10 tấm bằng đắt đỏ nhất thế giới
Tấm bằng cử nhân đắt nhất thế giới có chi phí lên đến gần 403.000 USD, tức hơn 9,2 tỷ đồng.
Bằng cử nhân Lịch sử và Luật tại ĐH Sarah Lawrence (New York, Mỹ) được coi là tấm bằng đắt đỏ nhất thế giới khi chi phí 402.962 USD. Nhưng trường cũng có chương trình hỗ trợ tốt cho người học với 65% sinh viên nhận trợ cấp tài chính khi theo học Lịch sử và Luật. Ảnh: Flickr.
Để có tấm bằng ngành Luật tại ĐH Vanderbilt, người học cũng cần bỏ ra 375.620 USD. Ngành học này cũng có nhiều cựu sinh viên nổi tiếng như Fred Thompson (diễn viên, cựu thượng nghị sĩ), Marci Hamilton (học giả luật Hiến pháp), Cornelia Clark (thẩm phán Tòa án Tối cao Tennessee). Ảnh: Vanderbilt.
Bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) tại ĐH Columbia cũng đắt đỏ không kém. Sinh viên cần bỏ ra 317.030 USD. Điều này không gây ngạc nhiên vì Columbia vốn là một trong những trường có học phí cao nhất thế giới. Ảnh: Flickr.
Chương trình Chính sách công và Luật tại ĐH Trinity có chi phí đến 308.490 USD. Đổi lại, sinh viên được học tập trong môi trường có chất lượng đào tạo cao, tỷ lệ giáo sư/sinh viên chỉ ở mức 1/10. Ảnh: Shutterstock.
Chương trình thạc sĩ Nghệ thuật khai phóng của ĐH St. John’s (Annapolis, Maryland, Mỹ) đòi hỏi người học bỏ ra 308.392 USD. Tỷ lệ giáo sư/sinh viên của trường là 1/7, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận dễ hơn với những học giả hàng đầu. Ảnh: Niche.
Video đang HOT
ĐH Bard (New York, Mỹ) không hoàn toàn là trường về âm nhạc nhưng việc theo học ngành Âm nhạc tại đây nổi tiếng đắt đỏ. Chi phí để có tấm bằng ngành này lên đến rơi vào khoảng 271.400 USD. Ảnh: Bard.
Nếu muốn theo đuổi ngành truyền thông và có tài chính dồi dào, sinh viên có thể theo học tại ĐH Vassar (New York, Mỹ). Chi phí cho tấm bằng ngành Truyền thông tại trường là 223.525 USD. Bên cạnh chất lượng đào tạo cao, sinh viên còn có nhiều cơ hội thưởng ngoạn cảnh đẹp ở thung lũng Hudson. Ảnh: Linkedin.
ĐH Connecticut vốn nổi tiếng với các ngành liên quan lĩnh vực kinh tế. Song bằng cử nhân Âm nhạc hoặc Công nghệ của trường lại nằm trong danh sách 10 tấm bằng đắt đỏ nhất thế giới khi “có giá” đến 219.950 USD. Ảnh: Concol.
Với chi phí 219.330 USD, bằng Hóa sinh tại ĐH Bucknell cũng nằm trong danh sách một trong những tấm bằng đắt nhất thế giới. Chương trình Hóa sinh của trường còn được đánh giá tốt bậc nhất ở Mỹ. Sinh viên tốt nghiệp có nhiều lựa chọn nghề nghiệp, nhận lương cao như nghiên cứu y học, dược phẩm, ứng dụng thương mại và công nghiệp ngành dược. Ảnh: Bucknell.
Ước tính, chi phí cho tấm bằng ngành Nghiên cứu Điện ảnh tại ĐH Wesleyan (Conneticut, Mỹ) rơi vào khoảng 218.370 USD. Sinh viên tốt nghiệp có thể theo đuổi nghề làm phim, sản xuất điện ảnh, hoặc các khía cạnh tài chính, kỹ thuật, nghệ thuật trong quá trình làm nên một bộ phim. Ảnh: Wesleyan.
Sinh viên 'Nhân văn': Tốt nghiệp loại Khá ngành nào được tuyển thẳng Cao học?
Sinh viên tốt nghiệp loại Khá 8 ngành gồm: Văn học, Tâm lý học, Xã hội học, Chính trị học, Lịch sử, Việt Nam học, Quốc tế học, Lưu trữ học được tuyển thẳng lên Cao học.
Nhiều quy định mới về đào tạo sau đại học lần đầu tiên được Nhà trường áp dụng trong năm 2022. Ảnh: ussh.vnu.edu.vn.
Lần đầu tiên ứng viên không cần học đúng ngành, chỉ cần đạt bằng cử nhân loại Giỏi các ngành phù hợp vẫn được xét tuyển thẳng sau đại học.
Chính sách trên vừa được Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố.
Cụ thể: cử nhân bằng Giỏi các ngành: Báo chí, Quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế, Truyền thông đại chúng... được tuyển thẳng học Cao học ngành: Quản trị Báo chí Truyền thông, Báo chí (định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng).
Cử nhân ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn đạt bằng Giỏi được xét tuyển thẳng vào Cao học ngành Văn học.
Cử nhân ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, ngành Du lịch, ngành Quản trị khách sạn hay Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống đạt bằng Giỏi đều được xét tuyển thẳng vào Cao học ngành Du lịch. Cử nhân bằng Giỏi ngành Khoa học Quản lý, Chính trị học, Luật được tuyển thẳng ngành Chính sách công.
Ngoài ra, đại diện lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, lần đầu tiên nhà trường áp dụng chính sách: sinh viên bằng Khá vẫn được tuyển thẳng lên Cao học.
Theo đó, 8 ngành đào tạo của Trường được kiểm định bởi tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN- QA, ABET...) và các tổ chức kiểm định của Việt Nam được Bộ GD&ĐT công nhận, cho phép sinh viên chính quy ngành đúng, hạng Khá trở lên được xét tuyển thẳng Cao học.
Cụ thể, 8 ngành gồm: Văn học, Tâm lý học, Xã hội học, Chính trị học, Lịch sử, Việt Nam học, Quốc tế học, Lưu trữ học.
Một vài dấu mốc quan trọng
Thí sinh đăng ký trực tuyến tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn
Thời gian đăng kí: từ 8h00 ngày 22/2/2022 đến 17h00 ngày 8/4/2022.
Kết quả xét tuyển thẳng được thông báo chậm nhất 1 tuần trước khi tổ chức thi tuyển
Thi tuyển Cao học: ngày 16/4/2022
Xét tuyển Tiến sĩ: từ 18/4 đến 28/4/2022.
Cũng bắt đầu từ năm 2022, lần đầu tiên sinh viên nghiên cứu khoa học được trực tiếp cộng điểm thưởng nghiên cứu khoa học vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa để xét tuyển thẳng, với mức điểm cộng cho nghiên cứu khoa học như sau:
Đạt giải thưởng cấp Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc cấp Bộ GD&ĐT: giải nhất 0,2 điểm, giải nhì 0,15 điểm, giải ba 0,1 điểm, giải khuyến khích 0,07 điểm.
Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0,1 điểm, giải nhì 0,07 điểm, giải ba 0,05 điểm.
Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0,3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0,2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0,15 điểm.
Năm 2022 cũng là năm đầu tiênTrường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) áp dụng chính sách mới trong tuyển sinh bậc Tiến sĩ.
Theo đó, nhà trường xem xét miễn học phí cho Nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc; đồng thời, đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội cấp học bổng tối đa 100 triệu đồng/người/năm (12 tháng) theo kết quả học tập, nghiên cứu trong thời gian đào tạo chuẩn. Thực tập sinh được xét cấp học bổng tối đa 120 triệu đồng/người/năm (12 tháng).
Bên cạnh đó, nhà trường tiếp tục tuyển sinh đào tạo Tiến sĩ theo Đề án 89 của Bộ GD&ĐT, với 12 ngành gồm: Báo chí học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Đông Nam Á học, Khảo cổ học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, Quan hệ quốc tế, Quản lý khoa học và công nghệ, Tâm lý học và Xã hội học.
Trường KHXH&NV lần đầu tiên áp dụng nhiều chính sách xét tuyển thẳng sau đại học Lần đầu tiên ứng viên không cần học đúng ngành, mà đạt bằng cử nhân loại Giỏi các ngành phù hợp vẫn được xét tuyển thẳng sau đại học. Đó là một trong những điểm mới trong chính sách xét tuyển thẳng sau đại học năm 2022 của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia...