10 lưu ý thí sinh khi thi THPT quốc gia 2016
Năm 2015, gần 700 thí sinh bị đình chỉ vì vi phạm quy chế kỳ thi THPT quốc gia. Đặc biệt, số thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại di động vào phòng tăng cao.
Kỳ thi THPT quốc gia 2016 diễn ra từ ngày 30/6 đến 4/7 tại 120 cụm thi trên cả nước. Với môn thi tự luận, thí sinh bắt đầu làm bài từ 7h30 sáng. Môn thi trắc nghiệm, thí sinh làm bài từ 14h30. Thí sinh phải chú ý thời gian, không nên đến trường thi quá muộn.
Theo quy chế thi THPT quốc gia, nếu có những sai sót về họ, tên đệm, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, thí sinh phải báo cáo ngay Hội đồng thi để xử lý kịp thời. Thí sinh mất chứng minh thư hoặc các giấy tờ khác, phải báo cáo ngay trưởng điểm thi.
Khi có hiệu lệnh hết thời gian làm bài, thí sinh phải dừng làm bài thi, nộp cho giám thị.
Nếu thí sinh phát hiện có người khác lạm dụng bài thi của mình, phải báo cáo ngay cho cán bộ coi thi.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh tính điểm trung bình cộng của 4 môn đăng ký thi xét tốt nghiệp, trong đó có 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn. Sau đó, thí sinh phải cộng điểm trung bình lớp 12 và chia đôi, rồi cộng điểm với ưu tiên.
Video đang HOT
Trong trường hợp cần thiết, thí sinh ra ngoài phòng thi khi có cán bộ coi thi giám sát. Nếu chép bài của người khác, thí sinh sẽ bị xử lý.
Thí sinh không được mang vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền hoặc chứa thông tin vào phòng thi.
Khi nộp bài, thí sinh phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi. Nếu không làm được bài thí sinh cũng phải nộp tờ giấy thi, không nộp giấy nháp.
Thí sinh không được viết bằng bút chì trừ vẽ đường tròn compa và tô trên các ô của phiếu trả lời trắc nghiệm. Thí sinh chỉ được viết bằng một màu mực, không dùng mực màu đỏ.
Khi có sự việc bất thường xảy ra, thí sinh phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của cán bộ coi thi. Nếu bị phát hiện thi hộ, thí sinh sẽ bị tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo.
Theo Zing
Khung gỗ hóa đá trang trí nhà
Điểm mới của kỳ thi THPT năm nay là tỉnh nào cũng có điểm thi do trường đại học chủ trì. Thay vì thí sinh và người nhà phải di chuyển, giờ đến lượt giám thị phải di chuyển.
Các trường đại học được giao trọng trách chủ trì cụm thi, đặc biệt là ở các tỉnh xa như khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ... đang chạy "nước rút" để hoàn thành tốt kỳ thi.
Bên cạnh đó, do các trường đại học chủ trì cụm thi đều chuyển bài về TP HCM để chấm nên áp lực giáo viên chấm thi đang là vấn đề lo ngại, có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công bố điểm của thí sinh.
Năm nay, Đại học Kinh tế TP HCM sẽ chủ trì cụm thi tại tỉnh Bình Phước. TS Trần Thế Hoàng - Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM cho biết, trường sẽ phối hợp tỉnh Bình Phước tổ chức thi cho 9.063 thí sinh của tỉnh này, trong đó có 2.100 thí sinh thi chỉ xét tốt nghiệp THPT (tỉnh này không tổ chức cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì).
Theo đó, 8.753 thí sinh thi môn Toán, môn Văn có 8.680 thí sinh; Tiếng Anh: 7.109 thí sinh; môn Lý: 5.523 thí sinh; môn Địa 3.056; Hóa 4.247 và môn Sinh 1.203 thí sinh.
"Do khu vực thị xã Đồng Xoài không đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như điều kiện ăn ở cho thí sinh, trường đã tổ chức 3 khu vực thi chính gồm 13 điểm thi tập trung tại thị xã Đồng Xoài (6 điểm thi), Bình Long (5 điểm thi) và Phước Long (2 điểm thi) với khoảng cách trung bình mỗi nơi là 70km", TS Hoàng nói.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga đang tập huấn cán bộ coi thi tại trường ĐH Kinh tế TP HCM sáng 27/6. Ảnh: Tiền Phong.
Trường đã 2 lần kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất của các hội đồng thi, phòng thi... để bố trí việc giám sát cho phù hợp. Bên cạnh đó, trường cũng tiến hành công tác tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ, giảng viên tham gia coi thi.
Năm nay, trường huy động tổng số cán bộ coi thi lên đến gần 1.000 người, trong đó đưa 400 cán bộ của trường từ TPHCM lên. Ngày 29/6, đoàn cán bộ này sẽ có mặt ở Bình Phước sẵn sàng cho ngày 30/6 đón thí sinh đến chỉnh sửa hồ sơ.
Cũng theo TS Hoàng, nhà trường bố trí 10 xe 45 chỗ chia làm 3 đoàn đưa cán bộ, giảng viên lên Bình Phước. Ngoài ra, trường cũng đã chuẩn bị mọi khâu cho việc đảm bảo ăn, ở cho đội ngũ này. Chiều 30/6, trường sẽ tập huấn lại cho toàn bộ cán bộ tham gia công tác coi thi bao gồm lực lượng giáo viên ở địa phương, các trường điểm...
Các trường THPT ở Bình Phước sẽ bố trí xe đưa thí sinh đến điểm thi, thí sinh nghèo được hỗ trợ 300.000 đồng/người. Tỉnh Đoàn cũng huy động 1.300 tình nguyện viên để tiếp sức cho thí sinh trong những ngày thi.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM năm nay chủ trì cụm thi Bình Thuận với gần 12.000 thí sinh tham gia kỳ thi THPT do trường chủ trì, 1.972 em trước đó đã đăng ký thi cụm địa phương chỉ với mục đích xét tốt nghiệp.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường đã huy động 430 cán bộ, giảng viên đến tỉnh này phối hợp cùng các đơn vị liên quan và hiện tại công tác chuẩn bị các khâu đã hoàn tất, từ phòng thi, đề thi, coi thi cho đến chỗ ở của cán bộ, giảng viên...
Đại học Giao thông Vận tải TP HCM chủ trì cụm thi tại tỉnh Ninh Thuận với tổng số vào khoảng 3.347 thí sinh đến thời điểm hiện tại cũng đã hoàn tất khâu chuẩn bị.
Ông Lê Quang Thành, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho hay, trường đã bố trí 5 điểm thi xung quanh khu vực thành phố với bán kính 5-6 km nên rất dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau khi cần.
Áp lực chấm thi tại TP HCM
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, năm nay, khu vực TP HCM sẽ chịu nhiều sức ép trong việc chấm thi do các trường đại học tổ chức các cụm thi ở các tỉnh từ Tây Nguyên, Đông Nam Bộ hay Tây Nam bộ đều đổ dồn bài về TPHCM để chấm.
Ví như Đại học Kinh tế TP HCM phụ trách coi thi tỉnh Bình Phước nhưng khi có bài thi vẫn chuyển về TP HCM để làm phách rồi sau đó mời giáo viên chấm bài.
Tương tự, Đại học Giao thông Vận tải TP HCM cũng sẽ cho xe vận chuyển bài với quãng đường gần 300 km để về TP HCM chấm thi. Theo ông Lê Quang Thành, ngoài giáo viên của trường chấm các môn Toán, Ngoại ngữ, các môn tự luận cũng đặt hàng các giáo viên TP.
"Bên cạnh đó trường cũng mời thêm khoảng 30 giáo viên tỉnh Ninh Thuận vào TP HCM để cùng chấm bài nhằm đảm bảo khách quan lẫn tiến độ", ông Thành nói.
Các trường đại học khác như Đại học Luật TP HCM chủ trì tỉnh Bến Tre, Kinh tế - Luật chủ trì cụm Bình Dương, Công nghiệp Thực phẩm TP HCM chủ trì cụm thi Tây Ninh... đều sẽ chuyển bài về TP HCM để chấm.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga đã yêu cầu các trường phải chủ động, trực tiếp liên lạc với giáo viên chấm thi ở TP HCM để qua đó nắm được tình hình, đảm bảo công tác chấm thi phải công bằng, đúng tiến độ nhằm tránh thiệt thòi cho thí sinh.
Theo Nguyễn Dũng/Tiền Phong
Nhiều hội đồng ở Hà Nội không có thí sinh thi Lịch sử Ngày 27/6, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, 16.000 thí sinh dự thi tại 31 điểm với mục đích chỉ xét tốt nghiệp, không thi đại học. Nhiều điểm thi không có thí sinh dự thi môn Lịch sử. Theo thống kê được đưa ra tại hội nghị hướng dẫn coi thi THPT quốc gia 2016 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức...