10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới
Nằm trong số 100 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới, Turkmenistan chiếm vị trí “quán quân” về tham nhũng. Trong top 10 quốc gia tham nhũng còn có cả Nga, Venezuela và Ukraine
Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) là thước đo được Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đưa ra. CPI càng thấp hơn so với 10, tỷ lệ tham nhũng càng lớn.
Để tập trung vào các quốc gia có nhiều hoạt động kinh doanh, CNBC đã đối chiếu với danh sách 100 quốc gia có GDP đầu người cao nhất thế giới của Ngân hàng Thế giới để xếp hạng các nước có độ minh bạch thấp. GDP được sử dụng tại đây đã được điều chỉnh theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity).
1. Turkmenistan
Điểm CPI: 1,6 Xếp hạng: 177/183 GDP đầu người: 8.274 USD Nằm trong số 100 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới, nhưng Turkmenistan lại là quốc gia có điểm CPI thấp nhất. Nước này cũng xếp bét trong cuộc khảo sát được thực hiện bởi Revenue Watch và Transparency International về độ cởi mở của Nhà nước trên tổng số 41 quốc gia giàu tài nguyên tham gia, nhất là về các chính sách đối với dầu mỏ, khí đốt và khai khoáng.
2. Guinea Xích Đạo
Điểm CPI: 1,9 Xếp hạng: 172/183 GDP đầu người: 34.732 USD Tài sản của các gia đình quan chức tại Guinea Xích Đạo đang được kiểm soát chặt chẽ tại Mỹ, Pháp và Anh. Teodoro Nguema Obiang Mangue – Bộ trưởng Bộ Nông Lâm, đồng thời là con trai tổng thống đã sử dụng ít nhất 5 công ty Mỹ làm vỏ bọc để tích lũy lượng tài sản khổng lồ mà Bộ Tư pháp nước này cáo buộc là do nhận hối lộ. Hiện Pháp cũng đang thu giữ 11 chiếc xe ôtô trị giá 6 triệu USD của gia đình Obiang để điều tra.
3. Venezuela
Video đang HOT
Điểm CPI: 1,9 Xếp hạng: 172/183 GDP đầu người: 12.233 Theo Freedom House, “chính phủ Venezuela đóng vai trò lớn trong nền kinh tế, nhưng lại ít có những động thái làm giảm sự mơ hồ trong hệ thống chính sách, từ đó tạo khe hở để nạn tham nhũng hoành hành”. Các nỗ lực chống tham nhũng ở đây chủ yếu là nhằm vào các phe đối lập với tổng thống.
4. Angola
Điểm CPI: 2 Xếp hạng: 168/183 GDP đầu người: 6.120 USD Kể từ tháng 3/2011, giới trẻ ở Angola đã liên tục biểu tình phản đối chế độ tham nhũng và độc tài của Tổng thống José Eduardo dos Santos – người đã tại vị 32 năm ở quốc gia này. Việc sản xuất dầu mỏ chiếm tới 85% GDP của Angola. Tuy vậy, chỉ có 2 trên 8 công ty dầu mỏ, khí đốt được chính phủ “bao bọc”. Tại Angola, các công ty dầu mỏ nước ngoài không thể kinh doanh có lãi.
5. Paraguay
Điểm CPI: 2,2 Xếp hạng: 154/183 GDP đầu người: 5.181 USD Báo cáo của Freedom House lại cho thấy tình hình nước này là “cực kỳ tham nhũng” dù chính phủ đương nhiệm Paraguay cam kết tăng cường minh bạch. Báo cáo này tiết lộ rằng các vụ tham nhũng ở đây nhiều khi không được mang ra xét xử do tòa án thiên vị những người giàu có và quyền lực. Còn các chính trị gia thì ngăn cản tòa án thực hiện các vụ điều tra. Họ cũng lên án tình trạng bắt giữ và tra tấn người trái phép của cảnh sát Paraguay.
6. Ukraine
Điểm CPI: 2,3 Xếp hạng: 152/183 GDP đầu người: 6.721 USD Theo báo cáo của TI, 59% người dân Ukraine cho rằng các biện pháp phòng chống tham nhũng hiện tại của chính phủ là chưa hiệu quả. Kết quả của cuộc khảo sát Hệ thống quốc gia thống nhất 2011 cũng cho thấy các đảng phái chính trị lớn ở quốc gia này có rất ít hoạt động chống tham nhũng. Đã có nhiều lo ngại về chế độ pháp luật nước này sau khi cựu thủ tướng Yulina Tymoshenko và một vài thành viên chính phủ bị cáo buộc lạm dụng quyền lực năm 2010. Tuy nhiên, chính phủ nước này bác bỏ hoàn toàn tin tức trên và nói rằng các công tố viên không hề nhằm vào phe đối lập. Bà Tymoshenko đã bị kết án vào tháng 10 năm ngoái và sẽ phải ngồi tù 7 năm. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ thì cho rằng đây là hành động “làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của quốc tế”.
7. Nga
Điểm CPI: 2.4 Xếp hạng: 143/183 GDP đầu người: 19.840 USD Theo khảo sát toàn cầu của TI đối với các CEO, trong tất cả các quốc gia công nghiệp hóa, Nga có lẽ là nước có khả năng tham nhũng nhất. Tuy rằng gần đây, nước này đã ký hiệp ước cam kết sẽ khởi tố các công ty Nga bị phát hiện đưa hối lộ, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cho rằng, tòa án Nga chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị, và nhân quyền cũng không công bằng.
8. Belarus
Điểm CPI: 2.4 Xếp hạng: 143/183 GDP đầu người: 13.928 USD Belarus tách khỏi Liên Xô năm 1991 và hiện nằm dưới quyền Tổng thống Alexander Lukashenko. Quốc gia này được tổ chức phi chính phủ Freedom House đánh giá là: “Tham nhũng do chế độ độc tài và sự thiếu minh bạch, cũng như không đáng tin cậy của chính phủ”.
9. Azerbaijan
Điểm CPI: 2,4 Xếp hạng: 143/183 GDP đầu người: 9.943 USD Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nạn tham nhũng ở Ajerbaijan đang rất trầm trọng. Nhân quyền bị lạm dụng, bạo lực chống lại báo chí và người biểu tình thường xuyên diễn ra và những người tình nghi phạm tội thường bị tra tấn rất nhiều. Có tới 47% người dân nước này đã phải đút lót để được sử dụng các dịch vụ công cộng.
10. Lebanon
Điểm CPI: 2,5 Xếp hạng: 134/183 GDP đầu người: 14.067 USD Theo báo cáo của TI, 82% người dân Lebanon nói rằng nạn tham nhũng đang ngày càng trở nên tồi tệ trong vòng ba năm trở lại đây. 1/3 số người được hỏi cho biết họ phải “lót tay” cho quan chức để được tiếp cận các dịch vụ công cộng. Vì vậy, từ năm ngoái, TI đã thực hiện chiến dịch “Thức tỉnh tham nhũng” để đấu tranh giành quyền tự do truy cập thông tin, cải tổ hệ thống bầu cử và chống hối lộ trong ngành y tế Lebanon.
Theo VNExpress
Sống ở nơi đắt đỏ nhất thế giới
Khi nghĩ đến những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, có thể bạn không bao giờ chú ý đến thành phố Luanda của Angola.
Luanda là một trong những nơi đắt đỏ hàng đầu thế giới.
Đường sá đầy ổ gà, hỗn loạn và vẫn còn vô số dấu ấn của hàng chục năm nội chiến, Luanda gần như không hề có những vẻ đẹp huyền ảo quyến rũ như Tokyo, New York hay Moscow, và ước tính một nửa người Angola sống dựa vào chưa đầy 2 USD mỗi ngày.
Tuy nhiên, bất chấp sự nghèo đói hoành hành và những khu nhà ổ chuột ngổn ngang, Luanda vẫn là một nơi giá cả cao như trên trời.
Tiền thuê một ngôi nhà có thể lên tới 10.000 USD mỗi tháng, một bữa ăn bình thường cho hai người có giá 50 USD, một phòng khách sạn ngốn 400 USD mỗi đêm và một cân khoai tây giá 16 USD.
Giá thuê một chiếc ôtô tự lái bình thường sẽ là 90 USD/ngày trong khi nếu muốn thuê một chiếc xe SUV thì bạn sẽ phải bỏ ra 200 USD.
"Phí tổn"
Giá cả như vậy trong những năm gần đây đã đưa Luanda lên vị trí hàng đầu trong các cuộc khảo sát về chi phí sinh hoạt cho người nước ngoài do các hãng như Mercer tổ chức.
Khi Wina Miranda chuyển từ Indonesia tới Luanda năm 2008 cùng với chồng cô, kỹ sư Erwin Santosa, cô biết thành phố này sẽ rất đắt đỏ. Nhưng cô không nghĩ sự đắt đỏ lại quá mức như vậy.
"Thực tế, chi phí sinh hoạt và các loại phí tổn là tất cả những gì tôi tìm thấy khi tra cứu trên Google về Angola", người phụ nữ 34 tuổi này bày tỏ. "Không có nhiều dữ liệu, không ảnh hay thông tin khác, chỉ có những câu chuyện kể về giá cả đắt đỏ tại đây. Nhưng thực tế, chúng tôi không biết là như thế nào mãi cho tới khi chúng tôi tới đây và qua trải nghiệm".
Erwin, 34 tuổi, làm việc cho một công ty dầu lửa quốc tế và thu nhập của anh dùng để chi trả cho tiền nhà (một căn 3 phòng ngủ nằm bên trong một khu tư nhân ở phía nam thành phố), tiền xe và học phí cho con gái 7 tuổi ở trường quốc tế.
"Đông lạnh"
Wina cho hay, chi phí chính của gia đình cô là mua các loại hàng tạp phẩm.
"Tôi nghĩ chúng tôi có thể phải mất tới 2.000 USD/tháng, và chúng tôi thậm chí không uống rượu", cô cho biết rồi giải thích rằng, thịt và rau là các mặt hàng đắt nhất.
"Chúng tôi là người Á và ăn rất nhiều giá đỗ, nhưng một hộp ở đây giá 6 USD còn thịt bò có thể lên tới 45 USD/kg, và đó là đồ đông lạnh, chứ không phải thịt tươi".
Theo kỹ sư viễn thông Bồ Đào Nha Fernando Azvedo, người sống ở Luanda cùng vợ kể từ năm 2010, những mặt hàng giá cả phải chăng là beer (60 xu/chai), thuốc lá (1,5 USD) và xăng dầu - 40 xu một lít diesel.
"Chúng tôi có thể đi quanh Luanda để tìm giá tốt hơn", anh cho biết. "Nhưng sẽ chẳng bao giờ dám chắc về chất lượng hàng hóa. Tôi chỉ mua hoa quả bên ngoài các cửa hàng bình thường, tất cả bạn đều không biết về điều kiện hoặc xuất xứ sản phẩm".
Azvedo trả 5.000 USD/tháng thuê nhà - mặc dù số tiền này do công ty chi trả - và cho biết việc chi 200 USD cho một bữa ăn đơn giản bên ngoài là chuyện thường.
"Cắt cổ"
James Wilde, người đã sống khắp thế giới và giờ đang làm cố vấn cho một công ty viễn thông Đức ở Luanda, nhận xét: "Luanda chắc chắn là nơi đắt đỏ nhất mà tôi từng ở".
"Giá thuê nhà thì đúng là cắt cổ. Một căn hộ hai phòng ngủ ở Luanda giá 4-5.000 USD mỗi tháng. Khi sống ở Moscow, tôi tốn 2.000 USD mỗi tháng tiền thuê một căn hộ hai phòng ngủ, và ở đây, bạn phải trả nhiều hơn mà chất lượng nhà thì không bằng".
"Lần đầu tiên đến đây, tôi nhớ tôi đã phải cất trữ đồ trong nhà bếp, và lần đầu tiên tới cửa hàng tạp phẩm, tôi tiêu mất 800 USD. Hàng mua được không đủ xếp trong cốp xe, tôi không tin nổi".
"Điều bực nhất là tôi không nghĩ bạn nhận được những gì bạn phải mất tiền mua, về mặt chất lượng hoặc dịch vụ. Nhưng khi đó, lương của tôi được điều chỉnh nên cũng đủ chi trả khi làm việc ở Luanda, và tôi nghĩ phần lớn các trường hợp người nước ngoài sống ở đây đều thế".
Vậy tại sao một thành phố như Luanda lại đắt đỏ đến vậy?
Có một số nguyên nhân. Nguyên nhân chính là Angola đã trải qua một cuộc nội chiến bắt đầu năm 1975, khi nước này giành được độc lập từ Bồ Đào Nha, và kéo dài đến năm 2002.
Trong thời gian đó, hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều ngừng trệ và cơ sở hạ tầng cơ bản như đường sá, đường sắt, đường điện và đường ống nước bị tàn phá nặng nề.
Một thời là nhà xuất khẩu lớn về các mặt hàng như cà phê và cotton, và tự cung tự cấp về hầu hết các loại hàng hóa, Angola giờ đây phải nhập khẩu khoảng 80% các loại hàng hóa tiêu dùng.
Với mỗi hộp hoặc gói thực phẩm mua ở Luanda, bạn phải trả cho cả chi phí vận chuyển sản phẩm đó vào Angola và đưa hàng đó lên kệ siêu thị, qua một cảng chồng chất các loại thuế nhập khẩu và một thành phố tắc nghẽn về giao thông.
Có một số người hoài nghi cho rằng giới kinh doanh chóp bu ở Angola, những người kiểm soát các công ty nhập khẩu, đã không làm gì nhiều để hạ bớt các chi phí, mặc dù trong những năm gần đây, đó là một trong những ưu tiên của chính phủ.
Jose Severino, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Angola (AIA), nói rằng đó là một một vòng luẩn quẩn.
"Bạn chịu điện mất liên tục, vì vậy bạn cần một máy phát, hệ thống vận tải nghèo nàn và nhân lực yếu kém làm tăng chi phí sản xuất tổng thể, và điều đó có nghĩa là nhập khẩu hàng hóa còn rẻ hơn là chế tạo hàng hóa ở đây".
"Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, và nếu ở đây, các loại thuế quá cao, tệ quan liêu quá phức tạp thì sẽ không ai muốn sản xuất ở địa phương, và giá cả sẽ không thể hạ được".
Giá nhà ở giảm?
Tuy vậy, cũng có một số tin tức tốt lành. Giá nhà ở mới đây đã giảm.
Daniel Esteves điều hành Imorizon, một công ty bất động sản nhỏ ở Luanda. Gốc Bồ Đào Nha nhưng lấy một cô gái Angola, anh đã sống ở quê hương vợ 5 năm nay.
"Đó là vấn đề giữa cung và cầu. Khi thêm nhiều nhà ở được xây dựng thì giá giảm xuống. Trong một số trường hợp, giá căn hộ giảm 50% so với cách đây 3 năm, và xu hướng này sẽ còn tiếp tục".
Tuy nhiên, Esteves cho biết anh vẫn có thể cho thuê một căn hộ ở vùng ngoại ô mới Talatona với giá 15.000 USD, và các căn nhà ở khu vực đó khởi điểm từ 6.000 USD đến 30.000 USD/tháng, phụ thuộc vào loại nhà và các tiện nghi.
Dòng người nước ngoài ồ ạt kéo vào Luanda thời hậu chiến, với nhiều người làm việc trong lĩnh vực xây dựng và dầu lửa, đã đẩy giá cả lên cao.
Nhưng tuy nhất trí rằng các công ty đa quốc gia có thể làm tăng giá nhà ở, Fernando Azvedo vẫn tin rằng chính các chủ nhà Angola đã kiếm chác từ cơ hội này. Anh cho biết thêm, mặc dù những người xa xứ đôi khi vung tiền cho các bữa ăn ở nhà hàng hoặc mua các vật dụng nhập khẩu giá đắt ở siêu thị, nhưng anh cảm thấy người Angola giàu có mới là những người chi tiêu hào phóng.
Wina Miranda, một kỹ sư về môi trường nhưng không làm việc trong thời gian ở Luanda, nói rằng cô và những người nước ngoài đã học được cách xoay xở với giá cả.
Cô thường mang một hộp thức ăn giữ được lâu mỗi lần họ về nhà và mới đây cô còn phát hiện ra một nông trại Trung Quốc bán rau ngon với giá rẻ.
"Tôi biết một phụ nữ tự làm sữa chua, kem, bánh mì và bà còn tự trồng bắp cải, ủ giá đỗ. Không có nhiều việc ở đây nên bạn có nhiều thời gian để làm những thứ đó".
"Tôi nhớ 10 ngày sau khi chúng tôi tới đây là đến sinh nhật con gái tôi. Tôi đã hứa với cháu là sẽ có một chiếc bánh Barbie, vì vậy tôi ra ngoài tìm mua và mức giá là 360 USD. Nhưng năm sau đó, tôi đã tự làm bánh cho con, đó là những gì bạn làm, bạn học cách để trụ được, bởi vì một chiếc bánh sinh nhật giá 360 USD là một điều quá lố".
Ed Corbett là một cố vấn kinh doanh Anh sống ở Luanda.
Ông nói tiếng Bồ Đào Nha và không gặp vấn đề gì khi bắt taxi ở địa phương hay mặc cả hoa quả mua của những người bán dạo. Tuy nhiên, ông thừa nhận không phải tất cả những người nước ngoài ở Luanda đều có thể làm được điều đó.
Theo ông, giá cả ở thành phố này đã giảm "đáng kể" trong 18 tháng qua, không chỉ về nhà ở mà còn cả các hàng hóa trong siêu thị, chủ yếu do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
"Tôi sẽ ngạc nhiên nếu Luanda giữ vị trí số 1 trong các cuộc khảo sát về chi phí sinh hoạt năm nay", Ed Corbett bày tỏ. "Luanda rất đắt đỏ, nhưng nếu bạn biết nơi mua sắm thì thành phố này đang trở nên ngày càng dễ chịu hơn".
Theo VietNamNet
10 nước tham nhũng nhất thế giới 2011 Theo báo cáo tham nhũng toàn cầu thường niên (Corruption Perceptions Index) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế: quốc gia châu Phi - Somalia tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về mức độ tham nhũng trên toàn cầu. 1. Somalia Những vấn đề chính trị liên quan tới Mỹ và Nga đã khiến cho tình hình tham nhũng ở Somalia trở...