10 nguyên nhân thường gặp khiến máy tính chạy như “rùa” (Phần I)
Thông thường một hệ thống máy tính sau một khoảng thời gian dài sử dụng sẽ giảm hiệu suất một cách rõ rệt. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra điều này, tuy nhiên hầu hết các nguyên nhân đó có thể dễ dàng khắc phục. Trong khi nhiều người sử dụng vẫn cố gắng sống chung với “lũ” hay tìm một cách giải quyết tốn kém hơn đó là nâng cấp phần cứng. Bài viết này sẽ liệt kê một số nguyên nhân phổ biến khiến chiếc máy tính của bạn chạy như rùa bò, từ đó bạn sẽ có thể tự khắc phục.
Việc khởi động Windows sẽ mất một khoảng thời gian nhất định cho dù máy tính tính của bạn cấu hình mạnh hay yếu. Tuy nhiên các ứng dụng và trình điều khiển tự động khởi chạy khi bật máy sẽ tạo sự khác biệt trong thời gian khởi động của từng hệ thống. Quá nhiều ứng dụng, hoặc có các ứng dụng nặng được đặt chế độ tự động khởi chạy khi bật máy sẽ làm hệ thống của bạn chậm đi đáng kể.
Để khắc phục điều này, bạn có thể giảm bớt các ứng dụng tự khởi chạy khi bật máy. Bằng cách vào Start, gõ MSCongfig và bỏ chọn các ứng dụng không cần thiết trong mục Startups.
2. Ổ cứng phân mảnh
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến máy tính của bạn bị chậm là do ổ cứng bị phân mảnh. Sau một thời gian sử dụng, các dữ liệu trên ổ đĩa cứng không được sắp xếp một cách hợp lý nhất, do đó khi muốn sử dụng các dữ liệu này hệ thống sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm và gọi các dữ liệu đó.
Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng các phần mềm chống phân mảnh ổ cứng như Smart Defrag hoặcDefraggler. Ngoải ra bạn có thể sử dụng tính năng chống phân mảnh của Windows, bằng cách click chuột phải vào biểu tưởng ổ cứng cần chống phân mảnh, chọn Properties> Tools> Defragment Now.
3. Quá nhiều file tạm
Các file tạm thời hay còn gọi là Temp File được tạo ra trong quá trình hoạt động của một số ứng dụng hoặc trong quá trình duyệt web. Tuy nhiên sau khi sử dụng xong và đóng các ứng dụng đó, Windows lại bỏ quên và không xóa các file tạm đó. Sau một thời gian dài, dung lượng các file tạm này sẽ lớn dần và nếu dung lượng sử dụng của ổ cứng đang ở mức 90 %, thì bạn sẽ thấy hiệu suất của hệ thống bị giảm đáng kể.
Video đang HOT
Để khắc phục điều này, bạn có thể tự tìm và xóa bỏ các file tạm này. Trước tiên bạn sẽ phải bật chế độ Show hidden files, folders trong tab View của mục Folder Options, ngoài ra bạn cũng phải bỏ chọn mục Hide protected operating system files (giấu các file hệ điều hành được bảo vệ). Sau đó đến đường dẫn sau: Windows/Temp và Documents and SettingsUsernameLocal SettingsTemp và dọn dẹp sạch sẽ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng một phần mềm như Temp File Cleaner hay CCleaner để dọn dẹp.
4. Cấu hình Pagefile không đúng
Pagefile Windows có thể gặp một số vấn đề gây ra lỗi và làm giảm hiệu suất của hệ thống. Pagefile là bộ nhớ ảo của Windows sử dụng trên ổ cứng của bạn, một phần được sử dụng trong việc xử lý của hệ thống, một phần được sử dụng để tổ chức các dữ liệu tạm thời. Thông thường Windows sẽ tự điều chỉnh Pagefile sao cho tốt nhất, tuy nhiên đôi khi dung lượng của Pagefile không được tăng một cách tương ứng với các ứng dụng nặng.
Để khắc phục điều này, bạn có thể tự cầu hình lại cho Pagefile và tăng dung lượng sử dụng. Bằng cách chuột phải lên Computer>Properties>Advanced system settings. Trong tab Advanced chọn Settings của mục Performance. Chuyển qua tab Advanced chọn Change trong mục Virtual memory. Bỏ chọn dấu Automatic, và bạn có thể tăng dung lượng của Pagefile lên, thông thường là gấp 1,5 – 2 lần dung lượng bộ nhớ RAM.
5. Gỡ bỏ ứng dụng gây lỗi Windows Registry
Thông thường việc gở bỏ một ứng dụng trên Windows không đòi hỏi phải xóa bỏ toàn bộ những gì liên quan đến ứng dụng đó. Tuy nhiên các phần mềm của hãng thứ 3 có khả năng diệt tận gốc ngay cả Registry của ứng dụng đó. Việc này đôi khi gây ra một số lỗi trong Windows Registry, có thể làm chậm hệ thống, thậm chí gây ra một số lỗi như không thể khởi động từ chế độ sleep/standby.
Để khắc phục lỗi này, các bạn có thể sử dụng các phần mềm dọn dẹp đi kèm với tính năng sửa chữa các lỗi của Windows Registry. Hiện tại có khá nhiều phần mềm như vậy, CCleaner cũng là một phần mềm có tính năng sửa lỗi cho Windows Registry.
Còn tiếp …
Theo Genk
Bộ ba ứng dụng dọn rác cho máy Mac
Sau một thời gian sử dụng, máy tính Mac của bạn có thể sẽ trở nên chậm chạp và nặng nề do các ứng dụng trên máy tạo ra file rác, file tạm hoặc các tập tin lưu lại các hoạt động của máy (log files). Giải pháp mà người dùng nên áp dụng là sử dụng các chương trình tối ưu hệ thống. Trong bài viết này, GenK sẽ giới thiệu ba phần mềm tối ưu máy Mac hiện đang được nhiều người sử dụng.
CleanMyMac
Đây là ứng dụng trả phí của MacPaw. Với CleanMyMac, người dùng được cung cấp 9 tính năng tối ưu máy Mac tiêu biểu như xóa file tạm, rác, gỡ bỏ ứng dụng đã cài đặt, loại bỏ những gói ngôn ngữ không dùng tới...
Bỏ dấu chọn các ngôn ngữ không dùng tới theo hình trên nếu chỉ sử dụng tiếng Anh.
Giao diện của ứng dụng CleanMyMac có khá nhiều lựa chọn nhưng lại rất dễ sử dụng. Lần sử dụng đầu tiên, phần mềm này sẽ hướng dẫn người dùng một số thao tác cơ bản. Một trong số đó là lựa chọn những gói ngôn ngữ không sử dụng để chương trình loại bỏ. Bạn có thể chọn theo hướng dẫn sau (nếu chỉ sử dụng tiếng Anh):
Giao diện người dùng chính của CleanMyMac, trực quan và dễ sử dụng.
Để thực hiện việc tối ưu máy, người dùng chọn vào biểu tượng máy Mac hoặc đánh dấu tick vào từng mục muốn tối ưu, sau đó bấm vào biểu tượng Scan và đợi trong giây lát và cuối cùng chọn Clean để ứng dụng thực hiện công đoạn "dọn rác" toàn hệ thống.
CleanMyDrive
Cùng được phát triển bởi MacPaw, CleanMyDrive được hãng này cho tải về miễn phí. Chức năng chính của chương trình cũng tương tự như CleanMyMac nhưng là tối ưu cho ổ cứng gắn rời, USB hoặc thẻ nhớ...
Giao diện chính của CleanMyDrive trên thanh Menu.
Sau khi cài đặt, ứng dụng sẽ được kích hoạt qua biểu tượng nhỏ trên thanh Menu. Giao diện CleanMyDrive cũng rất đơn giản và chỉ gồm các thông tin cần thiết chứ không hề gây cảm giác rắc rối cho người dùng.
Một cửa sổ Pop-Up hiện ra mỗi khi cắm thiết bị vào cổng USB.
Mỗi khi cắm ổ cứng rời, USB hay thẻ nhớ vào máy, giao diện chương trình sẽ yêu cầu người dùng lựa chọn tối ưu dung lượng của thiết bị đó bằng cách xóa các file rác. Ở bước này bạn chuyển từ No qua Yes.
Rút nhanh hàng loạt ổ gắn rời.
Một chức năng đáng giá của phần mềm đối với người dùng có nhiều thiết bị gắn rời cùng lúc cắm vào các cổng USB trên máy Mac là Eject all. Với tính năng này, người dùng chỉ cần chọn một lần thay cho gỡ từng ổ ra khỏi máy.
Lựa chọn dung lượng tối đa của ổ USB.
Một lưu ý nhỏ là mặc địch ứng dụng CleanMyDrive không hỗ trợ các ổ gắn rời có dung lượng cao. Để thay đổi lựa chọn này, người dùng bấm chọn biểu tượng bánh răng ở góc dưới bên phải của chương trình vào chọn dung lượng sử dụng theo ý muốn.
CCleaner
CCleaner có lẽ không còn xa lạ với người dùng Windows. Đây có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho những bạn mới chuyển từ PC qua Mac. Cách sử dụng phần mềm không có nhiều khác biệt so với phiên bản PC, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Cả ba phần mềm có thể mua hoặc tải về miễn phí trên Mac App Store.
Theo Genk
Tăng cường bảo vệ máy tính và mạng WiFi bằng WiFi Protector Bạn có biết rằng mỗi khi vào internet thông qua các kết nối không dây, chiếc máy tính của bạn luôn bị đặt trong mối nguy cơ bị xâm hại và đánh cắp thông tin? Bất kỳ ai với một chút kỹ năng và kiến thức tin học đều có thể lợi dụng sự sơ hở của những phương pháp bảo vệ, qua...