10 năm phụng dưỡng bố mẹ chồng, ông bà nói lời này khiến tôi ngã ngửa
Chồng tôi vốn tính thật thà, nghe bố mẹ nói, anh mặc định tuân theo. Nhưng tôi lại không đồng ý với quyết định này.
25 tuổi, tôi lấy chồng. Lúc ấy, em chồng tôi vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Vì không học hành đến nơi đến chốn, bằng cấp không có nên nay bốc vác, mai chạy xe ôm, công việc vô cùng bấp bênh.
Khi có phong trào xuất khẩu lao động, gia đình chồng tôi bàn bạc vay mượn để lo hồ sơ cho chú đi đổi đời. 5 năm sau chú về nước, bố mẹ đưa ra quyết định khiến tôi bất ngờ.
Mẹ bảo, chúng tôi là anh chị, ổn định kinh tế, con cái đủ cả. Em đi xuất khẩu lao động về nước lỡ làng thanh xuân, đã 30 tuổi. Vì thế, bố mẹ quyết định để lại căn nhà cho em. Người ta nhìn vào em, có chút của cải mới dễ lấy vợ.
Như lo sợ tôi thắc mắc, mẹ chồng giải thích thêm cho việc vì sao chú út đi xuất khẩu lao động nhưng không có nhiều vốn liếng để dành. Đó là vì chú phải trả nợ khoản vay mượn lo hồ sơ trước khi đi.
Thực tế, chú mang tiếng đi xuất khẩu lao động nhưng chưa một lần gửi tiền về báo hiếu bố mẹ. Hoặc nếu có, vợ chồng tôi không được biết vì bố mẹ không đánh tiếng.
Video đang HOT
Vợ chồng tôi sắp phải nhường nhà cho chú út (Ảnh: Freepik).
Bố mẹ tuổi cao lắm bệnh, hầu như tháng nào cũng thăm viện lấy thuốc. Đặc biệt, bố bị tiểu đường, chế độ ăn uống rất hà khắc, tôi luôn phải cân nhắc, cẩn thận thực đơn mỗi bữa cơm cho ông.
Mẹ cao huyết áp, trái gió trở trời lại lên viện ít hôm. Những lần như thế, từ tiền viện phí, thuốc thang bồi bổ cho bố mẹ đến việc thay phiên nhau túc trực bệnh viện, đều một mình vợ chồng tôi lo hết.
Cuộc sống nông thôn với đồng lương giáo viên mầm non ít ỏi, chồng làm văn phòng khá hơn đôi chút nhưng chi tiêu cho cả gia đình, lo cho ông bà, đầu tư cho hai con ăn học, vợ chồng tôi chẳng có của ăn của để.
Thực lòng mà nói, tôi không quan tâm đến lương hưu hay của cải bố mẹ có. Nhưng 10 năm qua, tôi chăm lo cho bố mẹ, cơm bưng nước rót vì nghĩ rằng, gia đình mình sẽ sống và phụng dưỡng ông bà đến cuối đời.
Thời gian sống với nhau còn dài, cố gắng hòa thuận với ông bà cũng là tấm gương để các con nhìn vào.
Nhưng đến giờ phút này, tôi mới vỡ lẽ. Bố mẹ xem việc vợ chồng tôi sống cùng 10 năm qua đã là tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi không lo lắng chuyện thuê nhà, tập trung làm ăn. Khi đủ lông đủ cánh nên ra ở riêng để nhường nhà cho chú út.
Chồng tôi vốn tính thật thà, không thích ganh đua. Nghe bố mẹ nói, anh mặc định đấy là quyết định và chỉ việc tuân theo.
Tôi mang nỗi lòng tâm sự với các bác bên chồng, được khuyên nên nói thẳng với bố mẹ chồng. Nếu bố mẹ để lại căn nhà cho chú út thì cũng nên xin ông bà cắt cho mảnh đất nhỏ và sang tên cho vợ chồng tôi luôn.
Chồng tôi không đồng ý. Anh cho rằng, mảnh đất nhỏ ở quê chẳng đáng giá bao nhiêu, cũng không đủ để xây một căn nhà đúng nghĩa. Anh nhất quyết muốn dọn đi, bước đầu chấp nhận kiếp đi ở thuê.
Còn tôi lại muốn nghe theo lời khuyên của các bác bên chồng nhưng cũng sợ bị mang tiếng là tham lam, tranh giành với em chồng. Với điều kiện của chúng tôi, mua đất mới là chưa thể, đừng nói đến chuyện mua đất xây nhà.
Rất mong mọi người cho tôi lời khuyên!
Vợ đang mang bầu, chồng đòi đi xuất khẩu lao động
Dù chuẩn bị chào đón đứa con thứ hai ra đời, chồng tôi vẫn đòi đi xuất khẩu lao động.
Em với chồng kết hôn đến nay cũng được hơn 3 năm. Cuộc sống của vợ chồng trẻ cũng có nhiều khó khăn. Phải nói rằng, chồng em cũng là một người rất yêu thương, chiều chuộng vợ con. Nói như vậy không có nghĩa chồng em là một người hoàn hảo, anh cũng có những điểm xấu rất đàn ông. Một trong số đó là ngoại tình. Ngày em mang bầu bé đầu tiên, em phát hiện anh có qua lại với một người phụ nữ.
Anh có giải thích rằng, do em đang mang bầu nên anh cảm thấy bí bách, mới ra ngoài để giải quyết nhu cầu, chứ thực chất không hề có tình cảm với người đó. Dù rất đau khổ, nhưng vì quá yêu chồng, em đã quyết định tha thứ cho anh. Nói là tha thứ cho anh nhưng nỗi đau, sự tổn thương vì bị phản bội chưa khi nào nguôi ngoai trong lòng em.
Về kinh tế, mỗi tháng thu nhập của hai vợ chồng được gần 25 triệu. Ở quê em, với mức thu nhập thế này, chúng em hoàn toàn có thể sống một cách thoải mái. Thế nhưng, chồng em lại luôn than vãn số tiền ấy không đủ để chi tiêu. Cách đây không lâu, anh có nói với em là muốn đi xuất khẩu lao động, vì anh thấy hầu như ai đi về, cũng đều có kinh tế khá giả. Anh bây giờ cũng đang cần tiền để trả nợ, anh sẽ cố gắng làm lụng chăm chỉ để vợ chồng em còn có thêm được một khoản tích cóp cho sau này.
Nói là làm, anh nhanh chóng vay mượn tiền của bạn bè, người thân, rồi liên hệ với một công ty chuyên đưa người đi làm việc ở nước ngoài và bắt đầu học tiếng. Cũng vì chuyện này mà hai vợ chồng em không thể nói chuyện được với nhau, vì cứ nói là cãi nhau không có điểm dừng. Trong khi gia đình và bạn bè chồng em, ai cũng ủng hộ việc chồng em đi xuất khẩu lao động, còn riêng em thì không. Em không muốn cho anh đi cũng vì nhiều lý do. Em sợ sang đó anh tự do thoải mái thì anh có thể có những mối quan hệ ngoài luồng, một lần anh đã làm vậy với em thì rất có thể có lần hai. Ở đây có em như thế mà anh còn gây ra đủ thứ chuyện như vậy, không có em thì không biết sẽ như thế nào.
Còn một việc nữa khiến em không muốn anh đi là vì em sợ em sẽ không chịu được những áp lực từ gia đình chồng dành cho em. Nói thực, gia đình chồng em cực kì gia trưởng, bảo thủ và khó tính. Em làm gì cũng không vừa lòng mọi người, đã từng có thời gian em bị trầm cảm. Chồng ở nhà mà không biết bao lần em phải khóc vì những lời cay độc và sự vô tâm, thờ ơ của gia đình chồng đối với mình. Bây giờ anh đi xa thì ai sẽ đứng ra đấu tranh và bảo vệ mẹ con em đây. Giờ em còn đang mang thai bé thứ hai nữa, em càng cần có chồng ở bên cạnh hơn lúc nào hết. Em phải làm gì để thay đổi suy nghĩ của anh đây? Nếu chồng em đi xa thật thì em không biết mình có thể sống nổi không?./.
Chị dâu cũ đột ngột trở về và nhờ chúng tôi nuôi giúp con Lòng tôi rối bời với sự nhờ vả của chị dâu cũ. Tuần vừa rồi, chị dâu cũ đưa con về thăm gia đình tôi. Vợ chồng tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, đã 4 năm rồi không gặp chị và cháu, nhìn cháu trai lớn hẳn lên, đặc biệt chị ngày càng đẹp ra, ăn mặc rất hợp thời. 6 năm...