10 teen tiêu biểu của năm học 2010-2011
Bên cạnh 100 teen được trao giải thưởng Lý Tự Trọng, 10 bạn có thành tích học tập xuất sắc và hoạt động đoàn tích cực sẽ được vinh danh.
Trần Thái Hưng, trường trung học thực hành, ĐH Hoa khọc Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM – một trong 10 học sinh tiêu biểu của năm học 2010-2011. (Ảnh ĐHQG).
Vào sáng 26/3, Trung Ương Đoàn phối hợp với Hội sinh viên Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải thưởng Lý Tự Trọng tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.
Trong năm học 2010-2011, có 100 bạn học sinh THPT nhận được giải thưởng Lý Tự Trọng. Đây là giải thưởng được trao hàng năm, dành cho những bạn trẻ ở cấp THPT có điểm trung bình từ 8,5 trở lên hoặc giành giải nhất, nhì, ba kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia hoặc đạt giải trong các kỳ thi quốc tế, có những đóng góp tích cực cho phong trào thanh niên trong cả nước.
Ngoài ra, ban tổ chức cũng khen thưởng 10 gương mặt đoàn viên tiêu biểu nhất trong năm học 2010-2011. 10 gương mặt này sẽ được vinh danh tại lễ trao giải Lý Tự Trọng vào ngày 26/3 tới.
10 teen tiêu biểu trong năm học 2010-2011 Trịnh Thanh Hiếu, lớp 12 Lý, trường THPT chuyên Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang Trương Thu Huyền, lớp 12 Sinh, trường THPT Lương Văn Tụy, tỉnh Ninh Bình Hoàng Thị Hương Lan, lớp 12A3, trường THPT Hồng Bàng, Hải Phòng Hà Thúc Tiến, lớp 11/1 trường THPT chuyên Quốc học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Triệu Thị Hoàng, lớp 11A, trường THPT Dân tộc nội trú, tỉnh Phú Yên Trần Hán Nhật Minh, lớp 12A2, trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP HCM Đặng Trương Hiền Hòa, lớp 11TA1, trường THPT Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lâm Lê Thảo Vy, lớp 11C1 trường THPT Chu Văn An, tỉnh An Giang Hoàng Linh Chi, lớp 11 Văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội Trần Thái Hưng, trường trung học thực hành, ĐH Hoa khọc Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Con chỉ ước có đôi nạng để đến trường"
Đó là mong mỏi của cô bé Lê Thị Thúy, học sinh lớp 5D, Trường tiểu học số 2 Hòa Xuân Tây (Đông Hòa, Phú Yên). Đôi chân teo nhỏ ngay từ khi mới sinh ra, Thuý không thể đi lại như bạn bè đồng trang lứa.
Video đang HOT
Nhưng điều đó không thể ngăn được niềm khát khao học tập của cô bé. Hơn thế, trong 4 năm liền em luôn đạt thành tích học tập xuất sắc.
"Con bé sinh ra có 7 lạng thôi, nhỏ như cái chai ấy, yếu lắm, nó nằm trong lồng kính 25 ngày luôn cô à. Bác sĩ nói, con bé sống được là điều kỳ diệu đó" - bà Hồ Thị Thành (80 tuổi), bà ngoại của Thúy bắt đầu câu chuyện về cô cháu gái của mình như thế.
Dù đôi chân bị tật nguyền, gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng em Lê Thị Thúy luôn cố gắng vượt khó học giỏi.
Thúy sinh năm 2000, vào đúng 25 Tết âm lịch. Vừa sinh ra, đôi chân em đã yếu ớt, càng lớn chân càng teo nhỏ, co rút dần. Khi đến tuổi mà mọi đứa trẻ đều biết đi thì em chỉ có thể trườn bằng cách dùng hai tay kéo người tiến lên phía trước. Thương con đứt ruột, cha mẹ em Thúy là anh Lê Ngọc Tài và chị Nguyễn Thị Nga đã cố gắng chạy chữa cho con nhưng đành bất lực.
Chị Nga kể: "Lúc Thúy 3 tuổi gia đình đã đưa ra Quy Nhơn chữa trị nhưng vẫn không có biến chuyển gì. Gia đình cũng khó khăn quá nên đành chịu, thương con lắm mà không biết làm sao".
Lên 6 tuổi, nhìn bạn bè cắp sách đến trường, Thúy cũng náo nức đòi cha mẹ cho đi học. Nhưng chị Nga thương con sức khỏe yếu, lại bị khuyết tật đến lớp sợ chúng bạn chê cười nên khuyên con ở nhà. Nhưng khát khao được đến lớp, được học chữ của Thúy quá lớn, anh Tài, chị Nga cầm lòng không được đành mua sắm sách vở, áo quần đưa con đến trường.
"Lúc đó con bé năn nỉ bố mẹ cho đi học dữ lắm, thấy bạn bè ríu rít đến lớp là nó ra bậc thềm ngồi nhìn theo mà nước mắt cháy ướt cả má. Thương con quá nên cho Thúy đi học chứ tôi vẫn nghĩ chắc là nó không học nổi đâu".
Thế nhưng, Thúy đã làm gia đình rất ngạc nhiên bởi ngay từ khi vào lớp 1 em đã rất sáng dạ. Dù không được học mẫu giáo, không được cha mẹ kèm chữ ở nhà nhưng khi vào lớp 1, Thúy đã nhanh chóng học kịp chúng bạn rồi vượt lên đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Thúy (áo kẻ) luôn được bạn bè nể phục, yêu mến vì tinh thần lạc quan.
Bây giờ đã là cô học sinh cuối cấp tiểu học, học giỏi chăm ngoan, được thầy yêu bạn mến nhưng Thúy vẫn rất không sao quên được những ngày đầu đến lớp. Vì nhà ở xa trường nên Thúy sang ở với bà ngoại gần trường hơn để có thể đến lớp dễ dàng. Bà ngoại đã già nhưng thương cháu hiếu học, dù nắng hay mưa bà Thành cũng cố gắng cõng cháu đến lớp đúng giờ.
"Nhiều hôm mưa to lắm, đường thì lầy lội, hai bà cháu lùm xùm áo mưa, cháu ôm cặp sách, bà cõng cháu trên lưng cứ thế đến trường" - bà Thành kể.
Lớn hơn một chút, thương ngoại già yếu, Thúy xin phép tự đến lớp một mình. Bố Thúy đã nhờ một người thợ mộc trong thôn đóng cho Thúy một đôi nạng gỗ nhỏ để em có thể tự đi học. Từ nhà ngoại đến lớp chỉ mất khoảng 10 phút đi bộ nhưng sao đối với Thúy lại dài đến thế. Con đường làng mấp mô những viên sỏi khiến em không ít lần bị ngã trầy đầu gối, bẩn cả chiếc áo sơ mi trắng tinh mới thay.
Nhưng tất cả những khó khăn đó không hề làm Thúy nản lòng, cô bé lại chống nạng đứng dậy, gạt nước mắt tiếp tục bước tiếp, những bước đi dù không vững chải nhưng chứa đựng quyết tâm vượt khó mãnh liệt.
Cứ thế, gần 5 năm nay, người dân ở thôn Phước Lương (Hòa Xuân Tây, Đông Hòa) đã quen thuộc với hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống nạng đến trường, dù nắng hay mưa vẫn chưa nghỉ một buổi học nào.
Cô giáo Lưu Thị Nhiễm, giáo viên chủ nhiệm lớp 5D, Trường tiểu học số 2 Hòa Xuân Tây nói về cô học trò đặc biệt của mình: "Dù khuyết tật, nhưng Thúy rất thông minh, đặc biệt em luôn biết vượt khó trong học tập, Thúy là tấm gương vượt khó học giỏi để nhiều học sinh khác noi theo".
Mới đây em Lê Thị Thúy được Sở GD-ĐT Phú Yên tặng giấy khen thưởng Học sinh khuyết tật học giỏi.
Trong 4 năm liên tiếp Thúy liên tiếp là học sinh giỏi, được nhận nhiều giấy khen của Hội khuyến học xã, Sở GD-ĐT Phú Yên.
Được biết, gia đình Thúy thuộc diện khó khăn. Bố Thúy là công nhân chẻ đá. Công việc cực nhọc nhưng tiền kiếm được không là bao. Những ngay mưa lớn, không làm đá được thì anh đi làm thuê làm mướn, không có người thuê thì đành ở nhà. Mẹ Thúy làm nghề bóc hạt điều, ngồi còng lưng làm cả ngày cũng chỉ kiếm được 30 đến 40 ngàn đồng.
Biết gia đình khó khăn nên những khi học bài xong Thúy cũng phụ mẹ bóc hạt điều. Chị Nga rơm rớm nước mắt nói: "Con bé ngoan lắm, cứ đòi phụ mẹ việc nhà thôi. Nhưng nó có đi lại được đâu, toàn phải lết thôi nên tôi không cho nó làm. Thế là nó đòi bóc hạt điều, tay nó yếu nên bóc khó khăn lắm, thế mà cứ cương quyết làm cho bằng được. Có ngày cũng bóc được cả cân luôn đấy".
Những lúc rảnh rỗi Thúy lại giúp mẹ bóc hạt điều để kiếm thêm thu nhập.
Khi được hỏi về ước mơ, đôi mắt Thúy sáng lên, em hồ hởi nói: "Con muốn được đi học đại học, được làm bác sĩ để chữa bệnh cho những trẻ em bị tật nguyền như con".
Đôi nạng cùng Thúy đến trường bao lâu nay đã cũ mục, bị gãy nhưng không tìm được người đóng nạng mới nên bố Thúy phải quấn lại bằng dây cao su. Biết hoàn cảnh của Thúy, một nhà hảo tâm đã tặng một chiếc xe lăn nhưng đôi tay Thúy quá yếu, đường làng lại gập ghềnh nên không thể sử dụng được.
Chặng đường đến lớp của Thúy sẽ gian nan bội phần khi lên các bậc cao hơn em phải đi học xa hơn. Đôi nạng cũ kỹ liệu còn đủ sức nâng bước chân em...
Khánh Hằng - Thành Chung
Theo Dân Trí
Học sinh Việt là thủ khoa ở Úc Học sinh người Việt Trương Mạnh Tuệ đã đoạt giải Thành tích Học tập ưu tú nhất trong kỳ thi Bằng Trung học (HSC) năm 2010. Tuệ là học sinh của Trường Nam Trung học Homebush, đạt được số điểm Thứ hạng tuyển sinh Đại học Úc (ATAR) 99,9 (điểm tối đa là 100) và là thủ khoa của trường này. Trương Mạnh...