10 mẹo nhỏ giúp giảm chứng đầy bụng
Dạ dày chứa nhiều chất béo chính là một trong những nguyên nhân khiến bụng ì ạch và bị căng phồng lên.
Tránh để bị táo bón
Ăn quá ít chất xơ, không uống nhiều nước và không hoạt động thể chất có thể dẫn đến táo bón mà dẫn đến căng phồng bụng.
Để tránh điều này, ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ (25 g/ ngày đối với XX và 38 g/ ngày đối với XY) từ ngũ cốc, trái cây, rau, đậu, hạt và các loại hạt. Ngoài ra, uống nhiều nước (uống 6-8 ly/ngày) và dành thời gian cho các hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ ngày, luyện tập 5 lần một tuần.
Cảnh giác những thực phẩm gây dị ứng
Thực phẩm gây dị ứng thường chứa khí và gây đầy bụng. Nhiều nhân tự chẩn đoán những thực phẩm này và loại bỏ không cần thiết sữa hoặc ngũ cốc lành mạnh ra khỏi chế độ ăn. Vì thế, nếu bạn nghi ngờ bạn thực phẩm gây dị ứng hay không hãy nhờ bác sỹ của mình thử nghiệm giúp nhé.
Không ăn quá nhanh
Video đang HOT
Ăn quá nhanh và không nhai thức ăn kĩ càng cũng có thể gây ra chất khí trong quá trình nuốt dẫn đến đầy bụng.
Vì vậy, ăn thật chậm vừa là cách giúp bạn có cơ hội tận hưởng và thưởng thức ăn mà còn giúp cho bạn không bị đầy bụng sau ăn. Bạn nên ăn ít nhất 30 phút/ bữa. Ngoài ra, nên nhớ tiêu hóa bắt đầu từ khoang miệng và bạn có thể làm giảm chứng đầy bụng chỉ bằng cách nhai thức ăn của mình kỹ càng hơn.
Có một lợi ích khác để không nên ăn quá nhanh là: Khi bạn mất thời gian vào việc nhai thức ăn, bạn sẽ ăn chậm hơn và có thể sẽ ăn ít hơn.
Không uống nhiều nước có ga
Trong những cốc nước có ga hoặc ngay cả chế độ ăn uống có thể gây ra chất khí để làm trương bụng bạn đấy.
Thay vào đó, uống nước lọc, nước chanh, vối hoặc nước dưa chuột. Hoặc giảm số lượng các thức uống như rươu sâm banh tiêu thụ mỗi ngày. Hãy thử một số trà bạc hà hoặc đồ uống nhẹ nhàng giúp làm giảm đầy bụng.
Không lạm dụng kẹo cao su
Nhai kẹo cao su cũng có thể dẫn đến nuốt phải quá nhiều không khí mà gây ra trướng bụng. Nếu bạn có một thói quen ăn kẹo cao su, hãy thay thế bằng kẹo cứng, bỏng ngô hoặc ăn hoa quả, rau quả.
Không ăn nhiều đường
Nhiều người bị đầy bụng vì tiêu thụ quá nhiều đường trong thực phẩm và thức uống ngọt. Các chuyên gia khuyên bạn nên tiêu thụ đường và thực phẩm, đồ uống ngọt không quá 2/3 phần ăn mỗi ngày.
Giới hạn thực phẩm chứa Natri
Những thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng chứa nhiều natri và ít chất xơ, vì vậy thực phẩm này có thể khiến bạn có cảm giác đầy bụng lên.
Thực hiện thói quen đọc nhãn thực phẩm để hạn chế những thực phẩm này. Khi mua thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, hay thực phẩm đông lạnh phải không quá 500 mg natri/ mỗi sản phẩm – hay tổng số 2.300 mg natri /ngày.
Ăn nhiều rau xanh
Bạn hãy măm “cật lực” các loại hạt và các loại rau xanh hình chữ thập như: bông cải xanh, súp lơ….
Ăn nhiều bữa nhỏ
Thay vì 03 bữa ăn chính mỗi ngày, hãy cố gắng ăn nhiều bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn. Điều này có thể giữ cho bạn cảm giác không bị đầy bụng lên sau ăn. Ăn thường xuyên cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và làm giảm những cơn đói của bạn.
Vì vậy, bạn có thể ăn 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày, nhưng chắc chắn rằng số lượng thực phẩm và năng lượng chỉ tương ứng với nhu cầu của bạn.
Kết thân một số thực phẩm và đồ uống chứa vi khuẩn có ích
Một số nghiên cứu cho thấy trà bạc hà, gừng, dứa, mùi tây và yogurts chứa nhiều vi khuẩn có ích có thể giúp giảm bớt chứng đầy bụng.
Đây là những loại thực phẩm an toàn có lợi cho bạn khi sử dụng một cách thích hợp, vậy tại sao không thử xem?