10 dấu hiệu lạ của cơ thể cần phải đi khám ngay lập tức
Nhiều người thường không quan tâm lắm đến các biểu hiện của cơ thể như môi nứt nẻ, mặt mọc mụn, nước tiểu màu vàng đậm, khó ngủ hoặc ngủ đủ giấc mà vẫn thấy uể oải… Song đó thực chất là các dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đã mắc bệnh.
Môi bị khô, nứt
Thường thì bạn hay cho rằng thời tiết hanh khô là nguyên nhân khiến bạn bị khô, nứt môi do cơ thể bị thiếu nước.
Điều này cũng đúng nhưng chưa đủ. trên thực tế, khô môi, môi nứt nẻ cũng có thể là một biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin B12.
Thiếu vitamin B dẫn đến môi khô nẻ
Cơ thể bị thiếu vitamin B có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh thiếu máu, chất lượng máu giảm, mệt mỏi, thay đổi tâm lý, thiếu máu và các ảnh hưởng về thần kinh…
Các chuyên gia sức khỏe Mỹ cho biết: Dường như tất cả các trường hợp thiếu vitamin B12 đều liên quan chặt chẽ và có tác động qua lại đến chức năng nhận thức, điều đó có nghĩa, khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12 thì kích thước bộ não sẽ bé đi, và kết quả nhận thức ở người đó cũng sụt giảm.
Bạn có thể bổ sung vitamin B12 từ các thực phẩm như nghêu, gan bò, cá hồi, cá ngừ…
Bạn bị lùn đi
Điều này nghe có vẻ lạ nhưng đó có thể là dấu hiệu của bệnh loãng xương.
Khi bị loãng xương, các đốt sống có xu hướng bị lún, xẹp hoặc bị gãy, lún… nên chiều cao có thể giảm đi một chút.
Ngoài ra, loãng xương còn là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ dễ bị gãy xương, cong cột sống, đau như thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do các rễ thần kinh liên sườn bị kích thích.
Nếu thấy có dấu hiệu này, bạn nên đi khám sớm để biết cách bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất phù hợp.
Bạn cũng cần chú ý chế độ ăn uống giàu canxi để phòng ngừa loãng xương như tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.
Nước tiểu có màu vàng sậm
Màu sắc của nước tiểu cũng là một dấu hiệu để đánh giá sức khỏe của bạn.
Bình thường, khi bạn khỏe mạnh, nước tiểu sẽ có màu trắng trong hoặc vàng nhạt, không mùi.
Còn trong trường hợp nước tiểu của bạn có màu vàng sậm thì tức là bạn đang có vấn đề với thận, chất thải độc không được “xử lý” tốt.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng có thể là do vi khuẩn, virus xâm nhập và gây tổn thương ở đường tiết niệu, gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh có thể có cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu.
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước và đi khám, làm các xét nghiệm liên quan đến thận và tiết niệu để được bác sĩ điều trị hiệu quả, nhanh chóng.
Ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi
Nếu bạn đã ngủ đủ giấc mà vẫn cảm thấy mệt mỏi khi tỉnh dậy thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp.
Tuyến giáp là cơ quan ổn định nhiệt và quyết định nhiệt độ, tốc độ của quá trình trao đổi chất.
Nếu vì lý do nào đó, chức năng tuyến giáp bị suy giảm thì tất cả các tế bào trong cơ thể sẽ không còn hoạt động hiệu quả như nó vốn có.
Đó là do tuyến thượng thận của bạn đang bị kiệt sức, không thể tái tạo năng lượng.
Kết quả là, cơ thể bạn phải sử dụng hết tất cả năng lượng sẵn có mà không được tái tạo kịp thời.
Từ đó, cơ thể bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi cho dù bạn không thiếu ngủ và ăn uống đầy đủ.
Ngoài ra, sự suy giảm chức năng tuyến giáp có thể kéo theo hậu quả là các cơ quan trong cơ thể không thực hiện tốt chức năng của chúng làm cho việc thải độcra ngoài cơ thể không hiệu quả.
Vì vậy, hãy kiểm tra tuyến giáp của bạn để biết chính xác nguyên nhân và có phương hướng điều trị thích hợp.
Khó ngủ
Mệt mỏi, căng thẳng hoặc lo âu sẽ khiến bạn dễ bị mất ngủ. Nếu tần suất mất ngủ của bạn tăng lên thì đó là dấu hiệu xấu cho sức khỏe của bạn. Bởi thiếu ngủ sẽ dễ mệt mỏi, uể oải, và hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả, từ đó khiến cơ thể bạn dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh hơn.
Hoặc đôi khi bạn ngủ đủ giấc nhưng vẫn thấy mệt thì đó có thể là biểu hiện tuyến giáp đang có vấn đề. Cách tốt nhất lúc này là bạn nên đi khám sớm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Thường xuyên lo lắng
Nếu bạn thường xuyên thấy lo lắng về điều này, điều kia thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng hãy cố tìm ra nguyên nhân và đi khám bác sĩ nếu bạn không tìm thấy lời giải thích hợp lý. Việc lo lắng có thể là do mất cân bằng hormon, khối u tuyến thượng thận, cường giáp…
Giảm cân đột ngột
Trong khi phần lớn chúng ta đang tìm cách để giảm đi vài kg thì việc giảm cân không rõ lý do lại là dấu hiệu không tốt. Điều quan trọng là hãy kiểm soát cân nặng của bạn và khám bác sĩ nếu bạn không giải thích được về sự giảm cân đột ngột của mình. Đó có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nào đó trong cơ thể bạn.
Giảm cân đột ngột cũng không phải là dấu hiệu đáng mừng
Bất thường trên móng (tay, chân)
Nếu thấy có những lằn gợn trên móng tay, nhất là khi đánh bóng móng những gợn này càng thấy rõ thì có thể nghĩ đến khả năng bị nhiễm trùng. Móng tay lồi lõm cũng có thể là do rối loạn thận, thiếu sắt hoặc một xu hướng bị viêm khớp. Trên móng xuất hiện những vết dọc, ngang là biểu hiện của tình trạng thiếu các vitamin hoặc căng thẳng thần kinh.
Hôi miệng
Nếu không phải do tình trạng vệ sinh răng miệng kém thì bạn cần phải kiểm tra tỉ lệ đường trong máu (bệnh đái tháo đường); kiểm tra gan, thận hoặc kiểm tra chứng viêm phế quản mãn.
Nhu động ruột yếu
Nhu động ruột khỏe mạnh là dấu hiệu của một cơ thể khỏe mạnh. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị táo bón nghĩa là cơ thể bạn đang bị ảnh hưởng bởi các độc tố tích tụ. Đừng xem nhẹ biểu hiện này và hãy tới khám bác sĩ. Bạn cần có nhu động ruột khỏe mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh.
Theo Megafun
6 điều nên làm nếu bạn không muốn bị nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp, áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết... Vì vậy phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu là rất quan trọng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc nhiễm trùng tiểu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo hoặc bàng quang làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan này.
Nhiễm trùng tiểu thường được điều trị bằng kháng sinh và có thể thường xuyên tái phát. Mặc dù bệnh có thể gặp ở cả 2 giới nhưng chị em phụ nữ có nguy cơ cao hơn cả.
Có lối sống lành mạnh, thực hành vệ sinh tốt và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể... là những cách giúp bạn bảo vệ mình khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu.
1. Tắm vòi hoa sen không tắm bồn
Đặc biệt đối với phụ nữ, tắm vòi hoa sen sẽ giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu so với tắm bồn. Nếu tắm bồn, các vi khuẩn và chất bẩn trong nước sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua âm đạo, lỗ tiểu...
Ảnh minh họa
2. Chọn đồ lót "chuẩn"
Có thể bạn không tin nhưng đồ lót có tác động rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Đồ lót bằng lụa hoặc polyester không thoáng khí nên làm cho "vùng kín" thường bị bí, ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Quần lót bông thường thoáng hơn, cho phép không khí lưu thông tốt và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển nên giảm được nguy cơ viêm nhiễm .
Mặc quần lót quá chật cũng có thể khiến "vùng kín" ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, lan vào bàng quang, gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ảnh minh họa
3. Đi tiểu thường xuyên
Nhịn tiểu lâu sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn sinh sôi trong niệu đạo, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, bạn cần đi tiểu thường xuyên để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày để làm sạch các vi khuẩn ở đường tiết niệu.
Đặc biệt, nếu thấy nước tiểu có màu vàng sậm, bạn càng cần uống nhiều nước hơn vì nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu lúc này tăng lên.
Ảnh minh họa
4. Vận động nhiều
Ngồi quá lâu, đặc biệt với tư thế vắt chân sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn sinh sản ở đường tiết niệu. Vì vậy, bạn nên thường xuyên đứng lên đi lại hàng ngày.
Nếu bạn làm công việc văn phòng, phải ngồi cả ngày thì cũng cần tranh thủ giờ nghỉ giải lao để đi lại.
Ảnh minh họa
5. Uống nước ép của quả nam việt quất
Nhiều nghiên cứu cho thấy thường xuyên uống nước ép nam việt quất sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng tiểu thường gây ra bởi vi khuẩn E. coli và nước trái cây nam việt quất có chứa proanthocyanidins ,có thể ngăn chặn vi khuẩn này bám vào bàng quang và niệu đạo.
Tuy nhiên, loại nước ép này chỉ có tác dụng phòng bệnh chứ không được coi là có tác dụng chữa bệnh khi bệnh đã phát triển.
Ảnh minh họa
6. Tránh kích thích bàng quang
Một số thực phẩm và đồ uống có thể đặt bạn vào nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu, đó là các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang, ví dụ như rượu, cà phê.
Rượu và cà phê có thể làm cho cơ thể bị mất nước nếu được tiêu thụ quá nhiều. Khi cơ thể bị thiếu nước, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tăng lên.
Ảnh minh họa
Một số lưu ý trong vệ sinh "vùng kín" giúp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu:
- Vệ sinh từ trước ra sau: Sau khi đi tiêu hoặc đi tiểu, hãy vệ sinh từ trước ra sau. Cách này sẽ ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập lên niệu đạo và gây nhiễm trùng.
- Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục là hoạt động khiến bạn dễ đưa vi khuẩn vào sâu bên trong cơ thể nhất, nhất là vào trong âm đạo, niệu đạo. Vì vậy, hãy vệ sinh trước và sau khi "quan hệ" để giảm thiểu lượng vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể.
Ngoài ra, bạn và cả "đối tác" của bạn cũng nên rửa sạch tay trước khi "quan hệ" để tránh lây lan vi khuẩn.
Theo Trí Thức Trẻ
Lý do bạn gái đau khi quan hệ Nhiều bạn gái băn khoăn tại sao khi yêu "cô bé" lại đau hoặc đau dữ dội. Nguyên nhân căn bản và biện pháp khắc phục dưới đây: Âm đạo hẹp Về căn bản những lần quan hệ đầu tiên sẽ dễ bị đau do "cô bé" còn quá hẹp. Trong trường hợp này "cậu nhỏ" - dù với kích cỡ hoàn toàn...