10 thực phẩm nên tránh khi uống thuốc vì sinh ra độc tố gây hại
Có một số loại thực phẩm mà bạn không nên sử dụng khi đang uống thuốc, bởi chúng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ khác.
Việc tiêu thụ thực phẩm chua hoặc đồ uống có chứa nhiều axit cũng có thể hạn chế sự hấp thu của thuốc khi vào cơ thể
Dứa
Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh loãng máu, cần nên tránh ăn dứa bởi loại quả này chứa chất bromelain, có thể ảnh hưởng đến khả năng điều trị bệnh của thuốc. Ngoài ra, bromelain trong dứa phản ứng với thuốc kháng sinh, thuốc an thần điều trị trầm cảm, stress. Nếu mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bạn cũng không nên ăn loại quả này.
Chuối
Những người đang uống thuốc điều trị bệnh cao huyết áp thì không nên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu kali như: chuối, cam và các loại rau xanh lá. Bởi, nếu ăn các thực phẩm này có thể dẫn đến nồng độ kali cao, gây rối loạn nhịp tim, hồi hộp, điều này không hề tốt đối với bệnh nhân cao huyết áp.
Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước. Bạn cần tránh ăn uống sữa, sữa chua, pho mát… trước và sau khi uống thuốc ít nhất 2 giờ để tránh làm giảm các công dụng đặc trị của thuốc.
Mặc dù trà xanh là một thức uống có nhiều chất chống ôxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư, nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa. Đặc biệt, không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Bạn có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.
Tôm, cua, cá, chất béo
Khi uống các kháng sinh như tetracycline, doxycyclin, không được ăn tôm cua. Ngoài ra, các sản phẩm chứa nhiều chất béo khác cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy – một tác dụng phụ khi uống thuốc kháng sinh. Mỡ làm giảm sự tiết dịch vị dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn chậm đi, điều đó có nghĩa sau khi ăn, thuốc sẽ được hấp thu chậm hơn.
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, tinh bột
Một số loại rau quả có chứa nhiều chất xơ hoặc các loại đậu cũng có thể gây tiêu chảy nặng thêm khi bạn đang dùng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, các thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì tuy có thể tăng cường chất sắt và canxi cho cơ thể nhưng lại cản trở khả năng hấp thụ một số thuốc kháng sinh khi vào cơ thể.
Khi đang dùng kháng sinh, nhiều người có thói quen uống nước cam, quýt để giảm sự khó chịu khi dùng thuốc. Thế nhưng, nước cam có chứa nhiều axit, cần uống xa thời gian dùng thuốc kháng sinh (khoảng 3 giờ) vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit. Ngoài ra việc tiêu thụ thực phẩm chua hoặc đồ uống có chứa nhiều axit cũng có thể hạn chế sự hấp thu của thuốc khi vào cơ thể. Đặc biệt nguy hiểm là nước ép bưởi, nó có khả năng làm tăng hay thay đổi tác dụng của rất nhiều loại thuốc.
Video đang HOT
Rượu
Thuốc kháng sinh và rượu có thể có tác dụng phụ tương tự nhau. Vì thế, nếu bạn uống cả hai cùng một lúc, chúng có thể gia tăng nguy cơ buồn nôn, chóng mặt hoặc buồn ngủ… Chưa kể, một số loại thuốc kháng sinh như tinidazole, metronidazole và sulfamethoxazole trimethoprim có nhiều khả còn năng gây ra những phản ứng nghiêm trọng nếu bạn uống rượu khi uống chúng.
Cà phê
Những người đang trong quá trình điều trị bệnh hen suyễn cần tuyệt đối không sử dụng đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê. Tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân dùng thuốc này bao gồm đánh trống ngực, căng thẳng và dễ bị kích thích. Nếu uống cà phê cùng với thuốc làm giãn phế quản có thể khiến những triệu chứng trên thêm nặng hơn.
Tỏi
Tỏi là một thực phẩm thường được sử dụng nhiều trong hầu hết các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên không nên dùng tỏi cùng thuốc tiểu đường. Bởi vì hai thứ này kết hợp cùng nhau sẽ làm đường huyết hạ xuống đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo anninhthudo
Chuối xanh: Lợi ích dinh dưỡng và những nguy cơ
Chuối là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe mà mọi người có thể thưởng thức bất cứ lúc nào trong ngày. Thông thường, chuối được ăn khi đã chín, nhưng chuối xanh cũng là món ăn phổ biến sau khi đã nấu chín.
Ảnh minh họa
Có thể ăn chuối xanh bằng cách chiên, luộc hoặc xào. Chuối xanh là một nguồn chất xơ, vitamin, khoáng chất và tinh bột trơ tốt. Chuối sống có vị ít ngọt, chát hơn và có nhiều tinh bột hơn so với chuối chín.
Giá trị dinh dưỡng của chuối xanh
100g chuối xanh chứa 74,91g nước, 89kcal năng lượng và chúng cũng chứa:
- 1,09g protein
- 0,33g chất béo
- 22,84g carbohydrate
- 2,6g chất xơ
- 12,23g đường
- 5mg canxi
- 0,26mg sắt
- 27mg magiê
- 22mg phốt pho
- 358mg kali
- 1mg natri
- 0,15mg kẽm
- 8,7mg vitamin C
- 0,031mg thiamin
- 0,073mg riboflavin
- 0,665mg niacin
- 0,67mg vitamin B6
- 20mcg folate
- 64IU vitamin A
- 0,10mg vitamin E
- 0,5mcg vitamin K
Lợi ích sức khỏe của chuối xanh
1. Hỗ trợ giảm cân
Chuối xanh chứa hai loại chất xơ - tinh bột trơ và pectin, cả hai đều làm tăng cảm giác no sau bữa ăn. Điều này càng giúp làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và khiến bạn ăn ít hơn, từ đó giúp giảm cân
2. Kiểm soát đái tháo đường
Cả tinh bột trơ và pectin trong chuối xanh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn. Chuối xanh có chỉ số đường huyết (GI) là 30, rất thấp và điều này giúp làm giảm mức đường huyết.
3. Thúc đẩy sức khỏe tim
Chuối xanh có hàm lượng tinh bột trơ cao giúp giảm nồng độ cholesterol và triglyceride trong huyết tương, từ đó góp phần vào sức khỏe của tim. Chuối xanh cũng chứa lượng kali tốt giúp kiểm soát huyết áp.
4. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Tinh bột trơ và pectin trong chuối xanh có tác dụng như prebiotic nuôi dưỡng vi khuẩn thân thiện trong ruột. Vi khuẩn lên men hai loại chất xơ này, tạo ra butyrat và các axit béo chuỗi ngắn khác giúp điều trị các vấn đề khác nhau về tiêu hóa.
5. Ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy
Sự có mặt của tinh bột trơ và pectin trong chuối xanh có thể giúp điều trị và ngăn ngừa tiêu chảy. Nó giúp làm cứng phân và chống lại vi khuẩn gây tiêu chảy. Theo một nghiên cứu, chuối xanh rất hữu ích trong chế độ ăn đối với bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nằm viện và có thể được sử dụng để điều trị cho trẻ tại nhà.
6. Giúp hấp thu sắt tốt hơn
Thiếu sắt và thiếu máu ảnh hưởng đến một số lớn dân cư. Một nghiên cứu được công bố trên tờ Food and Nutrition Research cho thấy chuối sống và nấu chín không ảnh hưởng đến hấp thu sắt và chúng có thể giúp tăng lượng sắt trong cơ thể.
Nguy cơ đối với sức khỏe của chuối xanh
Ăn quá nhiều chuối xanh có thể gây đầy bụng, chướng hơi và táo bón. Ngoài ra nếu bạn bị dị ứng với latex, bạn cần tránh ăn chuối xanh vì chúng có chứa các protein tương tự như các protein gây dị ứng trong latex.
Cẩm Tú
Theo Boldsky/Dân trí
Thực phẩm cực bổ nhưng ăn sai giờ nguy hiểm hơn ... thuốc độc Nhiều loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn hay uống vào những thời điểm không thích hợp có thể bị giảm tác dụng thậm chí là gây hại cho sức khoẻ. Ảnh minh hoạ; Internet Chuối Chuối rất giàu các thuốc kháng acid có thể giúp giảm ợ nóng. Ăn trái cây này trong ngày sẽ duy trì mức...