10 nhà thì có đến 9 nhà để những thực phẩm này trong tủ lạnh nhưng hóa ra để chúng bên ngoài lại tốt hơn nhiều
Dưới đây là danh sách 7 loại thực phẩm không nên để vào tủ lạnh nếu bạn muốn giữ được giá trị dinh dưỡng của chúng còn nguyên vẹn.
Chúng ta vẫn thường coi tủ lạnh như là một công cụ hữu ích để bảo quản thực phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Với hầu hết các loại thực phẩm thì điều này là đúng, ví dụ như thịt, các sản phẩm từ sữa và nhiều loại thực phẩm khác. Nhưng, thực tế là có một số thực phẩm mất đi độ tươi ngon khi để trong tủ lạnh. Và đôi khi làm lạnh thực phẩm lại làm giảm hương vị hoặc thậm chí thay đổi cấu trúc của thực phẩm.
Dưới đây là danh sách 7 loại thực phẩm không nên để vào tủ lạnh nếu bạn muốn giữ được giá trị dinh dưỡng của món ăn được chế biến từ chính những thực phẩm đó.
Theo afamily
Video đang HOT
Các cách làm sạch tủ lạnh đơn giản, đánh bay mùi hôi khó chịu
Tủ lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Tủ lạnh đặt ở nhiệt độ 4C hoặc thấp hơn sẽ bảo vệ hầu hết các loại thực phẩm khỏi các loại vi khuẩn. Việc vệ sinh tủ lạnh và cách bảo quản vô cùng quan trọng.
Sử dụng tủ lạnh như thế nào cho đúng?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), bảo quản thức ăn trong tủ lạnh cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:
Nhiệt độ an toàn để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Để an toàn, nhiệt độ của tủ lạnh phải đảm bảo ổn định thường xuyên. Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh nên duy trì ở 4C hoặc thấp hơn. Một số tủ lạnh có sẵn nhiệt kế để đo nhiệt độ bên trong, và đây chính là loại tủ lạnh nên sử dụng. Đối với những tủ lạnh không có tính năng này, hãy để nhiệt kế trong tủ lạnh để theo dõi nhiệt độ và điều này rất quan trọng khi mất điện/cúp điện. Khi có điện trở lại, nếu tủ lạnh vẫn còn giữ ở mức 4C, có nghĩa là thực phẩm vẫn được giữ an toàn. Thực phẩm được giữ ở nhiệt độ trên 4C trong hơn 2 giờ thì không nên tiếp tục sử dụng.
Hãy đảm bảo rằng cửa tủ lạnh/tủ đông được đóng kín mọi lúc. Không mở cửa tủ lạnh/tủ đông thường xuyên hơn mức cần thiết và đóng kín lại càng sớm càng tốt.
Xử lý thực phẩm an toàn trước khi bảo quản lạnh
Thức ăn nóng có thể đặt trực tiếp trong tủ lạnh hoặc có thể được làm lạnh nhanh bằng đá hoặc nước lạnh trước khi đưa vào bảo quản lạnh.
Sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc hộp đậy kín để giữ ẩm, hộp kín riêng cho thực phẩm, ngăn mùi của thực phẩm lan sang thực phẩm khác và hạn chế lây nhiễm vi khuẩn giữa các thực phẩm với nhau.
Một nồi thức ăn lớn như súp hoặc món hầm nên được chia thành các phần nhỏ vào trong các hộp trước khi bảo quản lạnh. Miếng thịt lớn hoặc một con gà nên được chia thành các miếng nhỏ hơn phù hợp với 1 bữa ăn, và được bọc kín hoặc đậy kín trong hộp trước khi bảo quản lạnh.
Cách xếp thực phẩm trong tủ lạnh
Thịt sống, thịt gia cầm và hải sản phải được đặt trong một hộp đựng kín hoặc bọc cẩn thận để tránh lan mùi và chảy nước sang các thực phẩm khác.
Xắp xếp thực phẩm theo thứ tự: những thực phẩm mới bảo quản ở phía trong, những thực phẩm đã bảo quản lâu hơn để phía ngoài để ưu tiên sử dụng trước. Cách tốt nhất là bạn nên ghi ngày bắt đầu bảo quản lên túi/ hộp bảo quản thực phẩm.
Ngăn/khay trong tủ lạnh
Ngăn/khay trong tủ lạnh có thể được điều chỉnh độ cao, độ đóng mở kín hơi để phù hợp với việc sắp xếp thực phẩm. Ngày nay, chúng thường được làm bằng kính cường lực để giữ sạch sẽ và dễ lau chùi. Một số khay, ngăn lại có cấu tạo riêng, như lưới hay nan hay hộp kín để phù hợp với mục đích bảo quản.
Một số tủ lạnh có ngăn/khay kín để chống tràn và làm cho việc dọn dẹp càng dễ dàng hơn. Một số ngăn/khay cho phép kéo ra để dễ sắp xếp và lấy các thực phẩm ở phía bên trong cùng của tủ lạnh.
Ngăn chuyên dụng
Ngăn chuyên dụng tạo môi trường bảo quản tốt hơn và phù hợp hơn cho từng loại thực phẩm nhất định, nhất là trái cây và rau củ. Rau đòi hỏi điều kiện bảo quản có độ ẩm cao hơn trong khi hoa quả lại cần độ ẩm thấp hơn. Một số ngăn chuyên dụng được trang bị nút điều khiển, cho phép người dùng tùy chỉnh được mức độ độ ẩm của ngăn kéo.
Bên cạnh đó, một số tủ lạnh có những ngăn chuyên dụng dành cho bảo quản thịt, cá và pho mát.
Lưu trữ thực phẩm trên cánh tủ
Không đặt thực phẩm dễ hỏng như sữa, pho mát trên các ngăn của cánh tủ. Trứng nên được lưu trữ trong hộp carton, hộp nhựa có nắp đậy kín và để trên kệ, ngăn chứ không phải trên cánh tủ.
Nhiệt độ của các hộp đựng hoặc ngăn trong cánh tủ dao động nhiều hơn nhiệt độ trong tủ, đặc biệt là khi cửa tủ luôn mở ra hoặc mở ra lâu. Giữ cánh cửa tủ đóng kín càng nhiều càng tốt.
Giữ tủ lạnh sạch sẽ
Một bước rất quan trọng để bảo quản thực phẩm của bạn an toàn là giữ cho tủ lạnh sạch sẽ. Giải quyết ngay bất cứ vết tràn/đổ trên khay tủ lạnh ngay lập tức bằng nước nóng hoặc xà phòng. Mỗi tuần một lần, hãy có một thói quen lành mạnh là dọn dẹp những thực phẩm dễ hư hỏng hoặc không còn được ăn ra khỏi tủ lạnh.
Để giữ cho tủ lạnh thơm mát và loại bỏ mùi hôi, hãy đặt một hộp soda lên trên khay hoặc cánh cửa tủ. Tránh sử dụng các chất làm sạch, chất mài mòn, và tất cả các chất tẩy rửa có thể tạo ra mùi hóa học cho thức ăn, hoặc làm hư hỏng nội thất bên trong tủ lạnh.
Mặt ngoài tủ có thể được làm sạch bằng vải mềm và chất tẩy rửa nhẹ dạng lỏng. Vài lần một năm, cuộn ngưng tụ nên được làm sạch bằng bàn chải hoặc máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn hoặc các tích tụ khác.
Loại bỏ các mùi khó chịu
Nếu thực phẩm bị hư hỏng trong tủ lạnh - chẳng hạn như khi mất điện - mùi hôi từ thực phẩm sẽ ám vào tủ lạnh. Để tránh loại bỏ mùi hôi khỏi tủ lạnh, bạn nên làm những việc sau:
Lau chùi bên trong tủ bằng nước và giấm pha loãng.
Rửa bên trong tủ bằng dung dịch soda và nước. Hãy chắc chắn bạn lau rửa tất cả mọi vị trí có thể trong tủ lạnh như các ngăn, góc, cửa tủ.
Vò những tờ báo thành từng cuộn và đặt chúng trong tủ lạnh vài ngày.
Bỏ cà phê tươi hoặc dung dịch baking soda tại đáy của các khay hoặc ngăn chứa.
Đặt một miếng bông thấm dung dịch vanilla bên trong tủ đông. Đóng cửa tủ trong 24 giờ và kiểm tra mùi sau đó.
Sử dụng sản phẩm khử mùi tủ lạnh mua tại siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi.
Theo BS Trần Thu Nguyệt/ Infonet
Tiền điện tăng chóng mặt, xem ngay chỗ này trên tủ lạnh để đỡ mất tiền oan Tất cả các dòng tủ lạnh hiện nay đều được nhà sản xuất thiết lập nhiều mức độ làm lạnh từ thấp lên cao. Số đầu tiên sẽ là ấm nhất, càng số to thì càng lạnh. Nếu để liệt kê một trong những thiết bị không thể nào thiếu trong gia đình thì tủ lạnh chắc chắn nằm trong danh sách đó....