10 năm Khoa Luật Đại học Vinh: Cái nôi đào tạo ngành luật khu vực Bắc Trung Bộ
Sáng 13/1, Khoa Luật – Trường Đại học Vinh tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập (2009 – 2019). Dù là ngành đào tạo “trẻ” nhưng Khoa Luật hiện có số lượng sinh viên đông nhất trường với đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng cao.
GS Đinh Xuân Khoa, Tỉnh ủy viên tỉnh Nghệ An, Hiệu trưởng trường Đại học Vinh ghi nhận sự phát triển của Khoa Luật.
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS.NGƯT Đinh Xuân Khoa, Tỉnh ủy viên tỉnh Nghệ An, Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh cho biết, khi mới thành lập, Khoa chỉ có khoảng vài trăm sinh viên, đội ngũ giảng viên còn mỏng với 3 tiến sĩ. Đến nay, ngành luật của Đại học Vinh đã đứng đầu toàn trường về số lượng hơn 3000 sinh viên, có hơn 40 cán bộ, giảng viên, trong đó có 14 tiến sĩ và 28 người đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.
Trong các cuộc bình chọn chính thức và không chính thức, Khoa Luật Đại học Vinh nằm trong tốp 8 cơ sở đào tạo trên cả nước. Đây là kết quả đáng ghi nhận với một cơ sở đào tạo mới 10 năm thành lập. Hiện khoa đã đào tạo hai cấp học từ cử nhân đến thạc sĩ với nhiều hệ đào tạo như chính quy, từ xa, vừa làm vừa học, phấn đấu trong vài năm tới sẽ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng được chú trọng. Nghệ An có 519 km biên giới với nước Lào, nhiều đối tượng yếu thế đã được khoa luật tuyên truyền phổ biến, phần nào đó giáo dục về việc tuân thủ chấp hành pháp luật. Việc này phần nào đưa pháp luật vào cuộc sống.
Đại diện nhiều sở, ngành của Nghệ An và các thế hệ giảng viên, sinh viên đến dự lễ kỷ niệm.
Video đang HOT
PGS.TS. Hoàng Thế Liên – Nguyên thứ trưởng Bộ Tư pháp, nguyên Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội đánh giá việc Đại học Vinh thành lập Khoa Luật đã đáp ứng nhu cầu về quyền tiếp cận pháp luật của người dân, nắm bắt kịp thời nhu cầu đào tạo luật tại khu vực miền Trung. PGS Hoàng Thế Liên cũng cho rằng, công tác đào tạo cần chú trọng cả hai phía thầy và trò để đạt hiệu quả tốt, nâng câo chất lượng giảng viên và quan tâm phát triển phong trào sinh viên. Nhà trường có thể đưa mô hình phiên tòa vào trường học để sinh viên làm quen với môi trường tư pháp, góp phần định hướng nghề nghiệp.
Nhìn lại chặng đường 10 năm phát triển, TS Đinh Ngọc Thắng – Trưởng Khoa Luật đã bày tỏ sự tri ân tới các thế hệ lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa và giảng viên đã dành tâm huyết xây dựng Khoa có được kết quả như hiện nay.
TS Đinh Ngọc Thắng – Trưởng Khoa Luật phát biểu tại buổi lễ.
Buổi lễ cũng công bố các quyết định khen thưởng của Bộ Giáo dục&Đào tạo và UBND tỉnh Nghệ An cho 1 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý.
Khoa Luật trường Đại học Vinh là khoa chuyên ngành Luật đầu tiên trên toàn quốc đào tạo theo hệ tín chỉ với khung chương trình đào tạo 58 môn, 140 tín chỉ, trong đó có 26 môn liên thông, 32 môn chuyên ngành, đặc biệt đang áp dụng chương trình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate: Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành) bước đầu thành công.
Bên cạnh hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, khoa Luật còn thành lập Trung tâm Tư vấn Pháp luật nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho các đối tượng yếu thế trong xã hội và tạo ra môi trường thực hành các kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
Các cá nhân và tập thể nhận bằng khen của Bộ Giáo dục – Đào tạo và UBND tỉnh Nghệ An.
Kim Long
Theo baophapluat
ĐH Quốc gia Hà Nội tập trung đào tạo cử nhân tài năng theo hướng đại trà
Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới của ĐH Quốc gia Hà Nội là đổi mới cách tiếp cận quản lý đào tạo một cách toàn diện và đột phá, hướng tới đạt chuẩn quốc tế. Theo đó, lấy tiêu chí đào tạo cử nhân tài năng theo đại trà chứ không đặc biệt như hiện nay.
Tại phiên họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN mở rộng, giám đốc Nguyễn Kim Sơn cho biết, chú trọng điều chỉnh chiến lược của ĐH QGHN mà nền tảng là KH&CN đến năm 2025 và thực hiện linh hoạt đối với các nhiệm vụ khoa học và đào tạo; Chỉ ra hướng mới, tính khả dụng góp phần phát triển KHCN và giáo dục cho đất nước.
Về KHCN, ông Sơn cho hay tập trung đưa ra những định hướng đầu tư, huy động nguồn lực để tạo ra sản phẩm đầu ra mang tầm quốc gia. Đối với đào tạo, trong năm 2019 cấp thiết đổi mới đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, đồng thời đổi mới trong hoạt động giảng dạy.
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới là đổi mới cách tiếp cận quản lý đào tạo một cách toàn diện và đột phá, hướng tới đạt chuẩn quốc tế; lấy tiêu chí đào tạo cử nhân tài năng theo đại trà chứ không đặc biệt như hiện nay.
Bên cạnh đó, đổi mới một cách tổng thể và hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế từ công nghệ dạy - học hiện đại, tiên tiến, cũng như giáo trình, học liệu, cơ sở vật chất, trình độ và kĩ năng của đội ngũ giảng viên.
Chuyển đổi chương trình theo chuẩn đầu ra, đổi mới tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực (đến nay đã được nhân rộng mô hình áp dụng cho cả nước), xây dựng quy hoạch ngành/chuyên ngành đào tạo, mở mới các chương trình đào tạo thí điểm.
Trong đó, một số chương trình liên ngành, liên lĩnh vực đã trở thành "đặc sản" của ĐHQGHN, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội như: Biến đổi khí hậu, Khoa học bền vững, Vật liệu và linh kiện nano, Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
ĐH QGHN đặt mục tiêu đến năm 2025, hoạt động KHCN đóng vai trò nòng cột cho sự phát triển ĐHQGHN thành đại học định hướng nghiên cứu trong nhóm 100 đại học hàng đầu châu Á để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Đặc biệt, ĐHQGHN sẽ tập trung đẩy mạnh nghiên cứu các sản phẩm khoa học công nghệ cao, áp dụng với thực tiễn của xã hội. Góp phần vào việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam theo hướng phát triển mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo.
Nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN thuộc top 3 Việt Nam trên cơ sở phát triển các phát minh sáng chế thuộc các lĩnh vực mà ĐHQGHN có thế mạnh là Công nghệ Sinh học, Hóa học, Công nghệ thông tin, Dược liệu, Điện tử Viễn thông, Cơ khí, Vật liệu/Năng lượng mới.
KHCN đặt mục tiêu nhiệm vụ cho năm 2019 và đến năm 2025 sẽ có 50 sản phẩm được thương mại hóa.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Cô giáo "trường chuyên" dạy hay, làm công đoàn giỏi Dù bận rộn với công việc chuyên môn nhưng khi đảm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Công đoàn, cô giáo Nguyễn Thị Nhung - giáo viên Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) vẫn hoàn thành xuất sắc cả "hai vai" với những thành tích đáng ngưỡng mộ. Cô Nguyễn Thị Nhung là một trong những giáo viên có trình độ...