10 startup kỳ lân lĩnh vực công nghệ có hoàn vốn lớn nhất quý 2/2018
Thị trường khởi nghiệp đã đạt đến điểm bão hòa với ngày càng nhiều startup có định giá rất lớn khi lên sàn và chuyển nhượng thành công, theo thông tin từ Goldman Sachs’ Views.
“Startup kỳ lân” (unicorn) được dùng để chỉ các công ty khởi nghiệp có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên. Những tháng gần đây, số lượng startup kỳ lân tăng lên gần gấp ba, từ con số 54 vào đầu năm 2017 lên 158 trong quý 2/2018.
Tuy nhiên, khi thị trường trở nên bão hòa, số lượng startup kỳ lân mới đang giảm dần. Từ năm 2014 đến năm 2016, trung bình mỗi quý có khoảng 15 đến 16 kỳ lân mới. Hiện tại, con số trung bình chỉ còn 5 đến 6. Thậm chí, quý 2/2018 chỉ có một kỳ lân mới – Công ty phần mềm truyền thông chơi game Discord với định giá 1,6 tỷ USD.
Trong khi đó, ngày càng nhiều startup có giá trị hơn 1 tỷ USD thực hiện hoàn vốn trong vài tháng qua, bao gồm cả lên sàn chứng khoán (IPO) và chuyển nhượng.
Trong quý 2/2018, 10 startup kỳ lân lĩnh vực công nghệ dưới đây đã hoàn vốn với giá trị lớn nhất (theo Goldman Sachs):
Spotify định giá 29,5 tỷ USD
Ông Daniel Ek Andrew Burton – CEO của Spotify
Công ty về nền tảng phát nhạc trực tuyến Spotify (đặt tại Stockholm, Thụy Điển) lên sàn vào tháng 4 với định giá 29,5 tỷ USD. Con số này cao hơn 10 tỷ so với giá trị tại vòng gọi vốn cuối của Spotify (khoảng 19 tỷ USD).
DocuSign định giá 4,5 tỷ USD
Ông Daniel Springer – CEO của DocuSign
Công ty chữ ký điện tử và giao dịch kỹ thuật số DocuSign lên sàn vào tháng 4, được định giá khoảng 4,5 tỷ USD, vượt xa so với mức 3 tỷ USD tại vòng gọi vốn cuối của công ty này.
Video đang HOT
Avast Software định giá khoảng 3,08 tỷ USD
Ông Vincent Steckler – CEO của Avast
Công ty an ninh mạng Avast Software (Séc) lên sàn vào tháng 5 với định giá khoảng 2,4 tỷ bảng Anh (tương đương 3,08 tỷ USD). Giá trị tại vòng gọi vốn cuối của công ty này là khoảng 1 tỷ USD.
Pluralsight định giá khoảng 2 tỷ USD
Ông Aaron Sknonnard – CEO của Pluralsight
Công ty giáo dục trực tuyến Pluralsight (có trụ sở tại Utah) lên sàn vào tháng 5, định giá khoảng 2 tỷ USD, gấp đôi giá trị vòng gọi vốn cuối (1 tỷ USD).
GreenSky định giá 4,4 tỷ USD
Công ty công nghệ tài chính (đặt tại Georgia, Atlanta) lên sàn vào tháng 5, với mức định giá khoảng 4,4 tỷ USD, sát mức giá trị tại vòng gọi vốn cuối (4,5 tỷ USD).
GitHub được Microsoft mua lại với giá 7,5 tỷ USD
Cựu CEO của GitHub – ông Chris Wanstrath cùng CEO của Microsoft – ông Satya Nadella và CEO GitHub đương nhiệm – ông Nat Friedman
GitHub là trang mạng xã hội dành cho các lập trình viên, được Microsoft mua lại vào tháng 6 với giá 7,5 tỷ USD. Giá trị vòng gọi vốn cuối của công ty này là 2 tỷ USD.
Adyen định giá 8,3 tỷ USD
Ông Pieter van der Does – CEO của Adyen
Công ty thanh toán toàn cầu Adyen (trụ sở tại Hà Lan) lên sàn vào tháng 6 với định giá 8,3 tỷ USD. Giá trị vòng gọi vốn cuối của công ty này là 2,3 tỷ USD.
AppNexus được AT&T mua lại với giá 1,6 tỷ USD
Ông Brian O’Kelly – CEO của AppNexus
AppNexus đã được AT&T mua lại vào tháng 6 với mức giá 1,6 tỷ USD – thấp hơn một chút so với giá trị tại vòng gọi vốn cuối của công ty (1,8 tỷ USD).
Thương vụ chuyển nhượng đắt nhất – Xiaomi với định giá 53 tỷ USD
Ông Lei Jun – CEO của Xiaomi
Công ty điện tử Xiaomi (đặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc) lên sàn vào tháng 6 với định giá cao nhất trong quý – 53 tỷ USD. Giá trị của Xiaomi tại vòng gọi vốn cuối là 46 tỷ USD.
U51.com định giá 1,4 tỷ USD
Ông Sun Haitao – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành U51.com
Công ty Trung quốc U51.com, còn được gọi là Công ty Thẻ Tín dụng 51, đã lên sàn trên thị trường Hồng Kông vào tháng 6 với định giá khoảng 1,4 tỷ USD. Giá trị vòng gọi vốn cuối của U51 là 1 tỷ USD.
Theo Business Insider
Tại sao Microsoft bỏ ra 7,5 tỉ USD mua kho lưu trữ nguồn mở GitHub?
Số tiền mà Microsoft bỏ ra để mua lại kho lưu trữ nguồn mở GitHub lớn hơn nhiều so với dự đoán ban đầu.
Tin tức về việc Microsoft xem xét mua lại GitHub đã xuất hiện nhiều trong vài ngày trở lại đây. Trong khi các báo cáo trước đó cho rằng giao dịch này có thể có giá trị khoảng 2 tỷ USD thì trong bài đăng trên blog, ông lớn phần mềm cho biết số tiền mà họ mua lại là 7,5 tỷ USD quy bằng cổ phiếu và sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.
Số tiền mà Microsoft chi ra để mua lại GitHub cao gấp 3,5 lần so với dự đoán.
CEO Satya Nadella của Microsoft cho biết, bằng cách gia nhập GitHub, Microsoft sẽ tăng cường cam kết của mình đối với tự do phát triển, nguồn mở và đổi mới. Công ty nhận ra tầm quan trọng từ cộng đồng và sẽ nỗ lực hết mình để trao quyền cho mọi nhà phát triển xây dựng phần mềm, đổi mới và giải quyết các vấn đề cấp bách trên thế giới.
Về tay Microsoft nhưng GitHub sẽ tiếp tục hoạt động như hiện nay, với cộng đồng lên đến 28 triệu nhà phát triển. Phó chủ tịch Microsoft Nat Friedman sẽ đảm nhận vai trò CEO mới của GitHub, trong khi CEO hiện tại Chris Wanstrath sẽ trở thành một nhân viên kỹ thuật của Microsoft. Lợi nhuận từ GitHub sẽ được Microsoft ghi nhận vào mảng Intelligent Cloud trong bản báo cáo tài chính của mình.
Wanstrath cho biết, mặc dù trong quá khứ có những bất đồng với Microsoft nhưng với những động thái gần đây của Microsoft trong việc mua lại Minecraft và LinkedIn cho thấy, CEO Microsoft hiện đang rất nghiêm túc trong việc phát triển các doanh nghiệp mà mình đã mua lại.
Cuối cùng, Wanstrath lưu ý rằng cả Microsoft và GitHub giờ đây đã chia sẻ chung mục tiêu, bao gồm việc cung cấp nền tảng mở cho các nhà phát triển, giúp phát triển phần mềm dễ dàng hơn và dễ tiếp cận hơn, và tin rằng họ có thể tham gia tạo ra những điều lớn hơn trong tương lai.
Theo Danviet.vn
Mã nguồn nhân kernel của macOS và iOS hiện đã có trên GitHub Được biết đến là công ty khá kín tiếng, nhưng Apple dường như đang thực hiện những động thái thay đổi lớn bằng cách phát hành mã nguồn mở nhân XNU trong các hệ điều hành hàng đầu của hãng lên GitHub. Mã nguồn nhân kernel macOS và iOS có thể tìm thấy trên kênh GitHub của Apple. ẢNH: AFP Theo Engadget, Apple...