10 thói quen gây hại cho tim có thể bạn chưa biết
Bạn có biết rằng, thói quen “xấu xí” như không chăm sóc răng miệng hay tập thể dục quá nhiều đều ảnh hưởng không tốt đến tim.
1. Không chăm sóc răng miệng
Các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh về lợi và bệnh tim mạch. Nếu bạn không làm sạch những mảng bám chứa vi khuẩn tích tụ theo thời gian, nó có thể gây ra bệnh lợi. Những vi khuẩn này có thể gây viêm trong cơ thể và gây ra chứng xơ vữa động mạch.
2. Tập thể dục quá nhiều
Tập thể dục quá nhiều cũng không tốt cho tim, thậm chí có thể gây tử vong. Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa tim James O’Keefe tại bệnh viện Thánh Luca ở Kansas City, Missouri (Mỹ) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và chỉ ra rằng, tập thể dục một cách cực đoan sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho vấn đề tim mạch.
Vì vậy, bạn nên sắp xếp, phân bổ thời gian tập một cách hợp lý, vừa sức.
3. Ăn quá nhiều
Thừa cân cũng là một trong những nguy cơ gây bệnh tim mạch. Chất béo có thể tạo ra một lớp màng bao quanh tim và gây khó khăn cho quá trình tim bơm máu, dẫn đến những cơn đau tim.
4. Tiêu thụ nhiều muối
Đối với người mắc bệnh tim mạch, muối luôn là loại gia vị cần hạn chế. Thức ăn quá nhiều vị mặn sẽ khiến cho người bệnh tim mạch bị tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ bởi những cơn đau tim.
Video đang HOT
Lượng muối cần thiết mà các bác sĩ khuyên dùng hàng ngày (RDI) là 920 – 2.300mg/ngày.
5. Không ăn rau, trái cây
Việc không ăn rau, trái cây ảnh hưởng nhiều đến tim, có thể khiến bạn bị tăng huyết áp, tim mạch vành, lượng cholestersol cao và những vấn đề tim mạch nguy hiểm khác.
6. Stress
Tiến sĩ Tom Russ đến từ Trung tâm nghiên cứu Alzheimer Scotland của Đại học Edinburgh, Anh cho biết: “Tâm lý căng thẳng có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn”.
Trong cuộc sống, con người luôn có những lúc cảm thấy áp lực, căng thẳng. Vì vậy, bạn nên tìm cách để giải tỏa áp lực khi đó.
7. Cuộc sống khép kín
Cuộc sống cô độc, không bạn bè hay người thân cũng sẽ có hại cho tim.
Những người có các mối quan hệ chặt chẽ với gia đình, bạn bè và xã hội nói chung có xu hướng sống lâu hơn và sống khỏe mạnh hơn người sống cô độc, khép kín.
8. Hút thuốc
Hút thuốc có thể gây ra tình trạng máu vón cục, ngăn cản quá trình vận chuyển máu đến tim và tạo mảng bám ở động mạch.
9. Đồ uống có cồn
Tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn có thể gây tác hại trực tiếp đến cơ tim, nhất là tâm thất bên trái và có thể dẫn đến suy tim. Một nguyên nhân khác là do trong khẩu phần ăn của những người nghiện rượu thường thiếu vitamin B1 và sự thiếu hụt này sẽ dẫn đến suy tim.
10. Không đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe
Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết được về tình trạng sức khỏe.
Theo Doisongphapluat
Xỉa răng sau khi ăn là một thói quen tai hại
Xỉa răng sau khi ăn là thói quen của phần lớn người Việt. Thậm chí một số người còn tiện tay lấy luôn một que diêm hay bẻ ngay chân hương xỉa đi xỉa lại trong miệng. Họ cho rằng làm như vậy thì có thể làm răng càng sạch hơn.
Răng là cơ quan tiêu hoá quan trọng của bạn. Một hàm răng khỏe mạnh không những làm nụ cười thêm rạng rỡ mà còn giúp bạn nhai kỹ thức ăn, giảm bớt gánh nặng của dạ dày. Vì vậy bảo vệ hàm răng là việc rất quan trọng. Ngoài việc rèn luyện thói quen đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, chúng ta nên tránh cho răng chịu sự tác động có hại từ bên ngoài. Xỉa răng chính là một thói quen xấu có hại cho răng. Bởi những lý do như sau:
Những chiếc tăm dù làm cẩn thận đến đâu thì cũng vẫn còn những chiếc gai nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Khi bạn dùng tăm loại bỏ những thức ăn còn vương lại, thì những chiếc gai gỗ nhỏ này luôn chọc vào hàng lợi mềm trên hàm răng bạn. Đôi khi không cẩn thận sẽ làm rách lợi, gây chảy máu. Vi khuẩn ở trên tăm và trong khoang miệng thừa cơ đột nhập. Lợi dụng chỗ bị nhiễm khuẩn gây viêm tấy. Nếu thường xuyên phải chịu những tổn hại như vậy, lợi và xương chân răng sẽ dần dần nhỏ lại. Những nơi vốn dĩ được lợi lấp đầy sẽ dần xuất hiện những khe nhỏ khiến cho khe răng của bạn rộng ra.
Nên dùng chỉ nha khoa thay cho tăm
Thường xuyên xỉa răng bằng những chiếc tăm thô cứng sẽ khiến khoảng cách giữa hai răng tăng lên. Cứ như vậy, hàm răng sát chặt sẽ trở lên lỏng lẻo, làm lộ ra các khe răng khó coi. Khe răng bị thói quen sai lầm của bạn làm cho ngày càng rộng. Thức ăn càng dễ giắt vào. Như vậy, một vòng tuần hoàn xấu hình thành. Các thức ăn thừa còn dắt lại trong kẽ răng tạo thành bựa răng. Bựa răng là môi trường sinh trưởng tốt của vi khuẩn, mặt khác nó lại kết hợp với các chất khoáng lắng đọng trong nước bọt tạo thành vôi răng (cao răng). Lớp vôi răng này tác động ến men răng, lại cộng thêm sự xâm thực của vi khuẩn sẽ gây viêm lợi. Chứng viêm lợi rất khó chịu, vì cứ động vào răng là bị chảy máu, gây đau đớn.
Đánh răng sau khi ăn là phương pháp chăm sóc răng miệng tốt nhất
Nếu không thể bỏ được thói quen xỉa răng thì bạn có thể làm theo cách sau:
- Khi ăn xong ở chỗ đông người, bạn có thể dùng tăm để khều nhẹ thức ăn dính răng, tuyệt đối không đẩy tăm sâu vào kẽ 2 răng làm tổn thương lợi. Nên sử dụng tăm có bao gói tiệt trùng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn trong các kẽ răng ít nhất 1 lần 1 ngày trước khi đi ngủ
- Đối với những bạn có răng khểnh, lệch lạc, dễ bị giắt thức ăn nên đem theo 1 cuộn chỉ nha khoa và sử dụng mỗi lần ăn xong, để tránh cảm giác căng tức, khó chịu vì bị nhét thức ăn trong kẽ răng.
Cách chăm sóc răng miệng tốt nhất sau khi ăn
Nên đánh răng khoảng 60 phút sau khi ăn. Bởi sau khi ăn xong lúc này acid trong thực phẩm và đồ uống sẽ làm mềm đi lớp men răng và nếu bạn đánh răng ngay vào lúc này, men răng rất dễ bị thương tổn.
Nên đánh răng ít nhất là 2 lần (và không quá 3 lần) trong một ngày. Đặc biệt, đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ là rất quan trọng bởi một khoảng thời gian dài sau đó (6-9 tiếng), bạn không hề uống nước và vi khuẩn có thể dễ dàng phá hoại răng của bạn. Đánh răng buổi sáng sớm cũng quan trọng không kém bởi việc này sẽ giúp bạn "dọn sạch" những gì vi khuẩn đã sản sinh ra trong một đêm. Các nhà khoa học nói rằng bạn nên đánh răng khoảng 1g sau khi ăn sáng (chứ không phải là trước khi ăn sáng).
Sau khi dùng chỉ nha khoa và đánh răng, bạn nên súc miệng với một nước súc miệng loại chuyên dụng để chống sâu răng và các bệnh viêm lợi. Bạn có thể súc miệng thường xuyên sau khi ăn hoặc uống bất cứ thức uống gì, đặc biệt trong trường hợp mà bạn không thể đánh răng ngay hoặc xỉa răng thì việc súc miệng lại càng cần thiết.
Và điều cuối cùng là bạn nên để ý đến răng miệng của mình thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất ngờ về răng miệng kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm đau đớn, giảm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị nếu răng bạn bị sâu hoặc có vấn đề khả nghi.
Theo Megafun
Nguy cơ tiềm ẩn hại sức khỏe trong 5 thói quen sinh hoạt của bạn Có những việc bạn phải làm hàng ngày mà không thể bỏ. Tuy nhiên, nếu không làm đúng, những thói quen này sẽ gây ra nguy cơ tiềm ẩn hại sức khỏe của chính bạn. 1. Đánh răng Đánh răng là để làm sạch răng nhưng ngay cả việc này cũng có thể giúp đưa vi khuẩn vào trong miệng. Dù bạn đã...