10 nguyên nhân khiến đôi môi nứt nẻ
Liếm môi, cơ thể mất nước hay thậm chí dùng sai loại kem đánh răng cũng có thể khiến đôi môi bạn nứt nẻ và thô ráp trong mùa lạnh.
Liếm môi:Khi cảm thấy đôi môi khô và nứt nẻ, phản xạ của bạn sẽ là liếm môi, việc này khiến môi bị mất nước, vì nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi, gây khô môi.
Mất nước:Môi không chứa các tuyến tạo dầu như da của bạn, vì vậy môi có thể bị khô và trở nên nứt nẻ rất dễ dàng. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, đôi môi của bạn sẽ trở nên khô và bong tróc.
Không dưỡng môi:Giữ ẩm cho đôi môi của bạn suốt cả ngày với vaseline hoặc sáp ong để có làn môi căng mọng, nhất là trong những ngày thời tiết mùa đông và khô lạnh.
Thói quen thở bằng miệng khi ngủ hoặc do bệnh lý làm nghẹt mũi buộc phải thở bằng miệng, khiến cho không khí liên tục đi qua đôi môi của bạn và làm môi khô nhanh chóng.
Kem đánh răng:Nhiều loại kem đánh răng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate, thành phần này có thể kích ứng khiến đôi môi khô và nứt nẻ.
Các axit trong trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng môi, khiến môi bạn cảm thấy khó chịu.
Video đang HOT
Tiêu thụ quá nhiều vitamin A:Nếu bạn đang tiêu thụ quá nhiều vitamin A, hoặc đang dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin A, bạn có thể bị tình trạng khô môi.
Do thuốc:Một số loại thuốc như Accutane để trị mụn trứng cá hay giảm nếp nhăn, thuốc huyết áp propranolol, hoặc thuốc điều trị chóng mặt prochlorperazine cũng có thể gây khô môi.
Do một số bệnh lý:Bệnh tự miễn dịch có thể khiến đôi môi của bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và trở nên nứt nẻ. Bệnh tuyến giáp và vẩy nến cũng có thể gây khô môi.
Dị ứng:Có nhiều loại dị ứng có thể gây ra khô môi, trong đó có dị ứng với coban và niken. Nếu bạn dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin B12, nó có thể gây ra dị ứng với coban, dẫn tới khô môi và bong tróc môi./.
Theo vov.vn
Mẹo đối mặt với những "thảm họa" về da vào mùa đông
Gió mùa về mang theo giá rét cả những "thảm họa" về da mà hầu hết ai cũng gặp phải. Dưới đây là mẹo để giữ cho làn da khỏe đẹp vào mùa đông.
Cứu cánh cho đôi môi khô: Bạn cần uống thật nhiều nước để giữ ẩm cho cơ thể và sử dụng máy tạo ẩm không khí trong nhà. Bạn nên dùng son dưỡng ẩm cho môi và quan trọng nhất là không được liếm môi.
Gót chân nẻ: Gót chân nẻ là tình trạng phổ biến vào mùa đông do da khô, đôi khi có thể gây đau đớn và nhiễm trùng. Bạn nên thoa sáp mỡ cho gót chân, băng lại bằng gạc và đeo tất vào ban đêm.
Bàn tay khô: Rửa tay với nước ấm giúp giữ ấm cho tay và kháng khuẩn, nhưng lại khiến da tay khô, đặc biệt vào mùa đông. Bạn nên dùng kem dưỡng ẩm chứa glycerin cho da tay.
Dùng xà bông siêu đặc: Các sản phẩm dưỡng da mùa hè có thể gây khô da vào mùa đông. Bạn nên chọn loại xà bông dịu nhẹ, đặc và không mùi, vì đây là các loại xà bông chứa nhiều dầu giúp cấp ẩm cho da.
Sử dụng kem dưỡng mùa đông: Bạn nên cân nhắc dùng kem mỡ thay cho kem thường hoặc lotion, vì kem mỡ chứa nhiều dầu hơn. Bạn nên thoa kem dưỡng ngay sau khi tắm.
Hạn chế dùng kem chống lão hóa: Bạn nên hạn chế sử dụng kem chống lão hóa vào mùa đông, vì các loại kem này chứa retinoids có thể gây kích ứng làn da vốn đã khô và nhạy cảm do thời tiết khô lạnh.
Tẩy da chết: Để kem dưỡng ẩm có tác dụng tốt nhất, bạn cần tẩy da chết trước tiên. Một số loại tẩy da chết có thể gây kích ứng, vì vậy bạn nên thử trên một vùng da nhỏ trước.
Tắm vào mùa đông: Việc tắm giúp cấp thêm ẩm cho da, với điều kiện bạn không tắm quá lâu. Tắm lâu với nước nóng có thể làm khô da. Bạn nên tắm nhanh với nước ấm để tránh rửa trôi mất lớp dầu tự nhiên của da.
Khóa ẩm sau khi tắm: Ngay sau khi tắm, hãy nhanh chóng để da ráo nước và thoa kem dưỡng ẩm để khóa lại lượng ẩm da vừa hấp thu khi tắm. Bạn nên thoa lại kem dưỡng ẩm vài lần trong ngày, đặc biệt với vùng da khô.
Sử dụng máy tạo ẩm không khí: Không khí trong nhà ấm áp nhưng lại có thể gây khô da. Vì vậy bạn nên sắm vài chiếc máy tạo ẩm không khí đặt trong nhà để giữ cho da ẩm mượt.
Thoa kem chống nắng: Nếu bạn cho rằng mình không bị cháy nắng vào mùa đông thì bạn đã lầm. Kể cả vào mùa đông, tia UV vẫn có thể gây tổn thương da, vì vậy bạn cần thoa kem chống nắng với SPF từ 30 trở lên.
Mẩn ngứa vào mùa đông: Thời tiết lạnh có thể khiến da khô và mẩn ngứa. Giải pháp cho bạn là tắm nước ấm hòa yến mạch hoặc baking soda, thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên và tránh để da tiếp xúc trực tiếp với vải len.
Bệnh chàm: Bệnh chàm là một dạng viêm da với triệu chứng da khô, đỏ và ngứa ngáy hoặc nóng rát. Thời tiết mùa đông có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Bạn nên thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm chứa thành phần chống nắng để ngăn bệnh lan rộng.
Bệnh vảy nến: Nguyên nhân gây bệnh vảy nến là do rối loạn hệ miễn dịch làm tăng tốc độ phát triển tế bào da. Không khí khô, ít ánh nắng và lạnh có thể khiến bệnh trở nặng. Bạn nên tắm nhanh với nước ấm, dưỡng ẩm thường xuyên và sử dụng máy tạo ẩm./.
Theo vov.vn
Không muốn dùng son thường xuyên vì sợ hại môi thì hãy sắm ngay một thỏi son dưỡng có màu, vừa dưỡng vừa không lo mặt mũi nhợt nhạt luôn nhé! Các cô nàng "nghiện" son nhưng lại sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé. Vì đây là những dòng son dưỡng môi vừa có màu xinh xinh, vừa giúp đôi môi căng mọng quyến rũ đấy. 1. Burt's Bees Tinted Lip Balm in Red Dahlia Có lẽ phái đẹp không còn xa lạ gì với...