10 năm “Mùa xuân Arab”: Một Trung Đông “trong mơ” vẫn chưa thành hiện thực
Làn sóng biểu tình chống chính phủ tại khu vực Trung Đông, còn gọi là “ Mùa xuân Arab” đã diễn ra được tròn 10 năm nhưng một Trung Đông “trong mơ” mà người dân khu vực mong muốn đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Tình trạng kinh tế trì trệ, dịch vụ công yếu kém vẫn diễn ra tại nhiều nước. Syria, Libya hay Yemen vẫn chìm ngập trong chiến tranh, xung đột.
10 năm qua, chiến tranh, xung đột vẫn triền miên tại Libya, Syria và Yemen cũng đang chịu chung số phận. Ảnh: Reuters
10 năm trước, đúng hôm nay (17/12), nam thanh niên bán hàng rong tại Tunisia Mohammed Bouazizi đã châm lửa tự thiêu mình trong cơn tuyệt vọng, khi khiếu nại về chiếc xe hàng kiếm sống của gia đình bị tịch thu không được giải quyết. Thông tin vụ việc đã nhanh chóng lan rộng và châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên đất nước Tunisia, sau đó lan khắp quốc gia Bắc Phi và Arab; bao gồm Algeria, Jordan, Libya, Ai Cập, Syria,… – những khu vực có tỉ lệ thất nghiệp khi ấy lên tới 25%.
Mùa xuân Arab đã khiến 3 chính quyền Arab bị lật đổ trong năm 2011 là Tunisia (14/1), Ai Cập (11/2), Libya (20/10). Hàng loạt phong trào nổi dậy, những tổ chức khủng bố cực đoan trỗi dậy đã làm rung chuyển Libya, Syria và Yemen.
Theo giới phân tích, các cuộc biểu tình và nổi dậy này không chỉ đơn thuần chống lại giới cầm quyền lâu năm mà còn phản ánh nhu cầu của công chúng muốn chính phủ cải cách, quan tâm đến quyền lợi và nguyện vọng của người dân.
Video đang HOT
Được đánh giá là quốc gia thành công nhất trong “Mùa xuân Arab”, người dân Tunisia giờ đây có thể tự do bầu lãnh đạo cũng như công khai góp ý trước những sai lầm, yếu kém của nhà nước. Song con đường dân chủ ở quốc gia Bắc Phi này vẫn lắm gập ghềnh khi các đảng phái chính trị trong nước tham gia quá trình bầu cử dân chủ để lập Hiến pháp và chính quyền mới nhưng sau đó lại lao vào đấu đá chính trị và tranh giành quyền lực.
Cuộc sống người dân Tunisia vẫn chưa thể cải thiện, có nơi còn thụt lùi. Những người dân ở đây chia sẻ:
“3 ngày qua chúng tôi không có gas để dùng, chúng tôi chỉ ăn bánh mỳ khô. Tôi đã sống 60 năm tuổi, những chưa thấy cảnh này bao giờ cả”.
“Sau cuộc cách mạng không có gì thay đổi cả. Ngược lại, mọi thứ ngày một tồi tệ hơn. Như bạn thấy, ở Sidi Bouzid, Tunisia chẳng có gì thay đổi”.
“Hầu hết chúng tôi ở đây đều từng xuống đường, tham gia vào cuộc cách mạng. Nhưng những gì hiện nay là chúng tôi không có nhà máy, không có việc làm”.
Mùa xuân Arab khiến những lực lượng nổi dậy, các tổ chức cực đoan, khủng bố được dịp trỗi dậy tại Trung Đông. 10 năm qua, chiến tranh, xung đột vẫn triền miên tại Libya, Syria và Yemen cũng đang chịu số phận tương tự. Khu vực cũng chứng kiến sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn rõ ràng hơn bao giờ hết. Tại các quốc gia khác như Iraq, Sudan, Lebanon, các cuộc biểu tình yêu cầu chính phủ cải cách vẫn đang diễn ra. Một Trung Đông “phồn thịnh”, một “Mùa xuân” mà người dân khu vực mong muốn dường như vẫn chưa thể thấy được./.
Iran dọa đáp trả khi Mỹ đưa B-52 tới Trung Đông
Tướng phòng không Iran tuyên bố sẽ phản ứng "dữ dội" với hành vi xâm phạm không phận, sau khi oanh tạc cơ B-52 Mỹ bay qua Trung Đông.
"Không phận quốc gia là một trong những lằn ranh đỏ của chúng tôi. Như kẻ thù từng nếm mùi trong quá khứ, hành động vi phạm nhỏ nhất sẽ phải đối mặt với sự đáp trả dữ dội và dồn dập của lực lượng phòng không", chuẩn tướng Qader Rahimzadeh, phó chỉ huy căn cứ phòng không Khatam al-Anbia, nói trên truyền hình Iran ngày 12/11.
Căn cứ Khatam al-Anbia là "đầu não" của lực lượng phòng không Iran.
Tướng Rahimzadeh khẳng định Iran đủ năng lực để giám sát "mọi di biến động" của bất cứ lực lượng không quân nào trong khu vực, bao gồm các oanh tạc cơ B-52H được Mỹ triển khai cách biên giới nước này 150 km gần đây.
Quân đội Mỹ ngày 10/12 thông báo triển khai hai oanh tạc cơ chiến lược B-52H từ căn cứ không quân Barksdale ở Louisiana bay liên tục 36 tiếng tới Trung Đông. Hai oanh tạc cơ được cho là đã bay qua Arab Saudi, Bahrain và Qatar, trong động thái nhằm gửi "thông điệp răn đe trực tiếp" tới Iran.
Xe phóng thuộc tổ hợp phòng không S-300 của Iran trong lễ duyệt binh ở Tehran, tháng 4/2017. Ảnh: AFP .
Tướng Rahimzadeh khẳng định các hoạt động trên vùng trời gần Iran đều được giám sát liên tục để đề phòng bất cứ hành vi thù địch nào. "Lực lượng phòng không Iran theo dõi hoạt động của họ mọi lúc", Rahimzadeh nói. "Lực lượng phòng không phân tích các động thái này, nhận định về mục tiêu tiềm năng và hành vi của đối thủ để đề ra và thực hiện các kế hoạch tương xứng".
Iran tự chế tạo nhiều loại radar có thể phát hiện máy bay đối phương ở khoảng cách 400-800 km. Vệ tinh quân sự Noor của Iran gần đây chụp ảnh với độ phân giải cao về căn cứ ai Al-Udeid của Mỹ tại Qatar, sau khi quan chức Lầu Năm Góc gọi đây chỉ là "webcam trong không gian".
Căng thẳng tại Trung Đông gần đây gia tăng nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát tại Tehran. Các quan chức Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ sát hại với sự cho phép từ Mỹ, làm tăng lo ngại Tehran hoặc lực lượng ủy nhiệm có thể trả đũa các mục tiêu phương Tây trong khu vực.
Vụ ám sát diễn ra chưa đầy hai tháng trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nhậm chức, được cho là có thể làm phức tạp nỗ lực nhằm "hạ nhiệt" quan hệ với Iran sau 4 năm Tổng thống Donald Trump cầm quyền.
Mỹ điều máy bay ném bom tới Trung Đông, Iran dọa 'nghiền nát' Một vị tướng cấp cao Iran cảnh báo, nếu các máy bay ném bom chiến lược do Mỹ cử tới Trung Đông xâm phạm không phận nước này, các lực lượng của Tehran sẽ đáp trả đích đáng. Hãng thông tấn Tasnim ngày 13/12 dẫn lời Thiếu tướng Qader Rahimzadeh, Phó tư lệnh căn cứ phòng không Khatam al-Anbia, tổng hành dinh trung...