10 loại thảo dược giúp trị chứng mất ngủ
Rễ cây nữ lang, hoa cúc, tía tô… là những loại thảo dược phổ biến có tác dụng trong việc cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và giúp dễ ngủ.
1. Rễ cây nữ lang: Nữ lang (danh pháp khoa học: Valeriana officinalis) là cây có hoa thuộc họ kim ngân, từ lâu đã được sử dụng như loại thảo dược với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tác dụng điều trị mất ngủ của cây này được phát hiện từ thế kỷ 16. Thành phần quan trọng nhất trong cây nữ lang là acid valerenic và các dẫn xuất valepotriates. Nghiên cứu cho thấy sản phẩm từ rễ cây nữ lang giúp cải thiện các triệu chứng như khó ngủ, trằn trọc, giảm mệt mỏi sau khi thức dậy.
2. Hoa bia: Cây hoa bia hay hublông là thực vật dạng dây leo trong họ Cannabaceae. Hoa bia được trồng ở nhiều vùng, chủ yếu là Trung Âu ở bang Bavaria của Đức, ở Mỹ, Trung Quốc và Cộng hòa Séc. Nghiên cứu cho thấy hoa bia có đặc tính an thần nhẹ, giúp cải thiện chu kỳ giấc ngủ và giảm lo lắng. Hoa bia được ứng dụng trong y học, hỗ trợ giấc ngủ, đặc biệt là khi kết hợp với các loại thảo mộc khác như nữ lang.
3. Hoa lạc tiên: Lạc tiên là một loại dây leo thân gỗ. Loài hoa này được tìm thấy ở các vùng ôn đới và nhiệt đới ấm áp, hiếm hơn ở Châu Á và Châu Phi nhiệt đới. Hoa lạc tiên được phát hiện tại các địa điểm khảo cổ ở Virginia và một số vùng của Bắc Mỹ, cho thấy loại thảo mộc này đã được người bản địa ở Châu Mỹ sử dụng. Lạc tiên được biết đến nhiều nhất với tác dụng an thần, điều trị chứng lo âu và rối loạn giấc ngủ. Có nhiều cách sử dụng lạc tiên để trị mất ngủ như pha trà, hầm canh hoặc kết hợp với các loại thảo mộc khác.
4. Black Cohosh: Cây này thuộc họ mao lương và có nguồn gốc từ miền đông Bắc Mỹ. Rễ của Black Cohosh được sử dụng nhiều nhất để điều trị các vấn đề liên quan đến mãn kinh, đau đầu, chóng mặt. Nó cũng được sử dụng để hỗ trợ giấc ngủ.
5. Nhân sâm Ấn Độ: Ashwagandha, còn gọi là nhân sâm Ấn Độ, được dùng như một loại thảo dược từ cách đây hàng nghìn năm. Rễ, lá và quả màu đỏ cam của Ashwagandha được dùng cho nhiều mục đích y học khác nhau như giảm căng thẳng, chống viêm, chống lão hóa, hỗ trợ chống thiếu máu, chứa tinh chất giúp trẻ hóa… Không chỉ tác động trực tiếp lên chu kỳ giấc ngủ, các thành phần có trong sâm Ấn Độ còn giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu. Ảnh: iStock.
Video đang HOT
6. Hoa dâm bụt: Hoa dâm bụt có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng hiện được trồng ở nhiều vùng khác nhau, bao gồm châu Á, Trung Mỹ, Tây Ấn và Châu Phi. Ở nhiều nơi trên thế giới, hoa dâm bụt được sử dụng vì mục đích y học.
Loại cây này chứa chất chống oxy hóa như beta-carotene, vitamin C và anthocyanin. Dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm thành trà để uống có thể giúp giảm chứng mất ngủ, hồi hộp.
7. Cây cơm cháy: Cây cơm cháy (còn gọi là cỏ liền xương) là một loại cây bụi cao giống cây thân gỗ có nguồn gốc từ châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Trong cây cơm cháy chứa tanin, acid ursolic, a-amyrin palmitate, stigmasterol và campesterol. Người ta đã sử dụng hoa và trái cơm cháy khô để làm thuốc trong nhiều năm, trong đó cố hỗ trợ giấc ngủ.
8. Hoa cúc: Hoa cúc đã được sử dụng ở châu Á trong hàng nghìn năm, đóng vai trò quan trọng trong Y học cổ truyền và là một loại thức uống ngon, bổ dưỡng. Hoa cúc chứa nhiều vitamin A, B, C và K, beta-carotene, canxi, chất xơ, sắt, magiê, niacin, phốt pho, kali, riboflavin, natri, kẽm, axit amin và glycoside. Hoa cúc được ứng dụng trong pha trà và các bài thuốc giúp an thần, chống mất ngủ.
9. Hoa oải hương: Oải hương từ lâu đã được khuyên dùng cho những người mất ngủ hoặc rối loạn về giấc ngủ. Các cách ứng dụng phổ biến là dùng tinh dầu oải hương hoặc hoa oải hương khô nhồi vào gối ngủ. Hương thơm từ oải hương còn giúp giảm căng thẳng, đau đầu.
10. Cây tía tô đất: Loại cây này chứa sesquiterpene và giàu chất chống oxy hóa tự nhiên. Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn có thể sử dụng trà tía tô đất để cải thiện tâm trạng, giảm bồn chồn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Lá mít tưởng bỏ đi lại là vị thuốc quý, nhiều người ngẩn ngơ vì không biết sớm
Mùa hè đến, mít chín rộ, trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngoài quả, các bộ phận khác của cây mít như lá cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Lá mít giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp
Lá mít là nguồn cung cấp kali dồi dào. Kali là một chất điện giải quan trọng giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp. Lá mít cũng chứa một lượng đáng kể magiê. Magie đóng vai trò quan trọng trong việc thư giãn cơ tim và mạch máu, giúp giảm huyết áp và duy trì nhịp tim ổn định.
Các chất chống oxy hóa như flavonoid và phenolic có trong lá mít giúp bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Điều này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên coi lá mít là phương pháp thay thế cho các thuốc điều trị huyết áp và các bệnh tim mạch. Nếu bạn có vấn đề về tim mạch hoặc huyết áp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá mít hoặc bất kỳ loại thảo dược nào khác.
Lá mít sử dụng đúng cách có thể đem lại những lợi ích sức khỏe tuyệt với cho sức khỏe. Ảnh: Getty Images
Hỗ trợ ổn định đường huyết
Lá mít có thể giúp cải thiện độ nhạy của tế bào với insulin, hormone chịu trách nhiệm đưa đường từ máu vào tế bào để sử dụng năng lượng. Điều này giúp giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa kháng insulin, một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong lá mít có thể làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột vào máu, giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu sau bữa ăn. Song, lá mít không phải là thuốc chữa bệnh tiểu đường. Nó chỉ có thể được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Lá mít chứa một lượng đáng kể chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Lá mít chứa các hợp chất có tác dụng kháng viêm, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và ruột, giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng và các bệnh viêm ruột khác.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy lá mít có khả năng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn gây hại trong đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Lá mít tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Istock
Giúp thanh nhiệt, giải độc
Lá mít có thể có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp tăng cường quá trình đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Các chất chống oxy hóa như flavonoid và tanin dồi dào trong lá mít, giúp trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các độc tố từ môi trường và quá trình chuyển hóa.
Gan là cơ quan quan trọng trong quá trình giải độc của cơ thể. Lá mít có thể giúp hỗ trợ chức năng gan, tăng cường khả năng lọc và thải độc của gan. Bạn có thể sử dụng lá mít tươi hoặc khô để pha trà uống hàng ngày.
Ngăn ngừa lão hóa
Lá mít chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, vitamin C, tanin và phenolic. Các chất này giúp trung hòa các gốc tự do, những phân tử không ổn định gây tổn thương tế bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Bằng cách chống lại các gốc tự do, lá mít giúp bảo vệ da khỏi nếp nhăn, vết chân chim và các dấu hiệu lão hóa khác.
Bên cạnh đó, các hợp chất trong lá mít có thể kích thích sản xuất collagen, giúp da trở nên căng mịn và trẻ trung hơn. Các chất chống oxy hóa trong loại lá này cũng có khả năng hấp thụ tia UV từ ánh nắng mặt trời, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV như cháy nắng, sạm da và lão hóa sớm.
Bạn có thể sử dụng lá mít theo nhiều cách:
- Pha trà: Rửa sạch lá mít, thái nhỏ, phơi khô, hãm với nước sôi như trà.
- Nấu nước uống: Đun sôi lá mít với nước, lọc lấy nước uống hàng ngày.
- Xông hơi: Đun sôi lá mít, xông hơi để giảm đau nhức, thư giãn.
- Đắp ngoài da: Giã nát lá mít, đắp lên vết thương, vết bỏng để giảm đau, kháng viêm.
7 mối nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng thực phẩm bổ sung kẽm Kẽm là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tăng cường miễn dịch, chữa lành vết thương và hỗ trợ quá trình trao đổi chất (chuyển hóa thức ăn thành năng lượng)... Đối với người có mức kẽm thấp (xác nhận thông qua xét nghiệm máu), ngoài việc ăn các loại thực phẩm giàu khoáng chất này như hàu, thịt...