10 ngàn đồng/suất ăn, HS chỉ được phép xin thêm cơm
Mỗi học sinh ước chừng chỉ được khoảng 4 miếng thịt mỏng như tờ giấy cho suất ăn. Do thức ăn có hạn nên nếu trẻ nào ăn còn đói thì chỉ được phép xin thêm cơm và canh còn thịt thì không được.
Tâm sự trên đây của cấp dưỡng một trường tiểu học ở TP Nam Định phần nào nói lên được sự khó khăn khi chế biến suất ăn bán trú cho HS.
Nhằm tìm hiểu sâu về những khó khăn của các trường tiểu học ở thành phố Nam Định khi mở lại dịch vụ bán trú, chúng tôi vừa có cuộc khảo sát ở một số trường. Có chứng kiến tâm sự của những người làm công tác bán trú và các thành tổ bếp khi chế biến suất ăn cho trẻ ở mức UNBD tỉnh Nam Định định giá 15.000 đồng/HS/ngày mới thấu hiểu được nỗi vất vả của họ.
Giáo viên hi sinh nhiều thứ vì… trách nhiệm
Khi chúng tôi đề cập đến công tác bán trú trong giai đoạn này, cô Định Thị Tú – hiệu trưởng Trường tiểu học Phạm Hồng Thái bộc bạch: “Thú thực, khi ngày 3/1 nhà trường cắt dịch vụ bán trú, nhiều giáo viên (GV) đã rất hoan hỉ bởi họ có thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, con cái được nhiều hơn. Chính vì thế khi cấp trên đề nghị khôi phục dịch vụ bán trú khi mà tiền thu vẫn không thay đổi thì các GV đều đề xuất với Ban giám hiệu là xin từ chối. Nhưng chúng tôi đã động viên và nói đây là chỉ thị của cấp trên nên phải chấp hành nên mọi người đành phải thực hiện”.
Cũng theo cô Tú, chức trách của GV là giảng dạy chứ không phải làm người bảo mẫu. Nhưng vì sự phát triển của giáo dục nên khi mở dịch vụ bán trú họ phải tâm huyết thực hiện. Tuy nhiên đây không phải là nhiệm vụ của các cô nên bắt buộc trường phải trả lương làm thêm giờ.
Để phục vụ bán trú cho học sinh, giáo viên đã phải hi sinh nhiều thứ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các trường tiểu học ở TP Nam Định chi khoản thu 15.000 đồng/HS/ngày theo nguyên tắc: 75% dành cho suất ăn của trẻ còn 25% còn lại dành cho các hoạt động để tổ chức bán trú như trả lương cho tổ bếp, nhân viên phục vụ, GV trông nom bán trú….
Theo một nhân viên tổ bếp của Trường tiểu học Phạm Hồng Thái thì nếu trước kia khi thu mức 20.000 đồng thì lương tháng họ nhận được khoảng 1,5 triệu đồng. Nhưng khi đưa ra mức thu theo quy định thì lương của họ chỉ ngót gần 1 triệu đồng. Đó là mức lương dành nhân viên bếp, còn đối với GV thì khi tổ chức dịch vụ bán trú họ phải làm thêm giờ khoảng 3-4 tiếng nhưng mức thù lao được trả hàng tháng chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng.
Là người đứng đầu ngành giáo dục Nam Định, ông Nguyễn Văn Tuấn – giam đốc Sở GD-ĐT cũng hiểu sự “hi sinh” của thầy cô khi làm công tác bán trú.
“Ở các thành phố lớn như ở Hà Nội, TPHCM… là sau khi hết giờ làm việc buổi sáng thì phụ huynh có thể gọi cơm văn phòng. Còn ở Nam Định do người dân còn nghèo và thu nhập thấp nên buổi trưa gia đình nào cũng tranh thủ về thổi cơm. Các gia đình GV cũng vậy, các bạn thử nghĩ khi làm công tác bán trú họ bắt buộc phải ở lại trường nên việc gia đình vào buổi trưa chắc chắn phải do người chồng đảm nhận. Gia đình mà cứ diễn ra theo “guồng” quay đó thì chắc hẳn người chồng phải rất thông cảm với vợ” – ông Tuấn tâm sự
Video đang HOT
“Khi mở dịch vụ bán trú mà thu cao thì phụ huynh cũng kêu, còn thu thấp thì không phục vụ được lại than khổ, khó khăn. Có lẽ chúng ta phải thử cho phụ huynh làm công tác bán trú, từ việc đi chợ đến chế biến rồi tổ chức ăn, ngủ cho các cháu thì họ mới hiểu được vấn đề” – giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định nêu giả sử.
Phía sau suất ăn 10 ngàn đồng
Với mức chi 75% tiền thu cho suất ăn của trẻ, sau khi trừ đi tiền gas thì mỗi HS còn được 10.000 đồng. Với mức tiền ít ỏi như vậy, các trường gần như phải lên thực đơn cố định trong đó món ăn chính “sở trường” là thịt lợn, còn rau, canh thì có thể luân chuyển. Hôm nào gọi là linh động thì có thể thêm đậu phụ nhưng sẽ bớt thịt đi.
“Thực đơn như hiện nay mặc dù khó khăn nhưng cũng chưa phải là tình huống trớ trêu nhất. Năm trước lúc đầu giá thịt lợn chỉ khoảng hơn 60.000đồng/kg nhưng về sau biến động lên gần gấp đôi khiến chúng tôi xoay sở “toát mồ hôi”. Năm nay với mức thu ấn định như vậy nếu mà biến động giá cả thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Rất may nhà trường hợp đồng với bên cung cấp lương thực, thực phẩm tương đối tốt. Trong giai đoạn này họ hiệu được khó khăn của trường nên vẫn chưa đề suất tăng giá ” – hiệu trưởng Trường tiểu học Phạm Hồng Thái chia sẻ.
Thực đơn chế biến của trường tiểu học Phạm Hồng Thái.
Để tránh cho HS ăn món chính “ngán” nên tổ bếp của các trường cũng phải linh động chế biến theo các món khác nhau như thịt kho, thịt rang, thịt xá síu, thịt băm… Có chứng kiến cảnh chế biến mới thấy đầu bếp “khổ” thế nào khi phải thái miếng thịt mỏng… như giấy.
“Mỗi HS ước chừng chỉ được khoảng 4 miếng thịt mỏng như vậy cho suất ăn” – cô Trịnh Thị Hạ, tổ trưởng cấp dưỡng của Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, cho biết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, do thức ăn có hạn nên nếu trẻ nào ăn còn đói thì chỉ được phép xin thêm cơm. Cô Trịnh Thị Hạ tâm sự: “Trước kia khi thu ở mức trên 20.000 đồng thì khi các cháu ăn thêm thì còn có thức ăn. Bây giờ trước mỗi bữa ăn chúng tôi đều phải thông báo Chỉ được phép xin thêm cơm, canh còn thịt thì không được. Chưa bao giờ chúng tôi lại thấy khó khăn khi chế biến suất ăn như bây giờ”.
Hiệu trưởng một số trường tiểu học khác còn cho biết thêm, với suất ăn như vậy thì đối với những trẻ “lười ăn” thì rất thích thú nhưng số lượng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Phần lớn trẻ ở bậc tiểu học đều ăn khỏe nên nhưng nhiều HS khi ăn hết thức ăn thì lại không ăn thêm, trong khi đó suất ăn phụ sau khi ngủ dậy cũng không còn nên khi bước vào buổi học chiều trò nào cũng kêu đói.
tiểu học chủ yếu là thịt lợn.
Khi được chúng tôi đề cập là tại sao không thông báo cho phụ huynh để họ mang đồ ăn thêm cho con thì hiệu trưởng Đinh Thị Tú chia sẻ: “Trường không cho phép HS mang đồ ăn đến trường bởi lý do đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại trường tổ chức dịch vụ bán trú, nếu cho mang đồ ăn thêm vào nhỡ có việc gì thì lúc đó gia đình lại “đổ lỗi” cho trường. Mà khi sự việc xảy ra, chưa biết là do thức ăn nhà trường hay của phụ huynh, chúng tôi cũng đã phải chịu trách nhiệm rồi”.
Nhà trường và phụ huynh thỏa thuận tiền ăn bán trú
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
"Cưới xin làm gì cho thêm phức tạp!"
An bảo tôi: "Anh không thích về nhà vì nhìn mặt thằng Bi là thấy ghét. Sao em không cho nó về bên ba nó rồi mỗi tháng cấp dưỡng cho khỏe?". Đến nước này thì tôi hoàn toàn tuyệt vọng...
Tôi muốn ở một mình để chiêm nghiệm lại những được mất...
Đồng hồ buông 7 tiếng. Thằng Bi bực bội: "Mắc mớ gì mẹ phải chờ ổng?". Biết thằng nhỏ đói bụng bực mình, tôi dịu giọng: "Con đói thì ăn trước đi. Mẹ chờ bác thêm chút nữa. Biết đâu kẹt xe hay có việc đột xuất...". Nhưng thằng Bi đã hết kiên nhẫn. Nó đứng bật dậy, giọng cụt ngủn: "Con không ăn".
Hơn 10 giờ đêm, An về đến nhà, hơi thở thoảng mùi rượu: "Anh chơi mấy séc banh rồi ghé qua chỗ hai đứa nhỏ. Anh ăn cơm rồi". Tôi dọn mâm cơm xuống bếp rồi đi về phòng làm việc. Đây là căn phòng mà khi An chưa dọn về, nó vừa là phòng ngủ, vừa là phòng làm việc của tôi. Hơn 4 năm qua, chỉ thỉnh thoảng khi công việc nhiều quá, tôi mới ngủ lại còn hôm nay, dù chẳng có việc gì phải làm, tôi vẫn muốn ở một mình để chiêm nghiệm lại những được mất mà mình đã nếm trải kể từ buổi tối định mệnh ấy- buổi tối đầu tiên tôi qua đêm với người đàn ông không phải chồng mình...
Khi ấy cả hai đều đã có gia đình riêng. Trớ trêu thay, đó lại là lúc cuộc sống riêng của cả hai đang gặp sóng gió. Chồng tôi thất bại vì kinh doanh địa ốc, nợ nần chất chồng. Tôi phải nghỉ việc ở một một tờ tạp chí để đi làm cho một công ty nước ngoài. Được 2 năm, không chịu nổi áp lực công việc, tôi lại nghỉ việc và gom hết vốn liếng mở một cửa hàng bán đồ lưu niệm. Công việc kinh doanh phất lên không ngờ. Chỉ 5 năm sau, tôi đã trở thành thành chủ một công ty chuyên sản xuất đá mỹ nghệ xuất khẩu.
Nhưng thói đời, "đỏ bạc thì đen tình". Chồng tôi cảm thấy bị "lép vế" trước vợ nên trở thành kẻ bất đắc chí, suốt ngày rượu chè, bài bạc về đến nhà thì đánh vợ, chửi con. Sau những giờ phút vắt kiệt sức lực ở công ty, tôi trở về nhà với cảm giác của người bị đày xuống địa ngục vì những trận đòn vô cớ của chồng. Giữa lúc đó, An xuất hiện như một làn nước mát, cuốn trôi bao buồn phiền. Tôi biết anh trong một cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp. Khi ấy, An là trợ lý giám đốc một doanh nghiệp Nhà nước loại 1. Trái tim đang bị tổn thương của tôi như được vỗ về. Cảm giác lạ lẫm đó khiến tôi choáng ngộp...
Rồi chuyện gì phải đến đã đến. Sau những trận đánh ghen ầm ĩ, chúng tôi ly hôn. Hai đứa con, đứa theo cha, đứa về với mẹ. Sau đó An bảo cũng đã ly hôn với vợ. Viện lý do vợ phải nuôi cả 2 con nên anh chấp nhận ra đi với hai bàn tay trắng. Chúng tôi dọn về sống với nhau, sau đó tôi bàn đến chuyện cưới xin thì An gạt đi: "Anh và em đều đã một lần gãy đổ, cưới xin làm gì cho thêm phức tạp!". Tôi có hơi ngần ngại nhưng rồi cũng chấp nhận bởi điều tôi cần ở An chỉ là một người đàn ông để được thấu hiểu, sẻ chia chứ không hẳn là một người chồng...
Nhưng thằng Bi không ưa cha dượng vì trong mắt nó, An là thủ phạm làm cho gia đình tan vỡ, cha mẹ chia tay, anh em ly tán... Nó công khai chống đối khiến tôi vô cùng khó xử. Một lần, nhân lúc vui vẻ, tôi bảo An: "Thằng Bi còn con nít nên hay nói bậy bạ. Anh đừng để tâm. Lúc nào tiện, anh chuyện trò, khuyên nhủ nó dùm em". Nhưng tôi chưa nói hết lời, anh đã gạt phắt: "Nó không ưa anh, nói làm gì?". "Anh thương em thì cũng phải nghĩ tới nó...". "Em lo cho nó quá đầy đủ rồi, không cần anh phải nhúng tay vào"- giọng An không giấu vẻ ác cảm.
Sau lần đó, tôi không nói gì nữa dù rất buồn. Trước đây, tôi đã từng hi vọng, nếu An không thương con tôi bằng tình thương của một người cha thì ít ra cũng đối xử với nó như những người đàn ông với nhau. Nhưng điều đó đã không xảy ra...
Thật sự trong đầu An đang nghĩ gì, tôi cũng không thể biết được. Thời gian sau này, hầu như chiều nào An cũng về muộn vì "chơi mấy séc banh và lai rai với anh em", cuối tuần thì lại về bên nhà với con. An còn nói bóng gió, dạo này, sức khỏe của mẹ hai đứa nhỏ không tốt... Rồi một bữa nọ, An bảo tôi đưa tiền để mua cho "hai đứa nhỏ" một chiếc xe máy vì "chúng học thêm xa quá, đi xe đạp rất mệt". Tôi chợt nhớ, 2 đứa con gái song sinh của An mới 14 tuổi nên chần chừ, vậy mà An đã nổi nóng: "Thằng Bi, thằng Bốp muốn gì được nấy, còn anh muốn lo cho chị em con Hà, sao em lại cản?".
Lần khác, An lại đòi tiền mua cho con một dàn vi tính. Tôi đưa 10 triệu, anh đi một vòng rồi quay trở về đòi thêm 10 triệu nữa vì "đã lỡ mua thì phải chơi máy bộ mới đã". Cách mấy tháng sau, An lại bảo "cái nhà tắm của mẹ con chúng nó chật chội lại nhếch nhác quá, anh muốn đập bỏ để xây mới". Tôi lại chi ra 60 triệu vì An đòi cái bồn tắm phải "giống như cái của thằng Bi"...
Những chuyện như vậy cứ liên tục xảy ra khiến tôi mỏi mệt và đâm ngờ vực người đàn ông đang chung sống với mình. Tôi có cảm giác An đến với tôi không đơn thuần chỉ vì tình yêu và sự cảm thông. Nhưng thật sự anh ta muốn gì tôi vẫn không thể xác định được.
Cho đến một hôm, An đi đánh banh rồi ghé về bên nhà vợ con mà không hề nói gì với tôi. Bực bội, tôi dọn đồ đạc sang phòng làm việc. Thằng Bi trố mắt: "Mẹ làm gì vậy?". "Công việc nhiều quá, mẹ phải "tăng ca" nên ngủ ở đây luôn cho tiện"- tôi cười với con.
Thằng nhỏ biết mẹ nói đùa nhưng cũng sốt sắng dọn phụ. Xong đâu đó, hai mẹ con ngồi bệt xuống sàn nhà nhìn nhau. Bỗng dưng cả hai cùng cười phá lên. Thằng Bi ôm lấy cánh tay mẹ, vuốt nhè nhẹ rồi tựa má vào đó: "Con biết mẹ có chuyện buồn. Thôi, đừng thèm buồn nữa, mẹ còn có con mà...". Như chỉ chờ có vậy, tôi úp mặt vào tóc con, bật khóc.
Sau hôm đó, An bảo tôi: "Anh không thích về nhà vì nhìn mặt thằng Bi là thấy ghét. Sao em không cho nó về bên ba nó rồi mỗi tháng cấp dưỡng cho khỏe?". Đến nước này thì tôi hoàn toàn tuyệt vọng. Cơn giận bất chợt bùng lên. Tôi chỉ ra cửa: "Anh mới là người phải ra đi. Anh cút đi cho tôi nhờ, đồ xấu xa!".
Không ngờ tôi lại nổi giận như vậy nên An đùng đùng bỏ đi. Thế nhưng chưa đầy một tiếng đồng hồ sau đã thấy quay về.
Từ hôm đó, cứ đúng 17 giờ 30 là An có mặt ở nhà. Không đánh banh, không la cà với bạn, không về thăm "hai đứa nhỏ" bên nhà và luôn vui vẻ với thằng Bi. Nhưng tất cả những điều đó không làm tròn trịa lại hình ảnh vốn đã méo mó của An trong tôi.
Tôi chợt nhận ra, dù không cưới xin nhưng mọi việc cũng đã trở nên phức tạp. Tôi thật sự cảm thấy trái tim mình nguội lạnh, nhưng làm cách nào để tống khứ con người ấy ra khỏi cuộc sống của mình thì tôi vẫn loay hoay, không biết phải làm sao...
Mọi người làm ơn chỉ cho tôi đi...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những mẫu đàn ông 'không duyệt nổi' Không thông cảm với công việc của bạn, không chung thủy và chỉ thích nhậu nhẹt là điều không thể chấp nhận nổi ở nam giới. Một trong những lo lắng của chị em khi bước chân vào tình yêu đó là không tìm được người đàn ông tốt có thể đi cùng mình trong suốt quãng đường đời. Vì sao lại xảy...