10 thói quen ở xứ người khiến cậu du học sinh hụt hẫng khi về nước
Ở Mỹ, lên xuống xe chào hỏi tài xế là lịch sự, ở Trung Quốc, bạn sẽ bị lườm: “Cảm ơn cái gì, nhanh xuống đi để người khác lên”.
Ảnh minh họa
“Tôi có khoảng thời gian không quá dài khi sang Mỹ du học, cũng dần quen với cuộc sống và một số thói quen ở bên đó. Giờ trở về nước, tôi lại gặp phải những rắc rối rất buồn cười”, một du học sinh (23 tuổi, quê Quảng Châu, Trung Quốc) trở về sau 5 năm học tại Mỹ, kể về việc thích nghi trở lại đất nước mình.
Ra ngoài tôi thường hay cười với người lạ
Ở Mỹ đó là phép lịch sự, nhưng về Trung Quốc nếu tôi cười với một cô gái thì sẽ bị cho là sắp có động cơ hèn kém. Còn nếu cười với những người khác thì coi chừng, họ tưởng bạn bị điên hoặc mắc một chứng thần kinh nào đó.
Giúp người khác mở cửa nếu đi vào cùng
Kết quả là người được giúp sẽ lúng túng không biết nên làm thế nào? Họ sẽ đặt câu hỏi liệu bạn có phải là người phục vụ hay không hay “Có phải trả phí cho hành động này không?”.
Khi bạn lên xe bus, ba lô luôn để dưới đất thay vì trên ghế ngồi
Ở nước ngoài, việc đặt balo dưới đất khi lên xe bus nhằm để có chỗ cho người khác ngồi. Nhưng ở Trung Quốc, nhiều người thấy vậy thường hỏi tôi: “Không sợ balo bẩn à, có ghế bên cạnh sao không để mà đặt ở dưới đất vậy, dại thế”.
Khi ở nơi công cộng, nói tiếng thường rất nhỏ
Video đang HOT
Nếu ở Mỹ, nếu nói to ở nơi công cộng, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu văn minh và bị xem thường. Nhưng khi ở Trung Quốc, nếu không nói to ở nơi công cộng, bạn bè sẽ chẳng hiểu bạn nói gì. Có quá nhiều người ở đó và âm thanh hỗn tạp thường rất lớn, nói quá khẽ đồng nghĩa với việc bạn đang nói chuyện một mình.
Khi lên xe ôtô, thắt ngay dây an toàn
Thực tế thì đây là quy định chung về an toàn giao thông được áp dụng tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Nếu ở Mỹ, dù bạn có ngồi phía sau thì cũng phải thắt dây an toàn. Nhưng ở Trung Quốc, quy định này không quá nghiêm ngặt, trừ lái xe chính, những ghế còn lại thắt hay không không quá quan trọng.
Giấy vệ sinh trong nhà vệ sinh
Sự thật là tại các nhà vệ sinh công cộng ở Mỹ, giấy là một nhu yếu phẩm cần thiết và không thể thiếu. Nhưng tại những nhà vệ sinh công cộng ở Trung Quốc, việc thiếu giấy cũng trở nên phổ biến bởi có những người “tiện tay” mang chúng về nhà.
Nắng không bao giờ che ô
Ở Mỹ và các nước phương Tây, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời được coi là một thú vui, trào lưu để có một làn da rám nắng khỏe mạnh, đương nhiên là họ có bôi kem chống nắng. Vì thế nếu trời nắng mà bạn che ô hoặc đội mũ, nhiều người Mỹ sẽ cho đó là hành động kỳ quái. Còn ở Trung Quốc, nắng mà đầu trần thì bạn sẽ bị đánh giá là: Có lớn mà chẳng có khôn.
Quen chào người lái xe khi lên và xuống xe
Ở Mỹ thì đó là thói quen thể hiện phép lịch sự, còn ở Trung Quốc thì bạn sẽ nhận được ánh mắt nghi ngờ: “Cảm ơn cái gì chứ, nhanh xuống đi để người khác còn lên”.
Dù bữa chính bạn ăn rất no, nhưng vẫn phải cố ăn thêm tráng miệng
Điều này đúng ở Mỹ, còn nếu như ở Trung Quốc, bạn sẽ bị đánh giá là tham ăn tục uống.
Khi đến ngân hàng hay bưu điện, luôn có ý thức đứng cách xa quầy khoảng một mét
Đó là cách xếp hàng tại Mỹ và các nước Bắc Mỹ. Nhưng nếu bạn vẫn giữ thói quen này khi ở Trung Quốc, người xếp hàng sau nghĩ rằng bạn chưa muốn giao dịch nên họ sẽ chen lên trước để giữ chỗ.
Vy Trang
Theo sohu.com/VNE
3 hành trang quan trọng nhất du học sinh cần chuẩn bị cho cuộc sống mới ở nơi đất khách quê người
Cuộc sống du học luôn đòi hỏi những điều kiện và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, toàn diện nhất. Nhưng có lẽ 3 hành trang dưới đây bạn không thể thiếu khi chuẩn bị bước sang một cuộc sống mới xa nhà ở một quốc gia khác.
Bên cạnh sự thú vị vì nhiều trải nghiệm hấp dẫn, cuộc đời du học sinh cũng thực sự không ít những gian truân, vất vả trên con đường tu thân, lập nghiệp và phát triển bản thân tại quốc gia khác. Dù biết còn nhiều khó khăn trước mắt nhưng khi có sự chuẩn bị, ổn định tâm lý và có một tâm thế sẵn sàng bạn sẽ có niềm tin là mình vượt qua và sống tốt được.
1. Hoàn thiện năng lực ngoại ngữ
Đây có lẽ là vấn đề được nhiều học sinh chuẩn bị du học quan tâm, có nhiều trăn trở. Thực tế, phần lớn trước khi du học, học sinh cũng đã có vốn liếng nhất định phần ngoại ngữ, có thể giao tiếp, thực hành văn bản. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ chia sẻ họ vẫn thực sự "sốc" khi đặt chân sang nước bản địa và lắng nghe, trò chuyện với người dân bên đó hay những du học sinh từ các quốc gia khác.
Ngoại ngữ (bao gồm tiếng nói và chữ viết) của nước bản xứ là chìa khóa để chúng ta tiếp cận với cuộc sống tại xứ sở đó. Càng hiểu và thực hành thuần thục bao nhiêu bạn sẽ hòa nhập với đời sống nước sở tại bấy nhiêu. Vậy nên vấn đề gặp khó khăn khi nói chuyện, giao tiếp khi du học ngay cả khi điểm số ngoại ngữ của mình qua đánh giá, thi cử đều tốt là điều không phải hiếm gặp và không khó để giải quyết.
Điều đầu tiên bạn cần làm là ổn định tâm lý, sau đó làm quen và tiếp cận dần dần với hơi thở cuộc sống bên nước bạn du học. Bạn có thể đến những nơi tập trung đông người như trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, quán cà phê, sự kiện văn hóa nào đó, quan sát và bắt đầu thực hành dần dần. Thực ra khi đã có ngoại ngữ tốt thì việc điều tiết và chuyển đổi để bắt nhịp với "chất ngôn ngữ" nước bản địa sẽ dễ dàng hơn, quan trọng là cần thêm chút thời gian mà thôi.
2. Bồi đắp tri thức văn hóa bản địa
Mỗi quốc gia có vô vàn những điều mới mẻ, thú vị. Để làm quen, hiểu và chung sống tại quốc gia đó một cách thoải mái nhất, du học sinh cần có vốn hiểu biết đủ rộng để sinh tồn. Thứ bạn biết không phải chỉ là cách bạn sống mà còn là sự trân trọng, tôn trọng cho đến tình yêu với xứ sở mình gắn bó vài năm để học tập, có khi là trọn đời.
Người xưa đã nói: "Nhập gia tùy tục" để thấy rằng sinh sống ở một đất nước ngoài Việt Nam bạn gần như trở thành một công dân của quốc gia đó: phải tuân thủ luật pháp, tôn trọng giá trị văn hóa, làm việc học tập theo nội quy... Nếu như bạn du học tại Mỹ, đi ăn ở một nhà hàng, bạn đưa tiền boa cho nhân viên phục vụ là hoàn toàn nên làm và như trở thành quy tắc khi sử dụng dịch vụ có phục vụ.
Tuy nhiên, nếu sống tại Nhật Bản điều này lại cấm kỵ vì như vậy họ coi đó là sự coi thường, hạ thấp bản thân người nhận và hoàn toàn kiêng cữ. Hay việc đi chùa ở Hàn Quốc, bạn không được đi vào cửa chính mà chỉ đi cửa bên cạnh sau khi bỏ giày dép bên ngoài. Chẳng hạn du học ở Australia, bạn cũng cần chú ý đến việc giao tiếp bằng cách không hỏi những câu riêng tư liên quan đến tiền bạc hay chuyện tôn giáo, chính trị...
3 . Có tâm thế thật tốt để đương đầu khó khăn
Sống một cuộc sống mới nơi xa xứ rất nhiều học sinh có tâm lý lo lắng, thậm chí sợ sệt. Đây hoàn toàn là một điều bình thường và xảy ra gần như với tất cả những ai trong nhóm du học sinh. Việc chuẩn bị 2 hành trang ở trên càng chu đáo, kỹ lưỡng bao nhiêu bạn sẽ có tâm thế thoải mái, tự tin cho bản thân bấy nhiêu.
Một mặt, gia đình, bạn bè và người thân bằng những lời chúc, sự quan tâm và giúp đỡ sẽ khiến du học sinh an tâm hơn. Mặt khác, chính bạn - người sắp trở thành một học sinh, sinh viên hay công dân của quốc gia khác - phải tự mình trấn an, tìm được điểm tựa và nỗ lực vượt qua. Khi còn ở trong nước, tất nhiên bạn có nhiều điểm tựa hơn nhưng khi đã đặt chân sang nước bạn điều cần nhất vẫn là suy nghĩ độc lập, tự chủ và thái độ kiên định lập trường.
Hành trình trải nghiệm học tập và sinh sống khi đi du học chắc chắn sẽ còn dài. Đó là một thế giới mới với bao điều mới mẻ, thú vị hay như một cực hình đọa đày tất cả đều do bản thân và sự chuẩn bị từ bạn. Hãy cố gắng và luôn hướng về phía trước nhé!
Theo Helino
Năm cách giúp kết bạn dễ dàng khi du học Tham gia các buổi định hướng hay rủ thêm bạn ở trọ cùng sẽ giúp du học sinh tạo dựng thêm nhiều mối quan hệ. Bạn đang muốn du học nhưng lại đắn đo, không biết có thể hòa nhập trong môi trường mới được không? Trang Educations gợi ý năm cách đơn giản giúp du học sinh kết bạn dễ dàng. 1....