10 điểm khác biệt giữa phương pháp Montessori và giáo dục truyền thống
So với cách giáo dục truyền thống, phương pháp Montessori có 10 sự khác biệt rõ rệt, tạo nên hiệu quả giáo dục toàn diện.
Montessori là phương pháp giáo dục được sáng lập bởi Tiến sĩ, nhà Giáo dục học người Ý Maria Montessori. Hiểu một cách đơn giản thì đây là phương pháp giáo dục trẻ bằng việc học tập thông qua các giáo cụ trực quan như tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ lớn, loa, phim ảnh…
Những năm gần đây, phương pháp giáo dục này rất được ưa chuộng. Ngày càng nhiều nhà trường và phụ huynh cho con em theo học Montessori thay cho phương pháp giáo dục truyền thống.
Vậy rốt cuộc Montessori có những khác biệt và ưu điểm gì so với giáo dục truyền thống? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Môi trường
Các lớp học Montessori được chuẩn bị trước dựa trên những quan sát về nhu cầu cá nhân của học sinh. Chương trình giảng dạy của Montessori bao gồm các bài học và các hoạt động lấy học sinh làm trung tâm.
Trong khi đó, các lớp học truyền thống lại dựa trên các bài học hoặc các hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm.
Chủ động và thụ động
Các bài học của phương pháp giáo dục Montessori đều chú trọng vào thực hành và các hoạt động thực tiễn. Học sinh được tự khám phá thông tin. Điều này giúp các em có sự chủ động trong học tập.
Các bài học truyền thống thì lại khác. Học sinh thường được truyền tải, nghe các bài giảng một cách thụ động, sau đó phải ghi nhớ lại và làm bài kiểm tra.
Thời gian học tập
Trong các lớp học Montessori, học sinh được học tập trong quãng thời gian cần thiết cho môn học và sẽ tránh bị gián đoạn bởi những yếu tố bên ngoài.
Còn với các lớp học truyền thống, trẻ em có thời gian học giới hạn và sẽ kết thúc tiết học khi có chuông hoặc trống.
Vai trò của giáo viên
Đối với phương pháp Montessori, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, người tư vấn trực tiếp cho học sinh theo mô hình 1-1. Họ hỗ trợ mỗi đứa trẻ đi theo con đường học tập của riêng mình.
Chương trình giảng dạy của các lớp học truyền thống thường được xác định trước về các yếu tố như tốc độ, thứ tự của mỗi bài học. Điều này có nghĩa giáo viên phải giảng dạy cùng một bài học, cùng một tốc độ, cùng một thứ tự cho tất cả học sinh.
Tất nhiên, sẽ có học sinh hiểu và có những học sinh không kịp tiếp thu được kiến thức.
Nhóm tuổi và cấp học
Trong trường học Montessori, các lớp học rất linh hoạt và được xác định bởi phạm vi phát triển của trẻ. Sẽ có các lớp học trộn 3 độ tuổi và các giai đoạn tuổi của lớp Montessori như sau: Từ 0-3, 3-6, 6-9, 9-12, 12-15 và 15-18 tuổi.
Ở các trường học truyền thống, các lớp học không linh hoạt như vậy và được phân chia chặt chẽ bởi độ tuổi.
Video đang HOT
Chương trình giảng dạy mở rộng
Phương pháp Montessori có chương trình giảng dạy linh hoạt và mở rộng để đáp ứng nhu cầu cũng như trình độ, mức tiếp thu kiến thức của học sinh.
Phương pháp giáo dục truyền thống thì chương trình giảng dạy được xác định trước và không liên quan đến nhu cầu của học sinh.
Tốc độ học tập
Tốc độ làm việc, học tập của từng cá nhân luôn được tôn vinh và khuyến khích trong các lớp học Montessori. Trong khi đó, các lớp học truyền thống thì muốn tất cả trẻ em học tập và làm việc cùng một tốc độ.
Lòng tự trọng
Các giáo viên của phương pháp Montessori hiểu rằng, lòng tự trọng của trẻ xuất phát từ cảm giác tự hào về thành tích cá nhân. Còn với các lớp học truyền thống, lòng tự trọng được cho là đến từ sự đánh giá và xác nhận bên ngoài.
Tình yêu học tập
Mục tiêu hàng đầu mà phương pháp Montessori hướng đến là đề cao, hỗ trợ khả năng tư duy, tự phát triển của trẻ. Từ đó, Montessori ươm mầm và nuôi dưỡng tình yêu học tập.
Khác với Montessori, phương pháp giáo dục truyền thống tập trung vào hiệu suất và điểm kiểm tra tiêu chuẩn. Trẻ học tập không phải vì thích mà vì bị bắt buộc.
Sự phát triển và hình thành
Đây là điểm khác biệt cuối cùng và cốt lõi nhất của phương pháp Montessori với phương pháp giáo dục truyền thống. Phương pháp Montessori được sáng lập bởi Tiến sĩ, nhà giáo dục học Maria Montessori, dựa trên kinh nghiệm học tập cả đời và sự quan sát cách trẻ em thực sự học của bà.
Còn giáo dục truyền thống thì chỉ đơn giản dựa trên truyền thống mà thôi!
Thanh Hương
Theo toquoc
Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng là ngôi trường điển hình về tự chủ
Trường Đinh Tiên Hoàng sớm nhận thức được vai trò của Tâm lý giáo dục luôn trang bị cho giáo viên chủ nhiệm những quan điểm và phương pháp giáo dục hiện đại.
Tôi đã thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của mình về giáo dục học sinh "cá biệt" khi lần đầu tiên dự Lễ tri ân và trưởng thành học sinh khối 12 của trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng vào năm 2016.
Ở đó không chỉ có bài ca, tiếng hát mà còn có cả nước mắt của phụ huynh và học sinh nữa, đó là những giọt nước mắt biết ơn, những giọt nước mắt hạnh phúc khi con nên người.
Tôi thực sự khâm phục và ngưỡng mộ những tấm lòng cao cả, những thầy cô giáo trường Đinh Tiên Hoàng, đặc biệt là Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường đã xây dựng tầm nhìn và dành trọn vẹn niềm tin để giáo dục những trò "cá biệt" thành công dưới góc nhìn xây dựng trường học tự chủ và trách nhiệm giải trình để hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn, để xây dựng trường học vì sự tiến bộ và hạnh phúc của mọi học sinh.
Theo lời thầy Lâm kể, khi trường Đinh Tiên Hoàng thành lập vào năm 1989, Việt Nam bắt đầu thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên trong lĩnh vực giáo dục, tự chủ trường học là một khái niệm mơ hồ, vì khi đó các trường học không có quyền tự chủ, mọi quyết định, hoạt động giáo dục, nhân sự, tài chính của các trường học đều do cấp trên quyết định.
Từ năm 2003 trở lại đây, các quy định về tự chủ và trách nhiệm giải trình các trường công lập đã có nhiều bước phát triển.
Mặc dù hiện nay 100% trường trung học phổ thông được giao tự chủ (trừ các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên biệt), song trên thực tế, mức độ tự chủ của các trường phổ thông công lập hầu hết rất thấp.
Học trò Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng tham gia hoạt độngt rải nghiệm (Ảnh nhà trường cung cấp)
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của Phó giáo sư Đặng Thị Thanh Huyền - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) có thể thấy rõ sự khác biệt của tự chủ và trách nhiệm giải trình của Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng và các trường trung học phổ thông công lập nói chung.
Chia sẻ với người viết, cô Huyền nêu rõ:
Thứ nhất là tự chủ về chương trình giáo dục , thực hiện dạy học, giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh.
Theo Luật Giáo dục sửa đổi 2019, các trường học thực hiện dạy học, giáo dục học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông. Thực hiện phân hóa mạnh ở trung học phổ thông, nhà trường được chủ động lựa chọn sách giáo khoa, nội dung giáo dục phù hợp với học sinh và điều kiện nhà trường, địa phương.
Đó là câu chuyện của năm 2019. Tuy nhiên khi chưa thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), các trường phổ thông công lập ở Việt Nam đều phải thực hiện Chương trình thống nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thậm chí đa số giáo viên và các nhà trường chỉ dạy học theo sách giáo khoa.
Trong khi các trường công lập loay hoay với các thành tích, nặng về dạy chữ như bằng mọi cách phải có học sinh thi đạt giải, tỷ lệ học sinh giỏi, ...tức là các tiêu chí của một trường học được đánh giá tốt lúc bấy giờ, thì trường Đinh Tiên Hoàng đã tập trung vào các chương trình giáo dục phù hợp với các học sinh (đa số bị xếp loại học lực và đạo đức yếu kém), đó là giáo dục các giá trị sống cho học sinh và dạy học sinh cách học để tiến bộ so với chính mình.
Không giáo điều, không hô khẩu hiệu, các thầy cô giáo của trường Đinh Tiên Hoàng bắt đầu bằng cách giúp học sinh phải Thích học; rồi Biết cách học; có Thói quen học và cuối cùng Học có hiệu quả.
Bắt đầu từ giáo dục 5 thói quen tích cực: Sống tự lập, thói quen biết tự học sáng tạo; Sống có kỷ luật; Tôn trọng và bảo vệ của công, giữ vệ sinh chung; Tôn trọng bản thân và người khác; Không nói tục chửi bậy và nhiều thói quen khác... và hiện nay là "5 Tự" : Tự học sáng tạo ; Tự chủ; Tự trọng; Tự tin; và Tự chịu trách nhiệm.
Thứ hai là tự chủ về tổ chức, nhân sự để có một đội ngũ nhà giáo tâm huyết, có đủ năng lực và luôn đổi mới, sáng tạo.
Tự chủ về tổ chức, nhân sự cho đến nay vẫn là "giấc mơ trưa" của các Hiệu trưởng trường phổ thông công lập. Trường cần giáo viên Địa thì phải nhận giáo viên Văn trong khi trường đang thừa tới 4 giáo viên Văn và những ví dụ tương tự không hiếm gặp.
Trường Đinh Tiên Hoàng sớm nhận thức được vai trò của khoa học Tâm lý giáo dục luôn luôn trang bị cho giáo viên chủ nhiệm những quan điểm và phương pháp giáo dục hiện đại để họ vận dụng vào công tác giáo dục.Việc thành lập một đơn vị, tuyển dụng nhân sự không nằm trong danh mục vị trí việc làm là không thể.
Từ năm 2001, trường Đinh Tiên Hoàng đã có văn phòng Tâm lý học đường với 3 nhân viên chuyên trách, thường xuyên làm các nhiệm vụ:
Một là, nghiên cứu tâm sinh lý học sinh Đinh Tiên Hoàng để tư vấn cho giáo viên có phương pháp giáo dục phù hợp, phòng ngừa những biểu hiện tâm sinh lý không lành mạnh trong học sinh;
Hai là, tư vấn giáo dục những học sinh có cá tính, khó giáo dục;
Ba là, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn nhóm cho phù hợp từng chuyên đề giáo dục của từng lớp;
Bốn là, tư vấn hướng nghiệp cho 100% học sinh.
Kết quả tham vấn tâm lý học đường của trường trong một số năm học vừa qua cho thấy tỷ lệ học sinh bỏ học giảm mạnh; học sinh bị kỷ luật, học sinh bỏ nhà gần như không còn, học sinh tốt nghiệp phổ thông tăng mạnh, từ 38% năm học 1989-1990 (năm đầu thành lập trường) lên 79,6% năm học 2013-2014 và năm học 2017-2018 là 100%.
Trường Đinh Tiên Hoàng phải tự tuyển chọn, tự đào tạo - bồi dưỡng và đãi ngộ sao cho xứng đáng, giữ được giáo viên trong nền kinh tế thị trường.
Từng năm học, theo đặc điểm của từng học sinh, trường thường xuyên bồi dưỡng để giáo viên có được quan điểm giáo dục tiên tiến, phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục hiệu quả, phù hợp với học sinh để giáo viên được tự điều chỉnh sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Từng học kỳ, nhà trường thường xuyên lấy ý kiến học sinh, cho các em được bình chọn những giáo viên mà các em yêu thích, các giáo viên đã giúp đỡ nhiều học sinh thay đổi, tiến bộ và cả những môn các em cho là khó tiếp thu...
Thứ ba, tự chủ tài chính để có nguồn lực tốt nhất phục học dạy học, giáo dục học sinh
Mức độ tự chủ tài chính của các trường phổ thông khác nhau và chủ yếu được giao tự chủ một phần về chi thường xuyên (trừ các trường Phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên biệt không được tự chủ). Hầu hết nguồn thu chủ yếu của các trường là từ ngân sách nhà nước cấp.
Thực tế, quyền tự chủ của các trường còn thấp, các trường chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước từ phân bổ tài chính, chỉ tiêu tuyển sinh, tuyển dụng nhân sự, mức lương, nguồn thu (phải tuân thủ theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh) ...Các trường chỉ có thể tự chủ một phần kinh phí sau khi tiết kiệm các khoản chi thường xuyên.
Cũng chính có quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính mà trường trả lương cho giáo viên theo năng lực và cống hiến vào các hoạt động của nhà trường, đây là một động lực quan trọng để hấp dẫn giáo viên.Trường Đinh Tiên Hoàng là trường tư thục nên tự chủ hoàn toàn về nguồn thu, các khoản chi của nhà trường theo quy định của pháp luật, không được ngân sách nhà nước cấp.
Cũng do được tự chủ tài chính nên trường mới thực hiện được các chương trình giáo dục theo đặc trưng riêng, tuyển dụng giáo viên, thành lập và vận hành Trung tâm Tư vấn học đường mà cho đến hiện nay rất ít trường phổ thông có được (kể cả các trường tư thục).
Trách nhiệm giải trình của nhà trường
Các nhà trường đều thực hiện ba công khai theo quy định theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đó là công khai về chất lượng giáo dục, điều kiện giáo dục, công khai về tài chính.
Tuy nhiên trên thực tế việc công khai nhiều khi mang tính hình thức, chưa thực đúng nghĩa trách nhiệm giải trình.
Do vậy có nhiều sai phạm của các trường về quản lý tài chính, quản lý nhân sự, công khai, ... qua các cuộc thanh tra, kiểm tra các trường của các cơ quan quản lý.
Mặt khác ở các trường phổ thông công lập nói chung, do Hội đồng trường không tồn tại hoặc mang tính hình thức nên có thể nói trách nhiệm giải trình là khâu yếu nhất trong thực hiện tự chủ trường học tại Việt Nam.
Trong khi đó, ở trường Đinh Tiên Hoàng, Hội đồng trường hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả theo đúng nghĩa.
Hội đồng trường tập hợp những nhà giáo, các thành viên nhà trường, đại diện cha mẹ học sinh, cộng đồng để xác định hướng đi, giám sát việc thiện kế hoạch chiến lược và các chương trình hành động của nhà trường.
Có thể hiểu việc thực hiện trách nhiệm giải trình đã đi vào thực tế của trường Đinh Tiên Hoàng rất sớm, thể hiện ở những nội dung như:
Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính và các văn bản về quy trình, quy định quản lý nội bộ trong các lĩnh vực hoạt động tự chủ về hoạt động giáo dục, tổ chức bộ máy, nhân sự của nhà trường.
Chịu trách nhiệm thuyết minh, giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra nhà trường.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các quyết định thực hiện quyền tự chủ về hoạt động giáo dục, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính của đơn vị; tổ chức, thực hiện quản lý, sử dụng viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức; cam kết và chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng giáo dục theo các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định.
Thực hiện 3 công khai với các thành viên, phụ huynh (về chất lượng giáo dục, điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục và tài chính).
Chúng tôi hoàn toàn có niềm tin rằng triết lý giáo dục của nhà trường sẽ phát triển với sứ mệnh giáo dục nhân văn, mở rộng cánh cửa đón nhận những học sinh gặp khó khăn và từng bị gọi là "cá biệt", giúp các em nên người.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Trẻ em Nhật mới học lớp 1 đã tự làm những việc mà rất nhiều cha mẹ không dám cho con làm Phương pháp giáo dục đặc biệt của người Nhật đã khiến những đứa trẻ trở nên độc lập ngay từ khi còn rất nhỏ. Cha mẹ Nhật có thể để con tự đến trường và tự bắt xe buýt đi học. Ở Nhật, trẻ em từ lúc 3 tuổi đã tự đi xe buýt đến trường mẫu giáo. Đến 5 hoặc 6 tuổi,...