10 lý do giáo dục Phần Lan đứng top đầu thế giới
Phần Lan không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa, không có trường học tư, không dạy và học kiểu nhồi nhét kiến thức… nhưng thường xuyên đứng đầu thế giới về giáo dục.
Học sinh Phần Lan thường bắt đầu giờ học trên lớp vào lúc 9h sáng. Ảnh: Riku Isohella.
Nhiều chuyên gia giáo dục phương Tây đã tổng kết ra 10 lý do khiến hệ thống giáo dục Phần Lan lọt top đầu thế giới.
Bình thường, người ta cho học sinh làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ thông hiểu, làm chủ môn học của các em. Và điều này thường dẫn tới tình học sinh học kiểu nhồi nhét để qua được bài kiểm tra. Còn giáo viên thì dạy với mục đích duy nhất là để học sinh đạt điểm trên trung bình.
Phần Lan không thực hiện các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Ngoại lệ duy nhất là kỳ thi xét tuyển quốc gia. Đây là bài kiểm tra tự nguyện dành cho học sinh năm cuối trung học phổ thông.
Tất cả trẻ em ở Phần Lan được xếp hạng dựa trên nền tảng cá nhân hóa và hệ thống xếp hạng do giáo viên của các em lập ra. Bộ Giáo dục phụ trách theo dõi sự tiến bộ tổng thể của học sinh. Bộ này lập các mẫu theo nhóm ở nhiều trường khác nhau.
Trách nhiệm của giáo viên
Tiêu chuẩn đặt ra đối với giáo viên ở Phần Lan rất cao. Chuyên gia giáo dục Pasi Sahlberg, tác giả cuốn sách “Các bài học Phần Lan: Thế giới có thể học gì từ sự thay đổi giáo dục ở Phần Lan”, nói rằng, không có từ “ trách nhiệm giải trình” ở Phần Lan; trách nhiệm giải trình là phần còn lại sau khi trừ đi trách nhiệm.
Tất cả giáo viên phải có bằng thạc sĩ mới được giảng dạy. Với học sinh từ lớp 1-6, giáo viên phải có bằng thạc sĩ giáo dục trở lên. Với học sinh lớp 7-9, ngoài bằng cấp về giáo dục, giáo viên phải có bằng thạc sĩ chuyên ngành mà họ giảng dạy.
Các chương trình giảng dạy đều rất khó, trường đào tạo giáo viên đều rất kén thí sinh. Năm 2014, chỉ có 9% thí sinh thi vào khoa giáo viên của Đại học Helsinki được nhận vào học.
Ở trường học, nếu một giáo viên không đạt chuẩn hoặc công tác không tốt, trách nhiệm của hiệu trưởng là phải xử lý vấn đề đó.
Hợp tác, không cạnh tranh
Trong khi hầu hết người Mỹ và các nước khác coi hệ thống giáo dục giống như cuộc cạnh tranh lớn, người Phần Lan lại nghĩ khác. Ông Sahlberg trích một câu của tác giả Samuli Paronen: “Người chiến thắng thật sự không cạnh tranh”.
Giáo dục Phần Lan không phải lo lắng về các hệ thống đánh giá dựa trên công trạng. Không có danh sách trường học hay giáo viên xuất sắc, dẫn đầu. Môi trường dạy và học không phải là cạnh tranh mà là hợp tác.
Ưu tiên các điều cốt lõi
Trường học ở nhiều nước rất quan tâm điểm số, sự thông hiểu môn toán và các môn khoa học tự nhiên khác mà quên mất điều gì tạo nên môi trường học tập phù hợp, công bằng, khiến học sinh vui vẻ và khỏe mạnh.
Video đang HOT
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà giáo dục Phần Lan đã tập trung ưu tiên các điều cốt lõi sau:
-Giáo dục là một công cụ để cân bằng bất công xã hội.
-Tất cả học sinh được ăn miễn phí ở trường.
-Dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
-Tư vấn tâm lý
-Hướng dẫn, hướng đạo cá nhân hóa, phù hợp cho từng học sinh
Tuổi đi học muộn
Trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học phổ thông lúc 7 tuổi. Giáo dục bắt buộc chỉ kéo dài 9 năm. Việc học sau khi hoàn thành lớp 9 (16 tuổi) là tự chọn, tự nguyện.
Xét ở góc độ tâm lý, trẻ em cảm thấy thoải mái hơn khi không phải học nhiều. Trước khi đi học, trẻ em học mẫu giáo một năm.
Trẻ em Phần Lan bắt đầu đến trường từ năm lên 7. Ảnh: Andreas Meichsner.
Cung cấp các lựa chọn nghề nghiệp
Ở nhiều nước, trẻ em phải học liên tục 12 năm, hết lớp này đến lớp khác, để đến đích cuối cùng là thi vào đại học. Nhiều học sinh không tốn nhiều tiền học phí, học chỉ để lấy cái bằng không biết dùng vào việc gì.
Phần Lan không chú trọng ngã rẽ vào đại học mà cân bằng giữa học lên cao và học nghề. Ở cấp trung học phổ thông kéo dài 3 năm, học sinh được chuẩn bị cho kỳ thi xét tuyển quốc gia; những em có năng lực thực sự và muốn học tiếp sẽ đăng ký kỳ thi này. Phần Lan cũng có chương trình 3 năm đào tạo học sinh nhiều ngành nghề khác nhau.
Giờ học bắt đầu muộn
Các trường phổ thông ở Phần Lan thường bắt đầu giờ học lúc 9.00-9.45 sáng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, học quá sớm trong ngày không tốt cho thể chất, sức khỏe và sự trưởng thành của học sinh.
Giờ học ở Phần Lan thường kết thúc vào lúc 2.00-2.45 chiều. Mỗi tiết học kéo dài hơn và giờ ra chơi cũng dài hơn.
Tất cả giáo viên Phần Lan có bằng thạc sĩ trở lên. Ảnh: Amanda Soila.
Thầy trò “quen mặt”
Trường học Phần Lan có ít học sinh và giáo viên. Một giáo viên thường dạy một nhóm học sinh liên tục 6 năm. Trong suốt thời gian này, giáo viên đóng vai trò cố vấn, người dẫn, thậm chí thành viên trong gia đình. Sự tin tưởng lẫn nhau, gắn kết giữa thầy và trò được xây dựng qua các năm khiến cả hai bên hiểu và tôn trọng nhau hơn.
Nhu cầu, cách học của mỗi học sinh là khác nhau, và giáo viên hiểu rõ những điều đó qua năm tháng. Họ có thể vạch ra đường hướng chính xác cho từng học sinh, giúp các em đạt được mục tiêu của mình.
Học sinh Phần Lan không phải thi cử. Ảnh: REX.
Không khí thư giãn
Môi trường học đường Phần Lan ít stress, nhiều sự quan tâm, thư giãn. Học sinh thường chỉ có vài tiết học mỗi ngày. Một ngày ở trường có tối đa 5 tiết học (với lớp 1-2), tối đa 7 tiết học (các lớp lớn hơn). Mỗi tiết kéo dài 45 phút.
Học sinh có thời gian ăn uống, giải trí hoặc đơn giản là thư giãn cùng nhau. Các giờ ra chơi 15-20 phút giúp các em vận động, ra ngoài hít thở không khí trong lành, giảm bớt áp lực…
Giáo viên cũng vậy, có thời gian, địa điểm để thư giãn, chuẩn bị giờ dạy, hoặc đơn giản là giao lưu với đồng nghiệp. Các phòng giáo viên được lập ra ở tất cả trường học.
Ít bài tập về nhà
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), học sinh ở Phần Lan có số lượng bài tập về nhà ít nhất thế giới. Các em chỉ mất nửa giờ mỗi tối là làm xong. Học sinh Phần Lan cũng không cần tới gia sư.
Không phải lo lắng về điểm số, xếp hạng thi đua, học sinh có thêm nhiều điều kiện để tập trung vào nhiệm vụ thật sự của mình – học tập và lớn lên.
Miễn học phí
Trong 9 năm học phổ thông, học sinh Phần Lan được miễn học phí, được cung cấp thiết bị, đồ dùng học tập miễn phí. Các em cũng được cung cấp một bữa ăn miễn phí trong các ngày đi học.
THÁI AN
Theo Tiền phong
Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả trong chương trình GDPT mới
Kết nối kiến thức và những năng lực có từ việc học những kiến thức này là yêu cầu có tính chất nguyên tắc của chương trình GDPT mới.
Chương trình GDPT mới thể hiện xu thế chung đó của thế giới
Theo như mô hình giáo dục truyền thống, phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới trong nhiều năm qua là "truyền thụ kiến thức". Cách tiếp cận này lấy kiến thức làm mục tiêu tự thân của giáo dục, biến người học thành đối tượng tiếp nhận thụ động, không còn phù hợp với thời đại mới.
Vì vậy, nhiều tổ chức quốc tế lớn như EU, OECD, WEF và nhiều quốc gia phát triển như Anh, Ausstralia, Mỹ, Phần Lan, Singapore,... đã nghiên cứu và xây dựng khung các năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả, làm cơ sở để hoạch định chính sách và cách tiếp cận đối với giáo dục, trong đó có xây dựng chương trình GDPT.
Ảnh minh họa. Hải Nam.
Chương trình GDPT của nhiều quốc gia thể hiện rõ nét và có hệ thống những năng lực cơ bản, thiết yếu đó với những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, chương trình của Australia có 7 năng lực chung (general capabilities): giao tiếp; tính toán; ICT; tư duy phản biện và sáng tạo; cá nhân và xã hội; thấu hiểu về đạo đức; hiểu biết liên văn hóa.
Chương trình của Phần Lan có 7 năng lực chung (transversal competencies): năng lực tư duy và học cách học (thinking and learning skills); năng lực văn hóa, tương tác và biểu hiện bản thân; năng lực chăm sóc bản thân và quản trị đời sống hằng ngày; năng lực giao tiếp đa phương thức; năng lực ICT; năng lực làm việc và lập nghiệp, kinh doanh; năng lực tham gia và xây dựng một tương lai bền vững (bảo vệ môi trường, tuân thủ luật lệ, đàm phán và giải quyết xung đột, hiểu tầm quan trọng của các lựa chọn,...).
Mô hình chương trình phát triển năng lực và hệ thống các năng lực cốt lõi trong chương trình GDPT mới thể hiện xu thế chung đó của thế giới. Tuy nhiên, các năng lực này không thể hình thành và phát triển ngoài hệ thống kiến thức trong các môn học. Việc kết nối kiến thức và những năng lực có thể có từ việc học những kiến thức này là yêu cầu có tính chất nguyên tắc của chương trình GDPT mới.
Điểm khác biệt đáng kể so với chương trình hiện hành và cũng là kết quả tiếp thu kinh nghiệm quốc tế là trong chương trình GDPT mới, quá trình 12 năm học được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản bao gồm cấp tiểu học (5 năm), cấp THCS (4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, tương ứng với cấp THPT (3 năm). Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tất cả học sinh đều học những nội dung giáo dục về cơ bản giống nhau. Ở giai đoạn giáo dục sau THCS, học sinh được phân luồng và được lựa chọn môn học theo sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp.
Theo đó, ngoài việc kế thừa nhiều điểm còn phù hợp trong kế hoạch giáo dục và nội dung giáo dục của chương trình hiện hành, chương trình GDPT mới đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là thông qua các tài liệu về giáo dục của OECD, EU, WEF và CT GDPT của nhiều nước như Anh, Australia, Hàn Quốc, Mỹ, Phần Lan,... để xây dựng kế hoạch giáo dục và nội dung giáo dục.
Việc thiết kế một số môn tích hợp mới như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí ở cấp THCS; phân hóa bằng lựa chọn các môn học thuộc ba nhóm môn bên cạnh một số môn học bắt buộc, có tính chất công cụ như Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ ở cấp THPT; bổ sung một số môn học mới vào chương trình như Giáo dục kinh tế và pháp luật, Nghệ thuật ở cấp THPT và phát triển Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình hiện hành thành Hoạt động trải nghiệm (hoặc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) đều có dấu ấn của xu thế quốc tế.
Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả trong Chương trình GDPT mới
Các định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình GDPT mới là kết quả của những đổi mới, thử nghiệm về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được tiến hành trong nhiều năm qua ở các trường phổ thông cả ba cấp trên cả nước, đồng thời có tham khảo lí luận và kinh nghiệm quốc tế.
Các lí thuyết tâm lí học và giáo dục học có ảnh hưởng sâu rộng đến việc xây dựng chương trình và tổ chức hoạt động giáo dục ở nhiều nước tiên tiến như Lí thuyết kiến tạo của Jean Piaget, Lev Vygosky, John Dewey,...; Lí thuyết về "vùng phát triển gần nhất" của Lev Vygotsky; Lí thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner cũng như bài học kinh nghiệm từ chương trình GDPT và SGK của các nước và từ chia sẻ của các chuyên gia quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục nói chung trong chương trình GDPT mới.
Cùng với những bài học rút ra từ những kì khảo sát quốc tế nhằm đánh giá năng lực học sinh như PISA, TIMSS và từ thực tế thử nghiệm đổi mới đánh giá tại các nhà trường phổ thông của nước ta trong những năm qua, các lí thuyết và kinh nghiệm quốc tế này cũng là cơ sở tham khảo quan trọng để đổi mới mục tiêu và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục học sinh.
Bên cạnh đó, cấu trúc văn bản chương trình GDPT mới, quy trình và cách thức tổ chức xây dựng và thử nghiệm chương trình, chủ trương "một chương trình nhiều SGK" và đa dạng hóa tài liệu giáo dục,... cũng là kết quả học tập kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình GDPT của các nước có nền giáo dục phát triển.
Theo congly
Giáo dục Phần Lan hàng trăm năm qua luôn là khát khao của cả thế giới nhờ những lý do này Ở Phần Lan, tôn chỉ của ngành Giáo dục chính là: "Không có đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau". Điều này có nghĩa là dù trong bất kì hoàn cảnh nào, học sinh cũng đều nhận được một nền giáo dục như nhau, bất kể khu vực sinh sống hay thu nhập cao thấp của cha mẹ. Giáo dục Phần Lan...