10 thắc mắc về thi lớp 10 ở Hà Nội
Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội đang ngày một đến gần với nhiều điểm mới và dưới đây là giải đáp những thắc mắc mà nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm.
1. Học sinh đạt giải từ cuộc thi cấp thành phố có được cộng điểm khuyến khích? Những trường hợp nào được cộng điểm khuyến khích ở đợt tuyển sinh năm nay?
Thực hiện Quy chế tuyển sinh THCS, THPT ban hành kèm Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; ở mùa tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019, Hà Nội sẽ không còn cộng điểm khuyến khích cho các thí sinh đoạt giải trong các kỳ, cuộc thi văn hóa, khoa học kỹ thuật, thi viết thư quốc tế, giải toán trên máy tính cầm tay, giải toán bằng tiếng Anh, giải toán trên internet, thi văn nghệ, thể thao… các cấp.
Năm nay, Sở GD-ĐT chỉ cộng điểm khuyến khích đối với học sinh có chứng chỉ nghề phổ thông: loại Giỏi (cộng 1,5 điểm); loại Khá (cộng 1 điểm); loại Trung bình (cộng 0,5 điểm).
Tuy vậy, các thí sinh đạt giải cấp quốc gia (về văn hóa, khoa học kỹ thuật,…) vẫn được tuyển thẳng vào tất cả các trường theo quy định.
Năm nay, số học sinh thi vào lớp 10 của Hà Nội tăng mạnh (khoảng 20.000 em) so với năm ngoái.
2. Nếu không dự thi vào ngày thi chung 7/6, thí sinh có cơ hội được tuyển sinh vào lớp 10 hay không?
Học sinh không dự thi ngày 7/6 được dự tuyển vào các cơ sở giáo dục có dùng phương thức xét tuyển từ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp THCS, đó là các trung tâm GDNN-GDTX, một số trường THPT công lập TCTC, trường THPT ngoài công lập.
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ: “Điểm mới năm nay là Sở sẽ bỏ Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10, nên các học sinh có thể không dự thi tuyển sinh vào THPT vẫn có thể học ở các trường ngoài công lập mà chỉ cần đã tốt nghiệp THCS.
Điều này nhằm tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập, khi từng đề xuất nhiều năm. Song chúng tôi sẽ quản lý theo phần mềm ngay từ đầu năm, không để hiện tượng giữa năm các trường tự ý đưa học sinh vào. Tạo điều kiện “lỏng” về mặt cơ chế nhưng sẽ làm chặt ở mặt quản lý”.
3. Thí sinh được đăng ký tối đa bao nhiêu nguyện vọng?
Mỗi học sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập cùng khu vực tuyển sinh, không kể nguyện vọng vào lớp chuyên của các trường: THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT Chuyên Nguyễn Huệ, THPT Sơn Tây và THPT Chu Văn An. Ngoài ra, học sinh cũng có thể đăng ký dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
4. Trường hợp thí sinh quận này muốn đăng ký nguyện vọng vào các trường THPT ở quận khác, có được không? (Ví dụ thí sinh quận Hoàng Mai có được đăng ký nguyện vọng vào trường THPT ở quận Cầu Giấy?)
Đối với các trường THPT công lập, khu vực tuyển sinh (KVTS) được chia theo địa giới hành chính.
Thí sinh đăng ký nguyện vọng vào 2 trường THPT ở cùng một khu vực tuyển sinh nơi học sinh hoặc bố (mẹ) có hộ khẩu thường trú.
Tuy nhiên, những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú… được phép đổi khu vực tuyển sinh với điều kiện: Nguyện vọng vào 2 trường THPT công lập phải ở trong cùng một khu vực tuyển sinh. Học sinh phải có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh (theo mẫu do cơ sở giáo dục nơi học sinh học lớp 9 cung cấp), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được Thủ trưởng cơ sở giáo dục xác nhận.
Video đang HOT
Các trường THPT ngoài công lập được tuyển sinh học sinh toàn thành phố, không phân biệt khu vực tuyển sinh.
Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội năm nay diễn ra vào ngày 7/6.
5. Những trường hợp nào không cần theo khu vực tuyển sinh?
Những trường hợp sau không theo khu vực tuyển sinh:
Học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên tại các trường THPT chuyên và các trường THPT có lớp chuyên.
Học sinh đăng ký dự tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập.
Học sinh đăng kí dự tuyển một nguyện vọng vào lớp 10 không chuyên của Trường THPT Chu Văn An hoặc Trường THPT Sơn Tây, nguyện vọng còn lại phải đăng kí theo khu vực tuyển sinh quy định.
Học sinh đăng ký dự tuyển học Tiếng Đức (ngoại ngữ 2, hệ 7 năm) tại Trường THPT Việt Đức, nguyện vọng còn lại phải đăng ký theo khu vực tuyển sinh quy định.
Học sinh đăng kí dự tuyển học ngoại ngữ Tiếng Pháp, Tiếng Nhật vào các trường có dạy Tiếng Pháp, Tiếng Nhật.
Học sinh đăng kí dự tuyển học chương trình thí điểm đào tạo song bằng tú tài.
6. Năm nay, số học sinh thi vào lớp 10 của Hà Nội tăng mạnh (khoảng 20.000 em) so với năm ngoái. Chỗ học của học sinh liệu có được đáp ứng đủ?
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, để đáp ứng, năm nay Sở đã giao tăng chỉ tiêu tùy theo tình hình thực tế về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất,… tại các trường. Ngoài ra thành phố đã xây dựng thêm một số trường mới như nhằm giảm bớt áp lực về việc tăng dân số cơ học.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, các trường ngoài công lập cũng được tăng chỉ tiêu. Các trường ngoài công lập được phép đề xuất về chỉ tiêu có thể đáp ứng tùy theo cơ sở vật chất đầu tư mới của nhà trường và Sở GD-ĐT xét duyệt.
7. Cách tính điểm xét tuyển vào các trường THPT công lập được thực hiện như thế nào?
Theo kế hoạch đã được UBND TP phê duyệt, năm học 2018-2019 Hà Nội vẫn áp dụng phương thức tuyển sinh như năm học trước đó là “kết hợp xét tuyển với thi tuyển” để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Điểm xét tuyển được tính bằng tổng của điểm THCS, điểm thi (đã tính hệ số 2) và điểm cộng thêm.
Trong đó, điểm THCS là tổng số điểm tính theo kết quả học tập và rèn luyện của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học ở cấp THCS của học sinh được tính như sau:
Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi: 5,0 điểm;
Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá: 4,5 điểm;
Hạnh kiểm khá và học lực khá: 4,0 điểm;
Hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 3,5 điểm;
Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình và học lực khá: 3,0 điểm;
Trường hợp còn lại: 2,5 điểm
8. Cơ hội của học sinh được tiếp cận với chương trình đào tạo song bằng cấp THPT của Hà Nội như thế nào?
Một trong những điểm mới năm nay là ngoài Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam tuyển sinh 2 lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc (Chứng chỉ A-level).
Như vậy, theo kế hoạch năm học 2018-2019, thành phố sẽ có 2 trường THPT công lập tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài, cụ thể là:
Để có thể trúng tuyển, học sinh phải dự tuyển 3 vòng:
Vòng 1 – Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài THPT quốc gia Việt Nam vào ngày 7/6 (buổi sáng thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán, cùng với kỳ thi vào lớp 10 THPT không chuyên);
Vòng 2 -Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc vào ngày 10/6 (buổi sáng thi môn Toán bằng tiếng Anh và môn Vật lý bằng tiếng Anh; buổi chiều thi môn tiếng Anh và môn Hóa học bằng tiếng Anh);
Vòng 3 – Phỏng vấn vào ngày 18/6.
9. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo song bằng này, học sinh có thể nhận được bằng/chứng chỉ gì?
Sau khi kết thúc chương trình học, thí sinh sẽ thi THPT quốc gia để được xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia Việt Nam và phải thi theo chuẩn của Cambridge để nhận chứng chỉ A-level (nếu đạt). A-level được công nhận bởi tất cả các trường đại học tại Anh cũng như các trường và tổ chức quốc tế tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Có chứng chỉ A-level trong tay cũng như là có “tấm hộ chiếu” vào học tại các trường đại học danh tiếng ở Anh và trên thế giới.
10. Được biết, từ năm học 2019-2020, Hà Nội sẽ tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp nhiều môn. Vì sao và cơ sở nào mà Sở GD-ĐT lại đưa ra hình thức thi này?
Từ năm học 2019-2020, thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ phải thi 3 bài thi gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp: Tổ hợp 1 (Ngoại ngữ, Vật lí, Lịch sử và Giáo dục công dân) hoặc Tổ hợp 2 (Ngoại ngữ, Địa lí, Hóa học và Sinh học). Sở GD-ĐT Hà nội sẽ công bố chọn bài thi tổ hợp vào cuối tháng 3 hàng năm.
Trong đó, các bài thi Toán, Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận. Bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi. Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và kết quả bài thi trên phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính.
Phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT từ năm học 2019-2020 nhằm mục đích khắc phục các hạn chế của phương thức cũ, triển khai mạnh công cuộc đổi mới giáo dục, chủ động đón nhận chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng các yêu cầu về đổi mới dạy học.
“Phương thức “kết hợp thi tuyển với xét tuyển” để tuyển sinh vào lớp 10 THPT đã được áp dụng từ năm học 2005-2006 bộc lộ nhiều hạn chế như tạo nên hiện tượng học lệch, học sinh chỉ tập trung vào học môn Ngữ văn và Toán mà chưa tập trung các môn còn lại, như vậy chưa đảm bảo được mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc THCS. Ngoài ra, khâu xét tuyển dựa vào việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở bậc THCS chưa thật sự khách quan do việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của mỗi giáo viên; việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh giữa các trường khác nhau.
Việc thi thêm bài thi thứ 3 là bài thi tổ hợp nhằm mục đích tránh sự học lệch của học sinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện ở các cấp học dưới; bài thi tổ hợp với mục tiêu dần tiếp cận chương trình SGK mới là “theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên”. Bài thi tổ hợp có môn Ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực Ngoại ngữ của học sinh, đáp ứng đề án nâng cáo chất lượng dạy học Ngoại ngữ ở trường phổ thông.
Bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong bài thi tổ hợp, ngoài môn Ngoại ngữ, 3 môn còn lại vừa có môn tự nhiên, vừa có môn xã hội, điều này đảm bảo tính công bằng, khách quan đối với học sinh.
Những nội dung về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 đang được Sở GD-ĐT Hà Nội xây dựng kế hoạch chi tiết và hướng dẫn trên toàn thành phố, dự kiến trước ngày 24/4.
Thanh Hùng
Theo Vietnamnet
Sở GDĐT "vào cuộc" vụ hàng loạt trường "vượt rào" tuyển sinh đầu cấp sai quy định
Lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội cho biết sẽ xác minh những nội dung về việc hàng loạt trường "vượt rào" tuyển sinh đầu cấp sai quy định như Báo Lao Động đã phản ánh.
ảnh minh họa
Chiều 19.3, ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết: Sau khi Bộ GDĐT công bố Thông tư 05 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, Sở GDĐT cũng đã trình UBND TP.Hà Nội kế hoạch, phương thức tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2018 - 2019 của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn. Đến chiều 19.3, UBND TP.Hà Nội vẫn chưa có văn bản đồng ý. Vì thế, Sở GDĐT chưa triển khai nội dung trên. Khi nào chính thức có quyết định sẽ tổ chức họp báo để công bố.
Liên quan tới phản ánh của Báo Lao Động về việc hàng loạt các trường phát hành hồ sơ, tuyển sinh trước quy định, thực hiện khảo sát năng lực với lớp 1, lớp 6 khi chưa được phép, Phó Giám đốc Sở GDĐT cho biết, sẽ yêu cầu đơn vị phụ trách xác minh ngay thông tin này.
Trước đó, như Báo Lao Động đã phản ánh trong bài viết "Hà Nội: Trái lệnh trên, hàng loạt trường "vượt rào" tuyển sinh đầu cấp sai quy định", mặc dù tới thời điểm hiện tại Sở GDĐT Hà Nội chưa ban hành Quy chế tuyển sinh năm học 2018 - 2019 nhưng nhiều trường ngoài công lập đã "vượt rào" tuyển sinh sớm. Thậm chí, có trường đã tuyển sinh đủ chỉ tiêu.
Bên cạnh đó, các trường còn ngang nhiên khảo sát năng lực mặc lệnh cấm. Cụ thể, ngay từ tháng 12.2017, nhiều trường ngoài công lập đã thông báo tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 theo phương thức khảo sát năng lực đầu vào. Trong khi, ngày 15.3, Bộ GDĐT mới có văn bản cho phép áp dụng phương thức khảo sát năng lực đầu vào đối với tuyển sinh lớp 6 và ở các trường "đặc thù".
Thực tế cho thấy, công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp tại Hà Nội năm nào cũng xảy ra tình trạng lộn xộn trong khối ngoài công lập. iều đó không chỉ gây xáo trộn, ảnh hưởng đến việc dạy và học đối với học sinh, mà còn tạo tâm lý nhấp nhổm, lo lắng cho các bậc phụ huynh và xã hội.
Theo Laodong.vn
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh lớp 6 vào đầu tháng 3/2018 "Nếu việc đánh giá năng lực ở một số trường được Bộ GD&ĐT cho áp dụng, chúng tôi sẽ có khảo sát, đánh giá để có phương án phù hợp nhất. Theo quy định, khoảng tháng 3/2018 sẽ công bố phương án thi này". ảnh minh họa Trên đây là trao đổi của ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GDĐT...