10 loại vũ khí giúp Nga thay đổi cán cân quyền lực thế giới
Báo Thụy Điển Svenska Dagbladet đã lập danh sách 10 vũ khí của Nga làm ảnh hưởng đến cán cân quyền lực thế giới.
RS-28 “Sarmat”
Đây là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu đạn hạt nhân có khả năng bao trùm một khoảng diện tích rộng bằng kích thước nước Pháp, bài báo cho biết. Theo cách gọi của NATO, tên lửa mới của Nga có tên là “Satana-2″.
“Đầu đạn hạt nhân “Satana-2″ nặng 10 tấn, mạnh hơn so với quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki 2000 lần”, tờ báo viết.
T-14 “Armata”
“Armata” là nền tảng vũ khí có khả năng thực hiện chức năng của xe tăng, pháo phòng không và xe kỹ thuật chiến đấu.
Ngoài ra, T-14 nhẹ hơn và nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Tàu ngầm “Lada”
Dự án tàu ngầm diesel “Lada” nhỏ gọn và khó bị phát hiện. Tàu ngầm được trang bị ngư lôi dẫn đường hiện đại để tiêu diệt tàu ngầm và các tàu loại khác. Svenska Dagbladet gọi “Lada” là “tàu ngầm tàng hình”.
Tên lửa 9K720 “Iskander”
Những tên lửa đạn đạo tầm ngắn này có thể mang đầu đạn hạt nhân, và không chỉ loại đạn đó.
Video đang HOT
Tên lửa “Iskander” nặng khoảng 3,8 tấn và tốc độ lên tới 2100 m/s, là mục tiêu khó khăn cho hệ thống phòng không đối phương.
Hệ thống tên lửa chiến lược OTR-21 “Tochka”
OTR-21 “Tochka” là tên lửa đạn đạo chiến thuật được chế tạo năm 1976.
Các phiên bản hiện đại nhất của “Tochka” nặng 1,8 tấn, và phạm vi của nó lên đến 185km.
S-400
S-400 là ngôi sao mới của phòng không Nga”, Svenska Dagbladet viết.
Tờ báo này gọi hệ thống phòng không di động này là phiên bản mới nhất chống phòng thủ tên lửa và máy bay đối phương.
S-400 có thể sử dụng ba loại tên lửa tầm xa 400 km, vận tốc của đạn vượt quá 1000 m/s.
Su-34
Các quân nhân Nga sử dụng thành công máy bay ném bom này tại Syria, tác giả bài viết cho biết.
Phi hành đoàn Su-34 gồm 2 người, tầm bay lên tới 4500 km. Ở độ cao 11000 km, máy bay chiến đấu này có thể tăng tốc đến 1900 km/h.
Tàu đổ bộ
Các lực lượng vũ trang Nga có một số tàu đổ bộ lớn dự án 775 “Minsk”, “Korolev”, “Kaliningrad” và “Alexander Shabalin”, có thể chở lính thủy đánh bộ cùng với thiết bị chiến đấu.
Tàu ngầm lớp “Kilo”
Phi hành đoàn tàu ngầm “Kilo” (Liên Xô) gồm 57 thủy thủ và sĩ quan. Tốc độ tàu ngầm là 10 hải lý trên mặt nước và 17 hải lý dưới nước. Tàu có thể lặn tới độ sâu 240 mét và ở dưới nước đến 45 ngày.
Tàu ngầm hạt nhân
Báo Svenska Dagbladet gọi “Borei” là “siêu tàu ngầm mới của Nga”. “Borei” nhỏ hơn nhiều so với tàu tiền nhiệm “Akula”, nhưng nó rất khó bị phát hiện và cơ động hơn nhiều.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, ngân sách quốc phòng đã trở nên eo hẹp hơn, nhưng khi Tổng thống Putin lên nắm quyền, tình hình đã thay đổi, tờ báo cho biết. Quân đội Nga một lần nữa bắt đầu nhận được tiền ngân sách để mua vũ khí mới và tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn.
Trong năm 2017, lực lượng tên lửa chiến lược sẽ được nhận 41 tên lửa đạn đạo mới, không quân Nga sẽ có thêm 170 máy bay mới, bộ binh 905 xe tăng và xe quân sự, và hạm đội 17 tàu mới.
Theo Tùng Dương (Tiền Phong)
Nga thử nghiệm thành công hơn 160 loại vũ khí ở Syria
Hôm 23/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, quân đội Nga đã thử nghiệm thành công hơn 160 loại vũ khí trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria.
Máy bay Su 34 của Nga
Trong bài phát biểu trước Hạ viện Duma Quốc gia Nga nhân kỉ niệm ngày Bảo vệ Tổ quốc, Bộ trưởng Shoigu đã thông báo tình hình quân đội Nga và các hoạt động của quân đội nước này trong quá trình hỗ trợ Syria chống khủng bố.
Liên quan tới cuộc chiến tại Syria, Bộ trưởng Shoigu cho biết: "Nga đã thử nghiệm 162 loại vũ khí hiện đại và hiện đại hóa ở Syria. Kết quả cho thấy các vũ khí đều mang tính hiệu quả cao, trong đó chỉ có 10 hệ thống vũ khí không đạt kết quả như mong đợi".
Tuyên bố nêu trên của Bộ trưởng Shoigu được đưa ra sau khi Nga khẳng định sẽ đưa tới Syria những loại vũ khí hiện đại để hỗ trợ quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống khủng bố.
Nga bắt đầu triển khai quân sự tới Syria bắt đầu từ tháng 9/2015 sau lời đề nghị giúp đỡ của Tổng thống Bashar al-Assad. Ngay sau đó, tàu chiến của Hải quân nước này đã phóng tên lửa hành trình từ Địa Trung Hải nhắm tới các mục tiêu khủng bố ở Syria. Không quân Nga cũng đã triển khai các máy bay ném bom tầm xa như mẫu Bear và Backfire tới Syria. Ngoài ra, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov cũng được huy động từ Bắc Băng Dương tới bờ biển ngoài khơi Syria để tham gia cuộc chiến.
Từ đó đến nay, Nga đã mang tới Syria nhiều loại vũ khí "khủng" để tiêu diệt IS, trong đó có thể điểm qua một số vũ khí như tổ hợp máy bay tấn công đa năng Su 25, Su-30cm, Su-34; máy bay trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52, máy bay ném bom chiến lược Tu-95, Tu-22 và Tu-160, xe bọc thép Typhoon-K, tên lửa hành trình, và đặc biệt là hệ thống tên lửa S400.
Kể từ khi tham chiến, lực lượng không quân Nga đã thực hiện 1.760 đợt xuất kích, tấn công 5.682 lần nhằm vào cơ sở hạ tầng của lực lượng khủng bố; xóa sổ 40 trại huấn luyện, 475 cơ sở chỉ huy, 45 nhà máy và xưởng chuyên sản xuất đạn dược; tiêu diệt 3.119 chiến binh, trong đó có 26 tên chỉ huy.
Mặc dù chiến đấu là cách tốt nhất để kiểm tra năng lực của bất cứ quân đội nào trên thế giới, song theo ông Aleksandr Golts, chuyên gia phân tích viện nghiên cứu Kennan ở Oasinhton, việc Nga triển khai những vũ khí tối tân tới Syria có hai mục đích chính.
Một là, nhằm buộc phương Tây phải đàm phán với Nga và phá vỡ sự cô lập liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Hai là, một cách để Nga hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad.
Bên cạnh đó, theo ông Golts, việc Moscova "phô diễn" sức mạnh quân sự ở Syria còn để Nga chứng tỏ mình vẫn là một "cường quốc" quân sự trên thế giới sau khi Liên Xô tan rã.
Theo Danviet
96% tên lửa đạn đạo liên lục địa Nga sẵn sàng chiến đấu Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố phần lớn hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược Nga luôn được đặt trong tình trạng có thể triển khai tác chiến ngay lập tức. Tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga diễu hành trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: Sputnik. "99% tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến lược của Nga đạt khả năng tác chiến,...