10 phát ngôn ấn tượng của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
“Tôi quan niệm giáo dục không phải trận đánh, giáo dục là con người” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ sau khi tiếp quản ghế nóng của ngành giáo dục.
Sau khi được Quốc hội phê chuẩn là Bộ trưởng GD&ĐT, PGS.TS Phùng Xuân Nhạ bắt đầu công việc mới được một tuần. Trước đó, ngay sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có chia sẻ bên hành lang Quốc hội. Ông tâm niệm, chỉ khi nào xã hội có niềm tin vào giáo dục, mới thắng lợi; chưa có niềm tin thì vẫn thất bại.
Cũng trong những phát ngôn đầu tiên của tân Bộ trưởng, PGS.TS Phùng Xuân Nhạ quan niệm, giáo dục phải tạo được môi trường tốt để mọi người học tập suốt đời theo triết lý học để biết, học để làm việc, học để sống với nhau và học để làm người.
Theo Bộ trưởng, cần tạo được động lực cho giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý tích cực, phấn khích thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Cần tạo môi trường sư phạm thật sự trong các trường học (thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường…) và lan tỏa ra xã hội.
Tân Bộ trưởng bày tỏ có rất nhiều chuyên gia giỏi, đầy nhiệt huyết ở cả trong và ngoài nước. Nếu tranh thủ được trí tuệ, nhiệt tình của họ, chúng ta không lo ngành GD&ĐT không có “hòn núi cao”.
Video đang HOT
Ngoài sự quan tâm giáo dục phổ thông, Bộ trưởng cho rằng, giáo dục đại học hướng tới chất lượng và sản phẩm đầu ra, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tháng 6/2013, khi nhậm chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Phùng Xuân Nhạ đã chia sẻ như vậy.
Đại học Quốc gia Hà Nội có bề dày hơn 100 năm phát triển, có truyền thống nghiên cứu bậc nhất nên việc phát triển khoa học công nghệ sẽ được ưu tiên.
Tháng 8/2015, PGS.TS Phùng Xuân Nhạ bày tỏ quan điểm này tại Hội thảo khoa học “Thủ đô Hà Nội: Truyền thống, Nguồn lực và Định hướng phát triển”.
Cũng trong ngày nhậm chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, không thể một sớm một chiều mà một cơ sở đào tạo trở thành thương hiệu đẳng cấp quốc tế ngay được.
“Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức” là khẩu hiệu hành động của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong hai năm qua, PGS.TS Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo kỳ thi Đánh giá năng lực, lấy kết quả tuyển sinh vào các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được xã hội đánh giá cao.
Theo Zing
Giáo sư người Nhật sang Việt Nam làm hiệu trưởng đại học
GS.TS Furuta Motoo, nguyên Phó giám đốc Đại học Tokyo, Nhật Bản, trở thành hiệu trưởng Đại học Việt Nhật, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo VNU, sáng nay 13/4, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội gặp hiệu trưởng Đại học Việt Nhật - GS Furuta Motoo - trao đổi về công việc thời gian sắp tới.
Giáo sư Furuta Motoo từng đảm nhiệm các chức vụ quản lý như Viện trưởng Viện cao học Văn hóa Tổng hợp, kiêm hiệu trưởng Trường đại cương, Đại học Tokyo; Phó giám đốc thường trực Đại học Tokyo; Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Đông Nam Á.
Giáo sư Furuta Motoo.
Hiện tại, GS.TS Furuta Motoo là Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt và Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam.
Ngoài ra, ông còn là chuyên gia về lịch sử hiện đại và chính trị Việt Nam, người có nhiều đóng góp cho việc thúc đẩy ý tưởng thành lập Đại học Việt Nhật; đã nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thu hút học giả quốc tế
Theo PGS.TS Lê Quân, trường đang thực hiện chương trình thu hút học giả quốc tế, bao gồm các học giả Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài. Mục đích là tạo nguồn chất xám, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học trong các đơn vị thành viên.
Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội tập trung xác định công việc, nhiệm vụ cần học giả quốc tế, từ đó làm rõ cần thu hút ai, tiêu chuẩn gì, quyền lợi và nghĩa vụ ra sao, cơ chế và điều kiện làm việc thế nào... Việc thu hút bắt đầu từ nhu cầu công việc chứ không bắt đầu từ đãi ngộ.
Theo ông Quân, Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng mời nhà khoa học có uy tín đóng vai trò kết nối các học giả khác cùng tham gia. Ngoài ra, hơn 500 cán bộ cơ hữu là tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài cũng đóng vai trò đại sứ để thu hút đồng nghiệp và giáo sư hướng dẫn về tham gia vào các hoạt động của trường.
Quan điểm của Đại học Quốc gia Hà Nội là không nhất thiết yêu cầu các nhà khoa học trình độ cao phải được tuyển dụng thành nhà khoa học cơ hữu, mà có thể tham gia với thời gian nhất định, hoặc gắn bó những công trình khoa học, đề tài cụ thể và có thể làm việc qua mạng.
Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân tặng Hiệu trưởng Đại học Việt Nhật Furuta Motoo bức tranh Khuê Văn Các trong quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hình ảnh biểu tượng cho trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: VNU.
Chính sách đãi ngộ người tài
PGS.TS Lê Quân cũng cho rằng, trước khi thu hút người tài, cần chú trọng đổi mới sử dụng nhân lực tại chỗ. Do đó, công tác tổ chức cán bộ phải chú trọng đổi mới để đảm bảo nhà khoa học có cơ hội tiếp cận nguồn lực, có môi trường làm việc thuận lợi (đặc biệt về thủ tục hành chính), được đánh giá và đãi ngộ đúng.
Để thực hiện, giải pháp quan trọng là đổi mới cơ chế đầu tư, sử dụng nhân lực, sử dụng nhà khoa học trên cơ sở hợp đồng với cam kết sản phẩm đầu ra rõ ràng, hiệu quả.
Ông Quân nêu quan điểm, khi thu hút nhà khoa học, cần có bài toán cụ thể sử dụng vào việc gì, cam kết gì, cơ chế làm việc ra sao, quyền hạn và nghĩa vụ, nguồn lực cụ thể.
Nhà khoa học giỏi đôi khi không nhất thiết phải lương cao. Họ sợ nhất là được mời về nhưng không được đưa vào việc cụ thể.
Theo Zing
Gần 70.000 thí sinh đăng ký thi Đại học quốc gia Hà Nội Nếu như năm trước, có 45.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực thì năm nay tăng lên gần 70.000 lượt. Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội đóng cổng đăng ký kỳ thi đánh giá năng lực trước thời hạn do kín thí sinh. Theo TS Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc...