10 điều sinh viên cần biết về du học New Zealand
Với những sinh viên quốc tế đang tìm hiểu về du học New Zealand, dưới đây là một vài điều lưu ý trước khi bạn tới “Xứ sở kiwi”.
Du học New Zealand là một trong những sự lựa chọn lý tưởng của nhiều du học sinh hiện nay vì nền giáo dục chất lượng và môi trường sống đa dạng và thú vị.
Dưới đây là một vài gợi ý về những điều sinh viên quốc tế nên biết trước khi du học New Zealand.
Chi tiêu khá đắt đỏ
Mặc dù bạn có thể nấu ăn ở nhà để tiết kiệm tiền, tuy nhiên hàng hóa ở New Zealand cũng không hề rẻ, đặc biệt là trong mùa đông.
Bạn có thể phải trả 2 đô la Mỹ cho một quả ớt chuông trong siêu thị, điều đó có thể khiến nhiều người ngạc nhiên vì đây là trong một nước xuất khẩu nông nghiệp.
New Zealand cũng nhập khẩu đa dạng các loại hàng hóa, bao gồm nhiên liệu, xe cộ, máy móc và vật liệu xây dựng, điều này làm tăng thêm chi phí sinh hoạt.
Để giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt cao, hầu hết sinh viên các trường Đại học đều làm công việc bán thời gian. Những người có thị thực dành cho sinh viên toàn thời gian có thể làm 20 giờ trong suốt học kì và 40 giờ trong các kì nghỉ.
Hoàn thiện sơ yếu lí lịch một cách chỉn chu nhất, bạn nên tìm kiếm một công việc liên quan đến chuyên ngành của bạn.
Nếu giảng viên của bạn có những mối quan hệ rộng với ngành học, đó là một nguồn thông tin và giới thiệu tốt với ngành nghề của bạn. Nhờ sự giúp đỡ của giảng viên bạn có thể tìm kiếm một công việc thuận lợi cho sự nghiệp của bạn sau này.
Người New Zealand yêu thích hầu hết tất cả các môn thể thao như bóng bầu dục, bóng đá, bóng rổ, chèo thuyền, cuộc thi thể thao ba môn phối hợp và các môn mạo hiểm. Họ quan sát và cạnh tranh một cách bình đẳng.
Tăng cường sức khỏe, cải thiện cuộc sống bằng cách tham gia các hoạt động khác nhau. Các phòng tập gym nằm rải rác xung quanh thành phố và khu kí túc xá, chúng tương đối rẻ. Hoặc tụ tập bạn bè của bạn đi dạo xung quanh những bãi biển gần đó hay đi bộ trên những con đường mòn, trải dài trên khắp đất nước.
Bạn cũng có thể đến thị trấn Queenstown, trung tâm của các hoạt động nổi tiếng như nhảy dù và nhảy bungee.
Đi đây đi đó
Là một quốc đảo, New Zealand nổi tiếng với bầu trời trong xanh, đồi núi xanh tươi, cảnh quan hiểm trở, nhiều hồ nước và bãi biển.
Video đang HOT
Ví dụ, ở Auckland – nơi được mệnh danh là “thành phố của những cánh buồm”, bạn có thể dễ dàng đi đến Đảo Waiheke đầy mê hoặc với nhiều vườn nho và bãi biển, hoặc Devonport với tầm nhìn ra bến cảng và đường phố cổ kính.
Auckland (New Zealand) – nơi được mệnh danh là “thành phố của những cánh buồm”.(Ảnh: Unsplash)
Có rất nhiều những chuyến bay rẻ tại New Zealand, bạn nên tận dụng những ngày cuối tuần dài để ghé thăm những địa điểm như thị trấn Queenstown xinh đẹp, thành phố thủ đô Wellington, thành phố Christchurch (Thành phố Vườn) và rất nhiều những địa điểm thú vị khác.
Nếu bạn là người thích lái xe, những chuyến đi dạo trên đường là cách để bạn tận dụng thời gian nghỉ ngơi. Vòng quanh Auckland, bạn có thể khám phá Coromandel, hồ Taupo, ngôi làng tí hon Hobbiton hay thành phố Hamilton
Coi trọng tư duy phản biện
Người New Zealand sống rất thực tế. Bạn sẽ không bao giờ gọi những người hướng dẫn Đại học của mình là “Tiến sĩ Dave” hay “Giáo sư Paula” – họ luôn nhấn mạnh vào tên Dave hay Paula.
Các lớp học điển hình nhấn mạnh tư duy phản biện và phương pháp tự học và bạn sẽ phải tự đọc sách nhiều trong thời gian của mình. Làm việc nhóm và hợp tác với các đồng nghiệp là phương pháp học phổ biến. Đây là cách các nhà giáo dục New Zealand cho là tốt nhất.
Trường Đại học Otago là trường đại học lâu đời nhất tại New Zealand (Ảnh: Website trường)
Bày tỏ thái độ tự nhiên được khuyến khích rằng bạn nên phát biểu nhiều hơn và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp khi sống và làm việc tại New Zealand.
Các lựa chọn thay thế chỗ ở
Xây dựng mối quan hệ với người New Zealand và những sinh viên du học tại đây, hãy lựa chọn chỗ ở trong trường đại học một khoảng thời gian. Hơn nữa, những chỗ ở này thường có vị trí thuận tiện gần trung tâm thành phố.
Khi bạn xây dựng được mối quan hệ vững chắc, bạn có thể lựa chọn di chuyển chỗ ở ra vùng ngoại ô, nơi thường mang lại không khí tốt hơn và không gian thoáng mát hơn.
Việc thuê căn hộ (thuê chung với người khác) là điều rất phổ biến ở New Zealand và nơi phổ biến nhất để tìm kiếm căn hộ ưng ý và tìm bạn cùng phòng là thông qua nền tảng thương mại điện tử Trade Me.
Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe
Hãy chuẩn bị để chịu trách nhiệm về bất cứ trường hợp khẩn cấp nào về sức khỏe.
Sinh viên quốc tế bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế trước khi nhập cảnh, tuy nhiên các vấn đề như kiểm tra sức khỏe và duy trì sức khỏe thể chất và răng miệng thường không được chi trả.
Tìm hiểu những vấn đề này để đảm bảo cho sức khỏe của bạn ngoài những khía cạnh phạm vi bảo hiểm tiêu chuẩn. Bên cạnh đó cần tìm hiểu trước phòng khám của trường đại học và phòng cấp cứu gần bạn nhất.
Chuyện sống với chủ nhà của học sinh Việt tại xứ sở kiwi
Ở New Zealand, sống với "host" (chủ nhà) ở homestay là sự lựa chọn phổ biến đối với du học sinh dưới 18 tuổi nếu các em không có người thân làm người giám hộ, dưới sự đồng ý của phụ huynh, nhà trường.
Khi cho con đi du học, có lẽ một trong những nỗi lo lớn nhất với các bậc phụ huynh là nơi ăn chốn ở của các con, đặc biệt đối với các bạn du học sinh bậc phổ thông.
Trên thực tế, homestay là lựa chọn lý tưởng cho du học sinh phổ thông, bởi ngoài việc nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và học hỏi văn hóa của người bản địa, nhất là từ "host" (chủ homestay) còn có nhiều lợi ích khác cho các du học sinh, đặc biệt các bạn dưới 18 tuổi.
Ở New Zealand, không phải gia đình bản địa nào cũng có thể trở thành homestay.
Trao đổi với PV Dân trí, chị Nga Blanchard, có nhiều năm sống tại New Zealand cho biết: "Để được chấp nhận cung cấp dịch vụ homestay cho du học sinh, chủ nhà (thường được gọi là host) phải đảm bảo mỗi du học sinh có một phòng riêng với đầy đủ vật dụng cơ bản, như giường, tủ quần áo, bàn học. Nhà trường cũng đảm bảo chủ nhà (host) có đủ kỹ năng và kiến thức trong việc chăm sóc học sinh quốc tế."
Ngoài ra, các thành viên trong gia đình host cũng phải được cảnh sát New Zealand kiểm tra nhân phẩm để đảm bảo không ai đã từng có tiền án, tiền sự.
Trong thời gian du học sinh ở với host, nhà trường sẽ đến thăm ít nhất 2 lần mỗi năm, mục đích là để giám sát tình hình homestay. Trước khi học sinh chính thức qua học, trường sẽ gửi học sinh mẫu thông tin về các yêu cầu hay mong muốn của học sinh về nhà host, ví dụ như gia đình có vật nuôi hay không, nhà host thường nấu món Âu, Ấn, Á, v.v.
Chị Nga Blanchard (áo đen, ở giữa) có nhiều năm kinh nghiệm làm homestay ở New Zealand và thường nhận làm host của các du học sinh từ Đức, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Thậm chí khi host đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, vẫn có khả năng du học sinh và host không phù hợp về thói quen, sở thích. Trong trường hợp này nhà trường sẽ linh động hỗ trợ du học sinh chuyển sang gia đình homestay khác.
Chị Minh, phụ huynh của bạn Sáng, một du học sinh đang theo học tại trường Paraparaumu College chia sẻ: "Sáng đã chuyển sang gia đình homestay thứ hai chỉ vì một lý do nhỏ thôi chứ không phải do vấn đề của host.
Đó là gia đình homestay sẽ tắt internet từ 22h30 mỗi tối để đảm bảo cả nhà đi ngủ đúng giờ, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe cho con. Tuy nhiên vì vừa sang du học nên con cần nhiều thời gian tìm hiểu thông tin, lên mạng đọc sách nên chưa đủ thời gian để sinh hoạt.
Vì vậy, gia đình đã trao đổi với trường và cô giám đốc bộ phận học sinh quốc tế với mong muốn con có thể sử dụng internet nhiều hơn cho mục đích học tập.
Thế là một tuần sau nhà trường đã tìm cho con một gia đình homestay mới. Hiện giờ con rất hài lòng về việc học hành, thời gian, cũng như những phương tiện sử dụng trong học tập".
Theo phụ huynh này, New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và Chăm sóc du học sinh (Pastoral Care of International Students).
Bộ quy chế nêu rõ các tiêu chuẩn mà các trường ở New Zealand cần tuân thủ để đảm bảo du học sinh được cung cấp thông tin đầy đủ, luôn được an toàn, và được chăm sóc tận tình.
Hành trình du học thêm đáng nhớ nhờ gia đình thứ hai
Mỗi ngày, du học sinh bậc phổ thông có giờ học ở trường từ 9g sáng tới 3g chiều. Thời gian còn lại các bạn có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoặc về nhà homestay.
Ngoài việc đảm bảo chỗ ở, chỗ học tập, sinh hoạt và các bữa ăn cho du học sinh, gia đình homestay còn quan tâm, chăm sóc du học sinh, đặc biệt trong những lúc ốm đau.
Với bản tính thân thiện, hiếu khách của người New Zealand, homestay thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai của rất nhiều du học sinh quốc tế.
Sống cùng gia đình homestay, học sinh quốc tế có cơ hội tìm hiểu văn hóa và kết nối hơn với người bản địa. Ảnh: Nga Blanchard
Người Kiwi nói chung rất năng động trong việc tham gia các hoạt động thể thao, dã ngoại, du lịch dài ngày và thường sẵn lòng mời du học sinh homestay cùng tham gia. Một số gia đình còn tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.
Vì vậy, ở homestay chính là cách tốt nhất để du học sinh hoà nhập với cộng đồng người bản xứ và khám phá văn hoá địa phương. Điều này sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến cho học sinh, đặc biệt trong việc mở mang khả năng giao tiếp và hiểu biết về văn hóa.
Em Gia Huy, hiện đang du học tại trường Trung Học Green Bay cho biết: "Việc đi du học giúp em có thêm nhiều mối quan hệ. Đặc biệt nhất trong số đó chắc hẳn là mối quan hệ với gia đình homestay của em.
Các thành viên trong gia đình đều có cá tính khác nhau nhưng họ có một điểm chung là tất cả đều xem em như một thành viên trong nhà, khiến em cảm thấy chẳng khác gì ở cùng với họ hàng của mình cả.
Ở New Zealand thường thì gia đình đi ngủ vào lúc 9 giờ đêm, nhưng hôm đó em đi chơi về muộn và bác sợ em quên chìa khóa nên đã chờ em đến tận khuya. Em thật sự cảm kích sự nhiệt tình của gia đình homestay em đang ở."
Chị Hường (phụ huynh của bạn Tuấn Minh, hiện đang học trung học tại trường Avondale College) cũng rất cảm kích gia đình homestay của con trai: "Ông bà homestay đối xử rất tốt với con mình và tận tình chăm sóc việc học hành của con.
Ông bà đón tiếp các bạn Việt Nam của Minh đến thăm nhà, tư vấn cho con khi Minh muốn chuyển từ hệ NCEA sang chương trình Cambridge.
Ông bà cũng dành thời gian đến xem con tham gia kỳ thi âm nhạc, đưa đi đá bóng, quan tâm từng bữa ăn giấc ngủ của con. Mình cảm thấy họ thay mình làm tất cả mọi thứ như người bố người mẹ thứ hai".
Tuấn Minh (ngoài cùng, bên phải) trong hoạt động ngoại khoá ở trường
New Zealand hiện có hơn 11.000 du học sinh từ khắp nơi trên thế giới đang theo học bậc phổ thông trung học và hầu hết các bạn đều ở cùng các gia đình homestay.
Chính vì vậy, việc chính phủ và nhà trường đảm bảo các homestay là gia đình thứ hai của du học sinh là cực kì quan trọng, giúp du học sinh và phụ huynh an tâm có một hành trình du học an toàn, hiệu quả và nhiều kỉ niệm thân thương ở xứ sở Kiwi.
"Cẩm nang" từ A đến Z du học New Zealand Vũ Minh Huyền, hiện đang làm việc tại trường University of Western Australia đã chia sẻ chi tiết từ việc học hành, ăn ở, làm thêm, hoạt động ngoại khóa dành cho bạn trẻ Việt Nam. New Zealand là một trong những quốc gia được nhiều học sinh lựa chọn. Ảnh minh họa. Ngày nay, du học là sự lựa chọn của nhiều...