10 thành phố hàng đầu để tìm việc làm năm 2019 dành cho sinh viên mới ra trường
Một bước ngoặt quan trọng của sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm việc làm. Không chỉ quan tâm đến vị trí công việc, các sinh viên ngày nay còn chú ý đến các yếu tố khác như văn hóa tổ chức, mức lương xứng đáng và địa điểm làm việc.
Bằng việc phân tích dữ liệu công của hàng trăm thành phố, chuyên trang trực tuyến nổi tiếng HousingAnywhere đã đưa ra Top 100 thành phố để tìm việc làm và xếp hạng các thành phố theo sáu yếu tố: số lượng công việc có sẵn, mức lương, chi phí sinh hoạt, điểm khởi nghiệp, chất lượng cuộc sống và tinh thần cởi mở.
Munich được xếp số 1 trong danh sách các thành phố nên tìm kiếm việc làm năm 2019 dành cho sinh viên mới ra trường.
Theo đó, thành phố Munich (Đức) có tổng điểm cao nhất. Thủ phủ xứ Bavaria này là nơi dành cho chất lượng cuộc sống và tinh thần cởi mở, đây là chiến thắng liên tiếp của Munich trong các hạng mục này sau khi Tạp chí lối sống đô thị Monocle gọi đây là thành phố đáng sống nhất thế giới năm ngoái.
Munich cũng là thành phố đứng đầu về “Điểm khởi nghiệp – Startup Score”. Công nghệ sinh học, bảo hiểm và Internet vạn vật là những lĩnh vực quan trọng cho các công ty khởi nghiệp ở đây, vì vậy sinh viên mới ra trường có thể quan tâm đến những cơ hội trong lĩnh vực này.
Thành phố San Francisco (Mỹ) xếp thứ hai, nhờ mức lương trung bình cao của lực lượng lao động tại đây (cao nhất trong số tất cả các thành phố được phân tích) và số lượng việc làm cao. Tuy nhiên, dù đây là thành phố với triển vọng nghề nghiệp đầy hứa hẹn trong lĩnh vực công nghệ, những sinh viên mới ra trường vẫn nên lưu ý rằng chi phí thuê nhà và chi phí sinh hoạt tại thành phố này nằm trong nhóm đắt đỏ nhất cả nước.
Zurich (Thụy Sĩ) lọt vào top 3. Cuộc sống cân bằng dường như là chìa khóa ở đây, mở ra một thành phố châu Âu đạt điểm gần như tuyệt đối về mức lương và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, Zurich cũng nổi tiếng là đắt đỏ với điểm công việc khá thấp.
Video đang HOT
Moscow (Nga) có số lượng việc làm nhiều nhất, nhưng Aarhus (Đan Mạch) có chất lượng cuộc sống tốt nhất.
10 thành phố hàng đầu để tìm việc làm năm 2019 dành cho sinh viên mới ra trường
Không có gì ngạc nhiên khi Aarhus, Đan Mạch, giành được số điểm hoàn hảo cho chất lượng cuộc sống. Thành phố lớn thứ hai của Đan Mạch tự hào có những công trình nghệ thuật và kiến trúc đáng kinh ngạc, tỷ lệ tội phạm đặc biệt thấp và môi trường tốt cho người nước ngoài.
Các trục đường và những con phố chính đã được quy hoạch thành các không gian công cộng và công viên mới, trong các khu thành thị quy mô lớn để người dân có thể trải nghiệm cuộc sống đô thị tiến bộ.
Trong khi đó, chi phí sinh hoạt thấp nhất là hai thành phố ở Ấn Độ, lần lượt là Mangalore và Hyderabad, tiếp đến là Monterrey (Mexico). Với những người có kế hoạch muốn chu du, sinh sống ở một nước khác cùng mức chi phí hạn hẹp thì đây là những thành phố phù hợp.
Thái Hằng
Theo SIN/Dân trí
Nhiều sinh viên còn 'ảo tưởng sức mạnh'
Tại hội thảo 'Kết nối doanh nghiệp trong đào tạo ĐH' tổ chức sáng nay, ông Đỗ Võ Thắng, Giám đốc Athena Group, thẳng thắn cho rằng nhiều sinh viên hiện nay tự tin kiểu 'ảo tưởng sức mạnh' chứ không phải tự tin vì mình làm được việc.
Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại hội thảo - Đăng Nguyên
Ngày 29.6, Trường ĐH Gia Định đã tổ chức hội thảo 'Kết nối doanh nghiệp trong đào tạo ĐH'. Tại đây, nhiều doanh nghiệp cho rằng các trường ĐH cần trang bị kỹ năng, thái độ làm việc cho sinh viên. Vì đây là một trong những điểm yếu mà sinh viên hiện nay mắc phải khi đến thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp.
Ngồi ngửa rung đùi khi xin việc
Bà Nguyễn Quang Thụy Cao Khoa, Giám đốc Công ty Cao Khia, cho biết sinh viên về công ty thực tập hoặc sinh viên mới ra trường về làm việc rất năng nổ. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp còn kém. Nhiều bạn luôn nói "yes", "no" với sếp, trong khi những người chuyên về ngoại ngữ không nói vậy. Nhiều sinh viên lại chuyên nhá máy điện thoại. Bà Khoa cho biết lúc này bà rất lo, nghĩ rằng có chuyện gì xảy ra, khi gọi lại thì sinh viên nói "cô ơi, máy em hết tiền"!.
Bà Khoa cũng cho biết nhiều bạn trẻ đến xin việc, nhận việc lại "ngồi ngửa rung đùi" rất phản cảm. Những sinh viên kiểu này rất thiếu trách nhiệm với công ty, thiếu ý thức kỷ luật.
Ông Đỗ Võ Thắng, Giám đốc Athena Group, cũng thẳng thắn cho rằng nhiều sinh viên hiện nay tự tin kiểu "ảo tưởng sức mạnh" chứ không phải tự tin vì mình làm được việc. Tuy nhiên, ông Thắng cho biết ông không trách thái độ làm việc của sinh viên mới ra trường không tốt. Các bạn còn trẻ và có thể doanh nghiệp chưa đủ sức hút. Thay vì vậy, doanh nghiệp cần có cách lọc nhân viên ngay từ đầu bằng cách để bạn trẻ hiểu được mô hình công ty có phù hợp với họ để họ gắn bó không.
Doanh nghiệp muốn đến trường chia sẻ, nhưng...
Trong hội thảo, ông Lưu Đức Tiến, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, cho biết có nhiều trường ĐH, CĐ cho biết rất muốn nâng cao kiến thức thực hành cho sinh viên bằng cách mời doanh nghiệp về giảng dạy. Tuy nhiên, những quy định hiện nay về bằng cấp, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khiến doanh nghiệp khó tham gia giảng dạy.
Ông Hà Hữu Phúc phát biểu tại hội thảo - Đăng Nguyên
Nói về việc này, ông Hà Hữu Phúc, Hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định, cho biết thời điểm ông làm ở một trường ĐH khối công an, có một kinh nghiệm rất hay là trường thường mời các cán bộ thanh tra, viện kiểm sát... về báo cáo thực tế. Vì sinh viên ngành này ra trường cần phải có kiến thức để làm việc.
Hiện nay quy định của Bộ GD-ĐT là giảng viên phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Quy định này không thể vi phạm được. Nhưng các trường có thể mời doanh nghiệp về đứng lớp ở các buổi báo cáo thực tế. Mục đích cuối cùng là truyền tải thông tin thực tiễn cần thiết đến sinh viên thì làm cách nào không vi phạm quy định mà đảm bảo mục đích là được. Điều này rất cần thực hiện vì trước đây các trường chỉ quan tâm đến việc đào tạo thứ mình có. Trong khi phải quan tâm đến việc "bán" sản phẩm đào tạo của mình theo nhu cầu của xã hội.
Trong hội thảo, nhiều doanh nghiệp còn đề nghị trường ĐH để sinh viên đi kiến tập, thực tập ngay từ năm 1, năm 2. Vì như vậy mới đủ thời gian doanh nghiệp và sinh viên "hiểu" về nhau, từ đó làm việc với nhau tốt hơn. Cũng cần giải thích đặc thù công việc của doanh nghiệp trước khi kiến tập, thực tập để sinh viên nắm rõ.
Theo thanhnien
8 điều sinh viên mới tốt nghiệp cần biết khi viết CV CV là một tài liệu phác thảo nền tảng và kinh nghiệm để nhà tuyển dụng có thể đánh giá sự phù hợp của bạn đối với công việc. Là một sinh viên mới ra trường, bạn thường không có nhiều kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên bạn vẫn có thể viết một CV thu hút để tăng cơ hội có được việc...