10 phát minh công nghệ quan trọng nhất trong 25 năm qua
Trong vài chục năm trở lại đây, có nhiều phát minh công nghệ nổi tiếng đã ra đời như internet hay iPhone,….
Những phát minh này đã làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta tiếp cận với thế giới và mọi người xung quanh. Dưới đây là Top 10 phát minh công nghệ quan trọng nhất trong 25 năm qua.
1. Xe tự lái (2012)
Xe tự lái ra đời dựa trên sự phát triển đáng kể trong trí tuệ nhân tạo và công nghệ GPS. Mặc dù hầu hết các mô hình hiện vẫn đang được thử nghiệm hoặc chỉ thực hiện nhiệm vụ đơn giản như giao hàng nhưng chúng ta có thể tin vào một tương lai không xa xe tự lái sẽ trở thành một phương tiện giao thông phổ biến trên thế giới.
2. Bitcoin (2008)
Bitcoin ra đời từ năm 2008 khi “cha đẻ” của nó – một người có biệt danh là Satoshi Nakamoto – công bố tài liệu miêu tả về một hệ thống tiền tệ và giao dịch kỹ thuật số ngang hàng (peer-to-peer). Bitcoin sử dụng một mã phức tạp để tạo ra loại tiền độc đáo và có thể kiểm chứng, sau đó có thể được giao dịch trực tuyến và sử dụng để mua hàng. Vì không bị kiểm soát bởi ngân hàng, Bitcoin là một đồng tiền phân quyền, và các chủ sở hữu Bitcoin luôn duy trì ở chế độ ẩn danh.
3. iPhone (2007)
Apple là hãng công nghệ sở hữu nhiều phát minh có giá trị bậc nhất hiện nay. iPhone là một trong những sản phẩm của cuộc cách mạng sản xuất điện thoại thông minh. Từ khi được ra đời cho đến nay, nó đã không ngừng được cải tiến để tạo nên sự thuận tiện nhất cho người dùng.
4. YouTube (2005)
YouTube là một trang web chia sẻ video, là nơi người dùng có thể tải lên hoặc tải về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video clip. YouTube do 3 nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005 và được Google mua lại vào năm 2006. Youtube là một sản phẩm của thời đại internet và nền tảng này đã trở thành địa điểm chính để hàng triệu người chia sẻ và xem các video trực tuyến.
Video đang HOT
5. Facebook (2004)
Facebook không phải là mạng truyền thông xã hội đầu tiên, nhưng hiện nay, nó đã trở thành mạng xã hội lớn nhất trên thế giới. Mới đầu, nền tảng này được thiết kế với mục tiêu đơn giản là giúp bạn bè và gia đình liên lạc với nhau.
6. DVD (1998)
DVD hay còn gọi là đĩa đa năng kỹ thuật số, đã thay thế băng cassette VHS làm phương tiện chính cho việc xem video trong gia đình vào cuối những năm 90. Là một dạng phương tiện kỹ thuật số, DVD có chất lượng bền hơn và tiện dụng hơn VSH.
7. Trạm vũ trụ quốc tế (1998)
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là một nỗ lực chung của năm cơ quan vũ trụ đại diện cho Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Châu Âu và Canada. Đây được coi là ngôi nhà chung trên vũ trụ của các nhà du hành và nghiên cứu không gian đến từ các nước trên thế giới. Đến nay, hơn 200 người từ 18 quốc gia đã đến thăm ISS, chủ yếu cho mục đích nghiên cứu và giáo dục.
8. Google (1998)
Ngày 4/9/1998, Larry Page và Sergey Brin, khi đó là 2 nghiên cứu sinh tại trường đại học Stanford đã cùng nhau lập ra công ty Google Inc, công ty công nghệ mà sự ra đời của nó đã làm thay đổi cả lịch sử Internet. Kể từ ngày thành lập đến bây giờ, trải qua 20 năm, Google đã trở thành một trong những công cụ hữu hiệu nhất mà dường như không ai trong chúng ta không phải sử dụng hàng ngày. Không chỉ có công cụ tìm kiếm như ban đầu, Google đang ngày càng lớn mạnh với nhiều dịch vụ hơn, nhiều tiện ích hơn, đáp ứng hầu như đầy đủ mọi nhu cầu của người sử dụng.
9. Máy nghe nhạc MP3 (1997)
Máy nghe nhạc MP3 cho phép người dùng kiểm soát âm thanh nhiều hơn bao giờ hết, người dùng có thể tải trước một bài hát bất kỳ và dễ dàng trao đổi giữa chúng. Không giống như các bản ghi vinyl, băng cassette hay thậm chí là cả đĩa CD, các tệp MP3 không dễ bị hư hại về phương diện vật lý. Máy nghe nhạc MP3 còn có thẻ nhớ rời nhằm tạo thêm dung lượng cho bộ nhớ.
10. Máy bay không người lái (1994)
Thuật ngữ “máy bay không người lái” thậm chí còn ra đời trước “xe tự lái”, được sử dụng để chỉ các loại máy bay cơ giới nhỏ. Chúng chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự.
Theo viet times
Thăng trầm công nghệ: Thất bại ê chề
Đằng sau một nền khoa học công nghệ phát triển rực rỡ như hiện nay, ít ai ngờ rằng nhân loại từng chứng kiến lĩnh vực này lao vào những nốt 'trầm' tàn khốc, điển hình qua những phát minh công nghệ vừa ra đời nhưng thất bại hoàn toàn sau đó, đặc biệt là trong thập kỷ qua.
1. Phương tiện hai bánh Segway
Vào năm 2002, phương tiện hai bánh Segway được ra mắt và nhà đầu tư mạo hiểm John Doerr cho rằng doanh thu của thiết bị Segway sẽ đạt 1 tỷ đô la. Chính vì thế, công ty đã đầu tư 100 triệu đô la để phát triển dòng phương tiện hai bánh này.
Nhưng không ngờ khi ra mắt, chính mức giá cao ngất ngưỡng với mẫu thường có giá 3.000 đô la, mẫu cao cấp có giá tận 7.000 đô la, khiến người dùng ê chề lắc đầu, không dám sờ tới. Trong khi đó, vì một số bất ổn về an ninh, trật tự giao thông do phương tiện này gây ra nên nhiều quốc gia đã cấm lưu hành thiết bị này.
2. Touchpad của HP cạnh tranh với iPad của Apple
Theo đó, vào tháng 7/2011, hãng công nghệ HP tung ra máy tính bảng Touchpad như để cạnh tranh với dòng iPad của Apple.
Nhưng trớ trêu thay, đúng một tháng sau khi ra mắt, hãng công nghệ này bất ngờ tuyên bố ngừng chế tạo, kinh doanh thiết bị chạy hệ webOS, trong đó có cả máy tính bảng Touchpad.
Nguyên nhân là do HP không đấu nổi trong thị trường này, nhiều máy Touchpad được thanh lý với mức 99 đô la, là thiết bị có vòng đời cực kỳ ngắn ngủi trong lịch sử công nghệ.
3. Mẫu robot Aibo của Sony
AIBO (Artificial Intelligence roBOt) là dòng robot có hình dạng giống một chú chó được Sony cho ra đời ngày 11/5/1999. Được trang bị hệ thống máy tính thông minh tích hợp hệ thống quan sát và phân tích tiếng nói, AIBO có thể hiểu các lệnh bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, do việc kinh doanh khó khăn với lại mức giá quá cao khiến người dùng, nhiều công ty lơ con robot này. Đến năm 2006 thì nó chính thức bị khai tử.
4. Máy nghe nhạc Zune của Microsoft
Vào năm 2001, thế giới công nghệ xôn xao khi Apple tung ra một chiếc iPod mang tính cách mạng cho thời kỳ nhạc số. Trước tình hình này, Microsoft đã nhanh chóng cho ra mắt một máy nghe nhạc có tên là Zune vào năm 2006.
Tuy nhiên, sau khi ra mắt khả năng gia nhập vào thị trường kém, chiến lược kinh doanh thiết bị này không rõ ràng thực tế, các hãng thu âm ngó lơ nên dẫn đến doanh thu bán ra thê thảm, ê chề và nó đã bị khai tử vào năm 2012, sau khi có 4 thế hệ- 7 phiên bản thiết bị được ra mắt trong khoảng thời gian kể trên.
5. Hệ điều hành điện thoại Windows Phone của Microsoft
Ba năm sau khi dòng iPhone xuất hiện, hai năm sau khi các điện thoại Android đầu tiên ra mắt thì vào năm 2010, Microsoft tung ra Windows Phone 7, hệ điều hành di động cảm ứng điện dung đa điểm đầu tiên.
Do ra mắt trễ so với hai hệ điều hành iOS và Android, cộng với việc người dùng tin tưởng sử dụng hai hệ điều hành trên hơn, mà bỏ lơ Windows Phone nên hệ điều hành này được xem là thất bại ê chề, dù hiện tại chỉ còn 1% các điện thoại toàn cầu sử dụng nó.
Theo TGTT
Choáng váng với số tiền Google bỏ ra trong năm ngoái để bảo đảm an toàn cho CEO của mình Số tiền Google bỏ ra để đảm bảo an toàn cá nhân cho ông Sundar Pichai trong năm 2018 cao gấp hai lần năm 2017 và cao gấp tới bốn lần những gì hãng này chi ra năm 2016. Chi phí để đảm bảo an toàn cá nhân cho CEO Google Sundar Pichai đã tăng gấp đôi con số năm ngoái, theo một...