10 mẹo nấu ăn ngon hơn từ đầu bếp chuyên nghiệp
Để quá trình nấu nướng dễ dàng hơn, các đầu bếp luôn “ém” những bí quyết “nhỏ mà có võ” cho riêng mình.
Ảnh minh họa
Giữ màu súp lơ
Việc nấu súp lơ ở nhiệt độ cao sẽ khiến chúng bị ngả màu vàng, không còn ngon mắt như lúc đầu. Để tránh việc này, bạn chỉ cần cho thêm một chút muối và sữa vào nước đun sôi, súp lơ sẽ giữ được màu trắng ban đầu, trông rất hấp dẫn.
Giữ màu rau củ khi xào nấu
Cũng giống súp lơ, khi xào nấu, các loại rau củ màu sắc tươi ngon đều bị biến màu, trông không còn ngon miệng nữa. Để khắc phục điều này, bạn hãy nhớ nguyên tắc mà đầu bếp chuyên nghiệp nào cũng biết, đó là ngâm chúng vào nước đá ngay khi nấu, chúng sẽ không bị xuống màu hay nhũn.
Khiến các món ngọt trở nên ngon hơn
Nửa muỗng muối thêm vào lúc trộn bột sẽ không làm hỏng các món tráng miệng có vị ngọt. Ngược lại, một chút muối nghiền mịn sẽ giúp giữ nguyên hương vị của tất cả các thành phần khác (chẳng hạn như các loại thảo mộc).
Khắc phục nhược điểm của đá bằng hoa quả đông lạnh
Video đang HOT
Đá viên cho vào rượu hay đồ uống ngọt sẽ khiến chúng bị loãng vị, không còn ngon nữa. Bạn có thể khắc phục bằng nho đông lạnh, đồ uống sẽ vẫn giữ được hương vị mà vẫn mát lạnh. Bạn có thể thay thế nho bằng các loại hoa quả khác nếu muốn.
Bí quyết nấu cơm ngon, không nhão
Bạn lấy một chiếc khăn sạch phủ lên nồi cơm, đậy nắp và vén phần khăn dư thừa lên sao cho cách xa ngọn lửa bếp ga. Vặn lửa nhỏ, để khoảng 15 phút sau đó tắt bếp, bỏ nắp nồi ra (không giở khăn) rồi nấu thêm 10 phút là xong. Nhiệm vụ của chiếc khăn là hấp thu hơi nước bay lên, ngăn chúng rơi xuống làm nhão hạt gạo.
Vắt chanh nhiều nước hơn
Để vắt kiệt các loại trái cây họ cam chanh mà không tốn sức, bạn hãy đặt chúng vào lò vi sóng khoảng 10 – 20 giây. Sau đó, lấy ra cắt làm 6 rồi vắt nước. Bảo đảm bạn sẽ thu được số nước gấp đôi so với cách vắt bình thường do phần bên trong của quả chanh đã được làm nóng và mềm hơn.
Quy tắc đơn giản khi làm bánh
Nếu không giỏi việc khi nhớ công thức, bạn cũng không cần quá máy móc ép mình đi theo một định lượng chính xác mà vẫn có được món bánh tuyệt hảo. Tất cả những gì bạn cần ghi nhớ là quy tắc đơn giản này: các thành phần chính phải được sử dụng với số lượng bằng nhau như trọng lượng của đường phải bằng trọng lượng của bột, số lượng trứng phải giống như số lượng bơ.
Giúp thịt không bị khô khi nấu
Nấu các loại thịt quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến chúng bị mất nước và trở nên khô. Bạn chỉ cần cho thêm một ít lòng trắng trứng và một muỗng bột bắp vào là miếng thịt sẽ ngọt và ẩm trong suốt quá trình nấu nướng.
Ngăn salad rau củ không chảy nước
Đừng cố thêm rau vào khi thấy món salad của bạn bị chảy nước. Mà để ngăn chặn điều này, trước khi trộn, hãy đặt rau củ trong những chiếc bát riêng biệt và rắc vào một ít muối tinh. Chờ vài phút rồi trộn salad như bình thường (nhớ là cho một ít nếu không salad sẽ bị mặn). Muối ngăn rau không bị mất nước do đó giữ được vị tươi ngon của món salad.
Pha cà phê ngon với muối và quế
Muối sẽ giúp hương vị của cà phê êm dịu hơn còn quế sẽ làm tăng hương thơm của loại đồ uống này.
Đầu bếp chuyên nấu cỗ bật mí bí quyết sơ chế bóng bì không chút mùi hôi, ăn dai giòn sần sật
Bóng - món ăn dân giã không thể thiếu trong các mâm cỗ của người Việt.
Bóng bì làm từ bì (da) lợn, được chiên hoặc phơi khô giòn, trở thành nguyên liệu cho một số món ăn. Trong mỗi mâm cỗ hoặc đơn giản là trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, chúng ta có thể dễ dàng thấy những món như canh bóng, bóng xào,...
Tuy nhiên vì làm từ bì lợn, mà bóng có mùi mỡ gây rất đặc trưng, cũng như quá trình làm nên thành phẩm là bóng của nhiều nơi chưa được vệ sinh vậy nên bước sơ chế bóng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sơ chế bóng như thế nào để bóng vừa sạch, vừa hết mùi hôi lại ăn dai giòn sần sật thì chị em hãy tham khảo ngay bí quyết của đầu bếp chuyên nấu cỗ dưới đây nhé.
Bước 1: Chuẩn bị
- 1 lạng bóng khô (sau khi được sơ chế sẽ được 2,4 lạng thành phẩm)
- 500 ml rượu trắng
- 1 nhánh gừng
- 1 thìa cà phê phèn chua thực phẩm
Bước 2: Với miếng bóng quá lớn, chị em có thể bẻ đôi hoặc 3 miếng bóng để thực hiện dễ dàng và nhanh hơn.
Đổ 250 ml rượu trắng vào 1 chiếc bát tô lớn, đập dập gừng cho vào cùng phần rượu trắng để từ 3-5 phút. Sau đó cho các miếng bóng khô vào chiếc bát tô lớn có rượu trắng và gừng ngâm khoảng 15 phút để bóng mềm ra.
Sau khi bóng đã mềm thì dùng tay bóp vò bóng để phần rượu gừng thấm vào bóng nhằm loại bỏ các mùi hôi trong bóng. Chị em nhớ chỉ nên bóp vừa tay thôi và bóp trong khoảng 3-4 phút để bóng không bị mềm nát.
Đổ phần rượu gừng này đi và tiếp tục cho 250ml rượu trắng còn lại cùng gừng đập dập ngâm và bóp tiếp trong khoảng 7-10 phút nữa.
Bước 3: Sau khi ngâm bóng lần thứ 2 với rượu gừng xong chị em bóp vắt sạch nước rượu trong các miếng bóng ra. Dàn các miếng bóng ra để cho bóng khô hơn.
Sau khi các miếng bóng dần khô, chị em pha 1 thìa cà phê phèn chua thực phẩm với khoảng 500ml nước ấm, rồi để nước thật nguội thì ngâm những miếng bóng này vào để khoảng 5-7 phút thì vớt ra, vắt sạch nước, dàn khô.
Công đoạn này chính là bí kíp của những đầu bếp chuyên nấu cỗ, bởi nước phèn chua sẽ giúp miếng bóng thềm dai giòn, thơm ngon.
Các đầu bếp chuyên nghiệp tiết lộ những món không nên ăn khi đến nhà hàng, trong đó có một món mà ai cũng rất hay ăn Cập nhật ngay để biết đó là những món gì và lý do vì sao các đầu bếp này lại không gọi nhé! Đã bước vào những ngày cuối năm, đây cũng là lúc mà các cuộc gặp gỡ bạn bè thường xuyên diễn ra. Có lẽ địa điểm được ưu ái nhất để lên lịch hẹn với nhau chính là nhà hàng....