10 nguyên nhân khiến đèn báo lỗi động cơ sáng
Đèn báo lỗi động cơ (check engine) là đèn cảnh báo lỗi tổng quát nhất trong số các loại đèn trên xe ô tô, bởi liên quan đến rất nhiều chi tiết máy. Khi đèn báo sáng mà không tắt đi trên bảng táp – lô, đó là lúc bạn nên kiểm tra động cơ xe.
Dưới đây là 10 hỏng hóc thường gặp làm xe báo lỗi đèn check engine, giúp bạn “bắt bệnh” để đem xe đi sửa chữa.
1. Hỏng dây cao áp, bộ chia điện
Tùy từng loại xe có thể sử dụng hệ thống điện đánh lửa khác nhau để cấp điện cho bugi. Khi một trong các thành tố của hệ thống điện đánh lửa bị hỏng sẽ gây ra hiện tượng đánh lửa sai, nhiên liệu không được đốt hết, làm giảm hiệu suất của xe và có khả năng làm hỏng bộ lọc khí thải.
Cuộn dây lửa (hay còn gọi là bô-bin lửa) cung cấp điện cao áp để bugi tạo ra tia lửa điện. Động cơ bị nóng thường xuyên có thể làm bô-bin lửa bị yếu hay bị hỏng.
Bô-bin lửa hỏng xe sẽ khiến xe không khởi động được, nếu bị yếu xe sẽ tốn hao nhiên liệu và có thể dẫn đến hỏng bộ chuyển đổi xúc tác.
3. Hỏng cảm biến đo gió
Cảm biến đo gió có chức năng đo lượng khí vào động cơ và ECU tính toán lượng nhiên liệu phù hợp sẽ được phun vào trong buồng đốt. Khi cảm biến này hoạt động không đúng sẽ làm mất cân bằng tỷ lệ gió và xăng, giảm hiệu suất của động cơ.
4. Hệ thống tuần hoàn khí xả
Theo thời gian sử dụng, cặn bẩn và muội than dần tích tụ và gây tắc các đường ống dẫn khí thải. Đây là nguyên nhân khiến xe “ăn” xăng tốn hơn, công xuất yếu đi và đèn check engine bật sáng.
Video đang HOT
Trên thực tế, nắp bình nhiên liệu quan trọng hơn bạn tưởng nhiều. Nếu như nó bị nứt, hỏng hoặc không đóng chặt, nhiên liệu sẽ bị bay hơi hết và khiến toàn bộ hệ thống đốt nhiên liệu của xe bị trục trặc, dẫn tới việc xe ăn xăng và thải nhiều khí hơn.
6. Cài đặt thiết bị báo động không đúng cách
Muốn gắn thiết bị báo động bạn nên quyết định trước khi nhận xe để đại lý lắp đặt đúng chủng loại. Không nên tự mua và tự gắn vì thiết bị báo động có rất nhiều chủng loại có thể không tương thích với các thiết bị trên xe của bạn.
7. Cảm biến ô-xy không hoạt động
Cảm biến ô-xy làm nhiệm vụ đo lượng ô-xy chưa được đốt cháy thoát ra ngoài ống xả và báo cho bộ điều khiển ECU điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào. Cảm biến này bị hư hỏng hoặc không hoạt động có thể làm tăng lượng tiêu hao nhiên liệu tới 30%.
8. Kim phun xăng
Theo thời gian, bình chứa nhiên liệu sẽ tích tụ một lượng cặn bẩn nhất định và chúng có thể bám dày vào đầu kim phun. Ống dẫn và kim phun xăng bị bám cặn cũng là một trong những nguyên nhân khiến đèn báo lỗi động cơ phát sáng.
9. Kẹt rơ le van lọc khí nhiên liệu
Rơ le van lọc của hệ thống EVAP ( là hệ thống lọc hơi thoát ra từ bình xăng hay hệ thống phun nhiên liệu) làm nhiệm vụ kiểm soát khí thoát ra từ hệ thống nhiên liệu thoát ra. Rơ le này làm việc theo chu kỳ và có thể bị kẹt làm van luôn mở.
10. Hỏng van điều khiển lọc khí
Van này là một phần của hệ thống EVAP. Khi động cơ khởi động và nóng lên, hệ thống điều khiển động cơ (ECU) cho phép van này từ từ mở ra để một phần hơi xăng từ bầu lọc than vào và được đốt cháy trong buồng đốt. Đèn báo lỗi động cơ sẽ sáng khi luồng khí này nhiều hơn hay ít hơn mức đặt trong ECU.
Theo Viettimes
8 bí mật chỉ những tài xế giàu kinh nghiệm mới biết
Những kinh nghiệm lái xe mà chỉ những người lái xe ô tô lâu năm mới biết, có thể giúp bạn tiết khoản tiền lớn và tránh phải sửa chữa những bộ phận không cần thiết.
1. Ắc quy ô tô của bạn có thể không phải thay thế
Nếu bạn đang gặp vấn đề về ắc quy, có thể điều đầu tiên là bạn muốn thay pin. Nhưng thông thường vấn đề thường là ở dây dẫn. Một mẹo để mọi người có thể áp dụng là đổ Coca lên pin để chống sự ăn mòn hoặc cách rẻ hơn đó là sạc lại pin. Nếu bạn phải thay thế pin hãy đảm bảo rằng pin phải mới nhất, vì pin có thể xuống cấp theo thời gian.
2. Giữ cho dầu luôn đầy bình quan trọng hơn là dùng dầu tốt
Nếu bạn nghĩ rằng cứ đổ đầy bình dầu nhớt sau 5000 km là tốt, thì các chuyên gia thực sự khuyên bạn nên thay bình dầu sau 12000km, nếu để an toàn bạn nên thay dầu trong khoảng 10000 km. Khi nói về dầu cho xe ô tô, thì điều quan trọng hơn là đảm bảo cho dầu không bị hết, ngay cả khi phải dùng dầu bẩn.
3. Kiểm tra gỉ sét trên má phanh
Khi bạn nghe thấy tiếng má phanh kêu rít, điều đầu tiên nảy ra trong đầu là thay thế chúng. Thông thường có thể nguyên nhân là do gỉ sét, có thể xử lý đơn giản bằng cách cạo bỏ hoặc đánh sạch hết han gỉ. Nói chung má phanh không cần phải thay thế cho đến khi chúng bị mòn 90%.
4. Cẩn thận việc kiểm tra miễn phí
Những thứ bạn phải trả
Những thứ bạn cần
Thay lốp xe
Sạc lại pin
Thay dầu
Thay pin
Nhiều cửa hàng mở ra chương trình kiểm tra miễn phí nhưng thực ra đây là hình thức kinh doanh của họ. Họ đưa ra lời khuyên bạn cần thay bộ phận này, bạn cần sửa chữa bộ phận này..nhưng thực ra thứ bạn cần ít hơn nhiều thứ mà bạn bị thay thế.
Tuy nhiên bạn nên chú ý, đối với thợ máy tốt họ sẽ chỉ cho bạn bộ phận nào cần phải sửa chữa và giải thích vì sao bộ phận đó cần được sửa chữa. Còn những thợ máy muốn kiềm tiền từ bạn chỉ mong bạn không phát hiện ra điều đó. Đừng tin nếu thợ máy nói với bạn là vấn đề quá phức tạp và họ không thể giải thích cho bạn.
5. Đừng hỏi thợ sửa chữa quay vòng lốp
Khi thợ máy hỏi về việc quay vòng lốp xe ô tô, đừng hỏi thợ máy của bạn. Không chỉ nó không chắc có di chuyển được hay không, mà nhiều chuyên gia tin rằng nó không thực sự cải thiện tốc độ. Nếu thợ sửa chữa vì một lý do nào đó phải xoay lốp của bạn, đầu tiên bạn hãy đánh dấu bằng phấn để đảm bảo rằng chúng đã được xoay.
6. Đừng sợ nếu đèn tín hiệu động cơ phát sáng
Lý do phổ biến nhất khiến đèn báo tín hiệu động cơ phát sáng là nắp xăng của bạn không được vặn chặt khiến ô xi thoát ra đường dẫn khí. Thông thường, những gì xuất hiện trên bảng điều khiển phụ thuộc vào thiết kế hay các vấn đề về phần mềm hơn là các vấn đề thực tế với xe.
7. Xe ô tô của bạn không cần thêm chất phụ gia đặc biệt
Các thợ sửa chữa thường đề xuất rằng xe của bạn cần thêm một chất phụ gia đặc biệt cho động cơ, bình xăng hoặc hộp số để cải thiện hiệu suất của xe. Nhưng trên thực tế, xe ô tô của bạn đã nhận được đủ chất phụ gia từ dầu và động cơ. Điều quan trọng và cần nhớ là thường xuyên thay dầu.
8. Tránh tăng tốc
Không nên cố tăng tốc trong thành phố vì điều này không những vi phạm pháp luật mà còn tăng nguy cơ gây tai nạn. Nếu xét theo toán học việc tăng tốc chỉ có ý nghĩa trên những quãng đường dài, những quãng đường ngắn dường như việc tăng tốc không có nhiều ý nghĩa. Ví dụ trên quãng đường 80 km, bạn phải mất trung bình trên một giờ, việc tăng tốc chỉ giúp bạn tiết kiệm nhiều nhất được khoảng 12 phút.
Theo Giaothong
Những lỗi phổ biến mà tài xế nào cũng từng mắc phải Dưới đây là một số thói quen tưởng đơn giản nhưng có thể gây hại cho xe và đe dọa tới sự an toàn của chính họ và những người xung quanh. Dữ liệu thực tế được VoucherCodesPro thu thập từ 2.831 tài xế sau khi ghi nhận được số lượng xe phải vào xưởng sửa chữa tăng cao trong vòng 12 tháng...