10 rắc rối về kinh nguyệt có thể bạn chưa biết
Kinh nguyệt ra nhiều hoặc bị đau lưng trong ngày đèn đỏ có thể là dấu hiệu của nồng độ estrogen cao. Bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra lượng hormone trong cơ thể.
1. Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn
Một số phụ nữ không biết rằng khi chất béo cơ thể của họ giảm xuống dưới 8-12 % chu kỳ của họ sẽ dừng lại, Gina Keatley, một chuyên gia dinh dưỡng và và nấu ăn trên truyền hình nói. Điều này là do các tế bào mỡ sản sinh ra 1/3 lượng estrogen ở phụ nữ, và nếu không có lượng estrogen này, cơ thể sẽ ngừng kinh nguyệt. Chế độ ăn ít calo và không đủ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến kinh nguyệt của bạn.
Ảnh: babyzone.
2. Chu kỳ quá thường xuyên dẫn đến thiếu sắt
Hầu hết phụ nữ không bổ sung đủ chất sắt từ chế độ ăn uống để theo kịp với lượng máu mất mỗi tháng. Việc bổ sung sắt là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, BS Arielle Levitan, đồng sáng lập của trang web Vous Vitamin cho biết.
3. Ngày trước khi chu kỳ giống với dấu hiệu mang thai
Cơ thể thực sự chuẩn bị cho việc mang thai trong thời gian này, do đó cơ thể tiết ra kích thích tố, cụ thể là progesterone, gây ra các triệu chứng tương tự như mang thai, chẳng hạn như giữ nước, đau ngực, cảm giác đầy bụng và mụn trứng cá, tiến sĩ Levitan nói.
4. Khi bạn mất kinh đột ngột
Video đang HOT
Sự mất kinh đột ngột gọi là vô kinh. Điều này có thể là do giải phẫu bất thường hoặc các vấn đề sinh lý như căng thẳng hoặc rối loạn hormone, TS Amy B. Hollingsworth, điều phối viên phòng thí nghiệm sinh học khoa học tự nhiên tại Đại học Akron cho biết. Nếu không có kinh trong hơn 3 tháng, bạn nên đến gặp bác sĩ.
6. Đau đớn có thể là vấn đề
Tin hay không, cảm giác đau đớn trong chu kỳ là không bình thường. Đau đớn có nghĩa có vấn đề gì đó xảy ra trong cơ thể bạn, ví dụ như estrogen cao. Bạn cũng nên tìm hiểu xem nguyên nhân gây đau ở tử cung, như một khối u hoặc u nang, TS Jennifer Burns của Trung tâm Bienetre ở Phoenix, Arizona nói.
7. Kinh nguyệt không chỉ là mất máu
Có một lớp tử cung được bong ra mỗi 28 ngày hoặc lâu hơn, cùng với một số mạch máu, đó là lý do kinh nguyệt của mọi người có thể bị rối loạn, TS Burns nói.
8. Thèm đồ ngọt không chỉ là hội chứng tiền kinh nguyệt
Thèm đường hoặc thèm carbonhydrate có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu progesterone. Progesterone giúp điều hòa lượng đường trong máu. Bạn nên đi xét nghiệm máu và nghe lời chỉ dẫn của bác sĩ.
9. Kinh nguyệt ra nhiều là một vấn đề
Điều này có thể là dấu hiệu của nồng độ estrogen cao. Estrogen có tác dụng làm tử cung co bóp, tống xuất kinh nguyệt. Bạn nên đến gặp bác sĩ và kiểm tra lượng hormone trong cơ thể. Có một số cách làm giảm lượng estrogen xuống hoặc làm estrogen hoạt động hiệu quả hơn.
10. Đau lưng nói lên rất nhiều điều
Có rất nhiều phụ nữ bị đau lưng hay tĩnh mạch khi đến tháng. Điều này có thể là dấu hiệu của estrogen cao. Một lần nữa bạn nên gặp bác sĩ để kiểm hàm lượng hoóc môn trong cơ thể.
11. Mất ngủ cũng là vấn đề đáng chú ý
Điều này thường xảy ra nếu cơ thể bạn không có đủ progesterone. Progesterone giúp phụ nữ ngủ ngon hơn. Nếu bạn nghi ngờ lượng progesterone của mình thấp, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra thêm.
Theo Quỳnh Trang – VnExpress
Thiếu sắt trong chu kì - đừng chủ quan
Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận oxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
Theo thống kê, 1/3 số phụ nữ trưởng thành và 1/2 bạn gái tuổi thiếu niên thường hay bị thiếu sắt do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Vì sao phụ nữ thiếu sắt?
Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là nền tảng quan trọng để có được sức khỏe, tâm lý và vẻ đẹp. Tuy nhiên, trong chu kỳ kinh nguyệt, do cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu khá nhiều.
Đối với các bạn gái trong vài năm đầu của chu kỳ kinh thường có triệu chứng rong kinh hoặc ở một số phụ nữ mắc chứng rong kinh kinh niên thì lượng máu mất đi càng nhiều hơn. Không những vậy, lượng sắt dự trữ trong cơ thể phụ nữ ít hơn so với nam giới. Do đó, thiếu sắt rất dễ xảy ra ở phụ nữ.
Nguyên nhân thứ hai là do trong bữa ăn hàng ngày, chúng ta chỉ quan tâm đến tinh bột hoặc ở một số phụ nữ ăn kiêng, ăn chay thì chỉ ăn nhiều chất xơ mà quên đến việc cơ thể cần phải bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng khác, đặc biệt là chất sắt có trong thịt, cá... Ngoài ra, uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50-60%. Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt.
Nguyên nhân thứ ba là do bị nhiễm giun sán dẫn đến thiếu sắt. Một số loại giun tóc, giun móc... có khả năng hút chất dinh dưỡng của cơ thể người, gây nên tình trạng viêm loét ruột, thiếu máu nhược sắc.
Tác hại của việc thiếu sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng trong sản sinh hemoglobin, một protein giúp hồng cầu đưa oxy đi khắp cơ thể. Vì thế, thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và nhiều hệ lụy khác. Triệu chứng đầu tiên là đau đầu, đau nửa đầu; đặc biệt đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tâm lý bất an, dễ cáu giận.
Ngoài ra, đối với các bạn gái tuổi thiếu niên, việc thiếu sắt sẽ gây buồn ngủ, mất tập trung, làm giảm khả năng nhận thức từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.
Làm gì để khắc phục thiếu máu do thiếu sắt?
Để khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, chị em phụ nữ cần bổ sung đầy đủ bằng một số thực phẩm có tác dụng bổ máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phụ, uống các viên bổ sung sắt; đồng thời có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya. Bên cạnh đó cần tẩy giun định kỳ để phòng ngừa và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các nguyên nhân gây thiếu sắt.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các bé gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có sự mất máu qua chu kỳ kinh nguyệt nên cần được uống viên sắt dự phòng, cần bổ sung viên sắt hàng tuần (viên sắt có thể kèm các yếu tố tạo máu khác nhau như acid folic, vitamin B12) để tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể.
Theo Khải My - Thanh niên
5 điều đặc biệt có thể bạn chưa biết về kinh nguyệt của mình Mặc dù vấn đề kinh nguyệt không còn là xa lạ với bất kì chị em nào nhưng không phải ai cũng tự tin nói rằng mình hiểu mọi thứ liên quan đến đặc điểm sinh lý phụ nữ này. Nhiều chị em thậm chí còn không biết xử lý ra sao khi có những dấu hiệu bất thường xảy đến với chu...