. Họ có thể nháy đèn khiến bạn thấy căng thẳng.
Một điều nữa là hoàn toàn không nên chiếm làn chạy nhanh – tức làn sát dải phân cách giữa đường và chỉ dùng khi cần vượt xe khác. Tuy nhiên cũng đừng để các tài xế khác bắt nạt mình.
Video đang HOT
4. Mỉm cười với camera:
Hãy để ý những chiếc camera tốc độ. Chúng được sử dụng rộng rãi ở Đức, từ đường Autobahn cho đến các khu vực nội đô. Thiết bị có dạng hộp được đặt gần đường đi và thường “chộp” bạn vào những lúc bất ngờ. Nếu bạn lái xe quá tốc độ quy định, một vé phạt sẽ được gửi tới tận nhà, kèm theo một bức ảnh bạn đang cầm vô-lăng và rõ biển số xe để khẳng định việc bạn vi phạm luật.
5. Điện thoại là thứ cấm kỵ:
Cầm điện thoại di động trong lúc đang lái xe là tuyệt đối không nên. Nếu bị bắt gặp, bạn có thể bị phạt 124 USD và trừ một điểm trên bằng lái. Các mức phạt sẽ tăng nếu tài xế liên quan tới tai nạn, và có thể bạn sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe. Mức phạt với việc sử dụng điện thoại di động tăng từ 2017, vì thế sử dụng các thiết bị kết nối không dây là lựa chọn đáng quan tâm. Thậm chí người đi xe đạp dùng điện thoại cũng bị phạt.
6. Nhường đường:
Khi tắc đường, bạn vẫn cần tạo sẵn một làn cho xe cứu thương và xe cảnh sát, cho dù khi đó bạn chưa nhìn hay nghe thấy các tín hiệu đặc trưng của hai loại xe chuyên dụng này từ phía sau. Nếu không, bạn có thể bị phạt ít nhất 250 USD và bị trừ điểm bằng lái.
7. Luôn đề phòng:
Bạn cần đặt các tín hiệu cảnh báo trong trường hợp hỏng xe giữa đường hay gặp tai nạn. Có nghĩa là phải để một miếng tam giác màu cam trên mặt đường, mặc áo phản quang – cả hai thứ này phải luôn có trong xe. Bạn cũng phải mang theo một bộ sơ cứu mỗi khi ngồi vào ôtô.
8. Lái xe dưới tác dụng của chất cồn:
Ở Đức, không có sự khoan dung cho cả tài mới lẫn các tài xế chuyên nghiệp. Giới hạn là 0,5% nồng độ cồn trong máu. Người đi xe đạp có thể không được vượt quá 1,6%. Các mức phạt bắt đầu từ 623 USD, trừ điểm bằng lái và thậm chí là treo bằng một tháng.
9. Lốp mùa đông:
Tài xế cần lắp lốp xe mùa đông khi mặt đường bắt đầu trơn trượt và có bùn nhão, băng hay tuyết. Ở Đức, kinh nghiệm là điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào giữa tháng 10 và Lễ Phục sinh. Vẫn để lốp mùa hè lái xe trên mặt đường trơn, bạn có thể bị phạt và trừ điểm bằng lái. Không dùng đúng loại lốp mùa đông, bạn có thể không được bảo hiểm thanh toán nếu gặp tai nạn.
10. Cách tiếp cận thư giãn:
Để lái xe trên cả đường Autobahn và đường nội thị ở Đức, cách tiếp nhất là thiền: hãy chủ động thời gian và đừng để bản thân trở nên kiệt sức. Bên cạnh đó, còn có các lựa chọn mở rộng như tàu và phương tiện công cộng khác. Bạn có thể không muốn phải ngồi vào ôtô, mà có thể mua vé tàu rồi khoanh chân tận hưởng hoàn toàn chuyến đi.
Mỹ Anh
Theo vnexpress.net
Qua nhiều năm vẫn té ngửa với tiêu chuẩn để thành lái tàu
Câu chuyện ngực lép, "thấp bé nhẹ cân" không được thi bằng lái xe hai bánh đã qua nhiều năm và những tưởng chuyện "hài" như vậy sẽ "đố dám lập lại" đối với các đơn vị xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành.
Thế nhưng, dư luận lại thảng thốt khi mới đây bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến góp ý dự thảo lần 1 thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên làm việc trong ngành đường sắt. Một lần nữa, những nội dung do bộ Y tế đưa ra được cho là "có vấn đề" khi một số quy định như: vòng ngực, bộ phận sinh dục, răng vẩu... là tiêu chí cho việc khám tuyển dụng và khám định kỳ. Cụ thể, theo dự thảo lần này, với lái tàu, phụ lái tàu, tiêu chuẩn tuyển của nam giới phải cao từ 1,64 m trở lên, cân nặng từ 52 kg, vòng ngực trung bình từ 80 cm, lực bóp tay thuận từ 37 kg. Tương tự, với nữ là cao từ 1,58 m, cân nặng từ 47 kg, vòng ngực trung bình từ 75 cm.
Lái xe lửa là nghề đặc biệt cần những quy định đặc biệt mà bộ Y tế vừa đưa ra chăng? Ảnh: TL
Trong phụ lục về tiêu chuẩn chức năng sinh lý, bệnh tật, các trường hợp bị lác, dị dạng vành tai, viêm mũi mạn tính, viêm mũi dị ứng, nói lắp, răng vẩu (khoảng cách hai hàm lớn hơn 0,5 cm), răng sâu men, ngà trên ba cái, khớp cắn di lệch, cắt một thận, bệnh tâm thần phân liệt, bệnh giun chỉ, viêm dạ dày, trĩ... đều không đủ điều kiện tuyển. Đặc biệt, với những hạng mục liên quan đến chức năng sinh lý, sinh dục, nếu nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn, thiếu tinh hoàn hoặc tinh hoàn ẩn, mắc bệnh niệu đạo, dương vật phải can thiệp... được xếp vào không đủ điều kiện tuyển cho vị trí lái tàu, phụ lái tàu. Cũng ở những vị trí này, sẽ loại các trường hợp nữ bị sa âm đạo, tử cung, biểu hiện viêm cạnh tử cung, viêm mạn tính vòi trứng với các cơ quan bên cạnh điều trị không kết quả, u xơ tử cung chưa mổ hoặc đã mổ...
Chắc đọc đến đây cũng đã khiến bạn cười té ghế rồi đúng không? Ngay cả một bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sức khỏe cũng phải thốt lên quy định về vòng ngực ở nữ là không phù hợp vì hiện tại Việt Nam chưa có quy chuẩn về số đo hình thể để đưa ra so sánh xem nữ nhân viên phục vụ có đủ sức khỏe hay không. Với những mục liên quan đến chức năng sinh lý, sinh dục, vị này cho rằng khó để đánh giá tình trạng sức khỏe của lái tàu. Những vẫn đề như tràn dịch tinh hoàn, viêm cạnh tử cung, u nang buồng trứng chỉ là vấn đề sinh lý, không quyết định họ khỏe hay không.
Theo bác sĩ này, phải xem xét điều kiện tiên quyết của người lái tàu cần gì, dựa trên đó mới xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái tàu. Chẳng hạn, vô lăng của tàu cao bao nhiêu để quy định chiều cao của người lái tàu, thuận lợi cho việc điều khiển tàu; cơ lực như thế nào thì bẻ lái tàu được, còn vòng ngực không quyết định việc có đủ sức lái tàu hay không. Hay không thể quy định người răng vẩu không được lái tàu bởi răng vẩu không liên quan đến nghề nghiệp.
Dẫu biết rằng nghề lái xe lửa (tàu hỏa) là nghề đặc biệt hơn các ngành nghề khác, sức khỏe người lái tàu có ảnh hưởng đến nhiều người. Người lái tàu thường lái đường dài, đường rừng núi. Không giống như nghề lái xe, nghề lái tàu nếu có bệnh thì không thể tự nhiên dừng lại để vào trạm xá hay bệnh viện chữa được. Do đó, các điều kiện sức khỏe với người lái tàu cũng phải sàng lọc ngay từ khâu đầu vào bằng việc khám sức khỏe là hợp lý. Tuy nhiên, đưa ra những quy định trời ơi rồi nói cần thiết thì coi chừng "bộ ý tế" bị mấy chị em "ngực lép", bị mấy anh răng vẩu (răng hô) kiện sấp mặt, bởi ngực lép hay cái răng hô đâu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con người đang có chúng.
Theo Nguyễn Anh (Thế giới tiếp thị)
Vụ cú đánh lái "thần sầu" cứu 2 cô gái: Chủ xe Toyota không hạ mức bồi thường Chủ nhân chiếc xe Toyota bị hư hỏng vì va chạm với xe tải của anh Tiến sau cú đánh lái kỳ tích của người tài xế này để tránh 2 cô gái từ chối gặp gỡ, thương lượng tiền đền bù. Người chủ xe này đồng thời thông báo sẽ giữ nguyên mức yêu cầu bồi thường trên 240 triệu đồng. Anh...