10 mẹo hay giúp bà bầu giảm phù nề chân chị em nào cũng cần phải biết
Trong thai kỳ rất nhiều bà bầu gặp phải chứng phù nề chân gây ra sự khó chịu cũng như ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài. Do đó, bạn hãy em qua những bí quyết giúp giảm phù nề chân khi mang thai cực đơn giản mà hiệu quả ngay dưới đây nhé!
Đi bộ
Theo các bác sĩ, đi bộ chính là một trong những cách giảm phù chân hiệu quả vì nó có công dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày vào đầu buổi sáng, cuối buổi chiều hoặc buổi tối. Điều này sẽ giúp cho cơ thể mẹ luôn khỏe khoắn, đồng thời “vượt cạn” dễ dàng hơn.
Giữ cho bàn chân cao lên cũng có thể giúp giải quyết phù nề trong khi mang thai. Nó giúp duy trì lưu thông máu, ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng ở bàn chân và tạo điều kiện loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
Xoa bóp bàn chân
Massage rất tốt để giảm tình trạng chân sưng lên và cũng có thể giúp thư giãn. Xoa bóp nhẹ nhàng, tạo áp lực lên vùng da và vùng da bị ảnh hưởng. Điều này kích hoạt hệ thống bạch huyết và lưu thông máu tự nhiên. Xoa bóp cũng có thể giúp bạn thư giãn và làm mới tâm trạng.
Theo dõi lượng muối ăn
Huyết áp cao có thể góp phần gây phù nề trong thai kỳ. Để giảm huyết áp, bạn cần theo dõi lượng muối ăn vào. Cơ thể cần một lượng nhỏ natri (muối) để hoạt động bình thường, nhưng lượng muối dư thừa sẽ chỉ gây hại cho cơ thể.
Đi bơi
Video đang HOT
Bơi là một bài tập nhẹ khác có thể hữu ích trong việc đối phó với những khó chịu của bàn chân bị sưng trong khi mang thai. Chỉ cần một vài vòng trong hồ bơi có thể tăng cường chuyển động trong cơ thể của bạn, và một chút áp lực của nước trong khi bơi có thể giúp đẩy nước từ các mô đến tĩnh mạch và làm giảm phù nề.
Sử dụng muối ngâm chân Epsom
Ngâm chân trong nước muối Epsom (magnesium sulfate) có thể không chỉ giúp bạn giảm sưng tấy bàn chân mà còn có thể giảm đau cơ. Đổ đầy một chậu nước ấm. Thêm 1/2 chén muối Epsom và khuấy đều, thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương, hoa hồng hoặc hương thảo… Ngâm chân cho đến khi nước lạnh. Nên ngâm chân 3 lần/tuần để có kết quả tốt nhất.
Tập Yoga
Yoga trước khi sinh cũng giúp cải thiện lưu thông và giảm khả năng giữ nước. Nó cũng có thể rất hữu ích trong việc tăng cường các cơ chân, do đó làm tăng hiệu quả trong việc đẩy chất lỏng ra khỏi chi của bạn.
Ăn thực phẩm giàu kali
Thực phẩm giàu kali có thể giúp loại bỏ natri khỏi cơ thể. Natri gây giữ nước, do đó, ăn các loại thực phẩm giàu kali có thể rất hữu ích để ngăn ngừa hoặc loại bỏ phù nề của bàn chân trong khi mang thai.
Tăng lượng magiê trong chế độ ăn
Trong nhiều trường hợp, giữ nước hoặc sưng trong cơ thể có thể là do thiếu magiê. Nếu như vậy, ăn các loại thực phẩm giàu magiê có thể hữu ích. Bổ sung 200 – 400 mg magiê mỗi ngày có thể giúp giảm sưng phồng ở bàn chân trong khi mang thai.
Uống đủ nước
Hầu hết các vết sưng ở bàn chân của bạn trong khi mang thai là do sự mất cân đối của natri và nước. Sự mất cân bằng này có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì nhiệt độ của cơ thể và bạn có thể cảm thấy nóng. Trong trường hợp này, uống nhiều nước hơn sẽ có ích. Nó sẽ giúp loại bỏ các chất lỏng thừa và thậm chí giúp thận hoạt động tốt.
Theo www.phunutoday.vn
Khi bị nước vào tai gây ù: Đây là cách xử lý tốt nhất để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm tai phiền phức
Thông thường, nước làm ù tai không gây ra những nguy hại sức khỏe đáng kể nào nhưng cảm giác khó chịu mà chúng đem lại cũng khiến bạn cảm thấy vô cùng phiền phức.
Nước làm ù tai - Chuyện thường xuyên gặp khi tắm hoặc đi bơi
Cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hoặc cổ họng là triệu chứng điển hình của việc nước mắc kẹt trong tai, kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt. Nước vào tai trong lúc tắm gội, nhất là đi bơi vào dịp hè là chuyện bạn sẽ thường xuyên gặp phải.
Thông thường, nước làm ù tai không gây ra những nguy hại sức khỏe đáng kể nào nhưng cảm giác khó chịu mà chúng đem lại cũng khiến bạn cảm thấy vô cùng phiền phức.
Cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hoặc cổ họng là triệu chứng điển hình của việc nước mắc kẹt trong tai, kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hoặc cổ họng là triệu chứng điển hình của việc nước mắc kẹt trong tai, kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt.
Thông thường chúng ta vẫn thường để tình trạng ù tai tự biến mất theo thời gian hoặc xử trí sai cách. Điều này vô cùng nguy hiểm, có thể gây những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe cũng như nguy cơ viêm nhiễm bên trong bộ phận này.
"Nước đọng trong tai ban đầu chỉ gây khó chịu, nhưng nếu không loại bỏ ngay hoặc nước không tự thoát ra thì rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm, sưng tấy hoặc chứng viêm tai ngoài và ống tai - còn gọi là hiện tượng viêm tai ngoài cấp tính", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Nước đọng trong tai ban đầu chỉ gây khó chịu, nhưng nếu không loại bỏ ngay hoặc nước không tự thoát ra thì rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm, sưng tấy...
Theo chuyên gia, nhiều người có thói quen đưa vật lạ như bút, ngón tay, tăm bông hay cây ngoáy tai vào trong ống tai, vì dễ gây tổn hại lớp niêm mạc và tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Thật may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nếu biết một số thủ thuật đơn giản. Tuy nhiên, nếu việc lấy nước khỏi tai tại nhà không hiệu quả và bạn thấy tai đau thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!
Sơ cứu khi bị nước làm ù tai đúng cách, tránh nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh nguy hiểm
Theo lương y Bùi Hồng Minh, khi bị nước làm ù tai, bạn có thể sử dụng một số cách sơ cứu đơn giản như sau:
- Kéo hoặc giật dái tai trong khi nghiêng đầu xuống vai về phía có nước. Bạn cũng nên thử lắc đầu từ bên này sang bên kia.
Đi bơi có thể khiến bạn bị ù tai do nước chảy vào.
- Nằm nghiêng và úp tai xuống. Trọng lực có thể làm khô tai một cách tự nhiên. Chỉ cần nằm nghiêng, úp thẳng một bên tai xuống để đạt được hiệu quả tốt nhất, hoặc bạn có thể kê thêm gối cho êm.
- Tạo áp lực chân không bằng cách nghiêng đầu sang một bên và giữ lòng bàn tay khum chặt trên tai. Bằng cách ép thẳng lòng bàn tay rồi khum lại nhanh chóng, lực chân không có thể kéo nước ra ngoài.
- Áp vải ấm vào tai khoảng 30 giây, lặp lại 4-5 lần, mỗi lần cách nhau một phút. Nằm xuống hoặc nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng cũng giúp nước mau ráo.
- Sử dụng máy sấy để sấy khô tai. Bạn thực hiện theo cách sau: Bật máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và giữ cách đầu khoảng 30cm. Kéo dái tai xuống trong khi di chuyển máy sấy qua lại. Điều này có thể làm bay hơi lượng nước mắc kẹt trong tai.
Bật máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và giữ cách đầu khoảng 30cm để sấy khô tai.
- Pha loãng dung dịch rửa hydrogen peroxide với nước. Mỗi lần sử dụng từ 3-4 giọt dung dịch. Sau 2-3 phút, nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng để chất lỏng thoát ra.
- Tạo một "máy hút chân không" trong tai của bạn. Úp tai bị đọng nước vào lòng bàn tay, sau đó dùng lòng bàn tay đập đập cho đến khi nước bắt đầu chảy ra. Không làm điều này cùng lúc với bên tai còn lại, nếu không nước có thể chảy ngược vào trong ống tai. Cách này sẽ tạo ra cơ chế giống như máy hút chân không hút nước từ trong tai ra tay của bạn.
Để tránh tình trạng nước làm ù tai, mọi người chú ý cần làm khô tai sau khi bơi bằng khăn sạch, lau khô rồi vỗ nhẹ gần ống tai để làm khô tai.
Chuyên gia khuyên, để tránh tình trạng nước làm ù tai, mọi người chú ý cần làm khô tai sau khi bơi bằng khăn sạch, lau khô rồi vỗ nhẹ gần ống tai để làm khô tai, đồng thời nghiêng đầu một lên và lắc đầu để loại bỏ nước còn sót trong tai.
Không nên sử dụng tăm bông làm sạch tai vì có thể đẩy nước hay ráy tai vào sâu trong tai hơn. Tránh sử dụng nút tai hay bông gòn khi tai bạn đang bị nước đọng vì cũng có tác hại tương tự như tăm bông.
Theo Helino
Cách chăm sóc bà bầu 6 tháng cuối thai kỳ khoa học nhất giúp con sinh ra khỏe mạnh, không lo dị tật Vào 6 tháng cuối thai kỳ các bà bầu phải phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc, chế độ dinh dưỡng nữa để đảm bảo tốt cho cả mẹ và con. Do đó, bạn nhất định phải xem qua cách chăm sóc mẹ bầu 6 tháng cuối thai kỳ dưới đây để bảo đảm thai khỏe đủ 40 tuần, không lo dị tật...