10 đại học đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới
Bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới QS công bố danh sách 10 trường đào tạo ngành Y hàng đầu dựa trên tiêu chí chất lượng học thuật, danh tiếng giảng viên và nghiên cứu.
Trường Y thuộc Đại học Harvard, Mỹ, đứng đầu bảng xếp hạng. Trường được trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhằm thực hiện sứ mệnh giáo dục, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe. Khoảng 2.900 giảng viên và gần 5.000 người hướng dẫn sinh viên. Ảnh: Harvard.edu.
Đại học Oxford, Anh, đứng thứ hai trong danh sách. Trường đào tạo ngành Y từ thế kỷ 13. Hiện tại, Oxford có hai chương trình chính là Cử nhân Y khoa và Giải phẫu học. Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại, trường nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách mở các lớp học quy mô nhỏ. Một lớp học thậm chí chỉ có giảng viên hướng dẫn hai sinh viên. Chương trình được thiết kế phù hợp trình độ và hứng thú của sinh viên. Ảnh: Telegraph.
Đứng thứ ba trong danh sách là trường Y thuộc Đại học Cambridge, Anh. Trường có các bệnh viện trực thuộc, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, phòng khám. Khuôn viên Y sinh Cambridge là trung tâm nghiên cứu y khoa và khoa học sức khỏe lớn nhất châu Âu. Ảnh: Educatingmed.
Trường Y thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ, xếp thứ tư. Bên cạnh khu giảng dạy chính là Bệnh viện Johns Hopkins, sinh viên còn được học tập, thực hành tay nghề tại các bệnh viện trực thuộc và trung tâm y tế khác. Ảnh: Doctors.practo.
Video đang HOT
Đại học Stanford, Mỹ, là một trong những trường hàng đầu thế giới. Ngành Y của trường cũng được đánh giá cao, đứng thứ năm trên bảng xếp hạng của QS. Bên cạnh đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trường còn đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện để sinh viên thực hành, rèn luyện tay nghề. Ảnh: Stanford.edu.
Trường Y thuộc Đại học Stanford ở thành phố San Francisco, Mỹ, đứng thứ sáu. Bệnh viện được xây dựng ngay trong khuôn viên trường. Đây là nơi học tập, thực hành và nghiên cứu của sinh viên. Ảnh: Inetours.
Vị trí tiếp theo là trường Y David Geffen thuộc Đại học California ở thành phố Los Angeles, Mỹ. Ngoài giờ học trên giảng đường, sinh viên được thực hành tại Bệnh viên Nhi Mattel, Trung tâm y tế Ronald Reagan. Ảnh: Doctors.prado.
Trường Y thuộc Đại học Yale, Mỹ, đứng thứ tám. Được thành lập năm 1813, cơ sở giảng dạy chính của trường là Bệnh viện Yale – New Haven. Ngoài ra, Yale còn sở hữu thư viện Y học Harvey Cushing/John Hay Whitney, một trong những thư viện y học hiện đại lớn nhất thế giới. Ảnh: Yale.edu.
Đại học Y Karolinska, Thụy Điển, xếp thứ chín. Đây cũng là một trong những trường Y lâu đời nhất tại nước này. Trường có khoảng 50 giáo sư và chiếm 40% số lượng các công trình nghiên cứu y học ở Thụy Điển. Ảnh: Mastersportal.
Đứng thứ 10 trong danh sách là Đại học College London, Anh. Trường mở cửa từ năm 1834. Hoạt động giảng dạy tại đây chủ yếu được tiến hành ở bệnh viện Đại học College, Bệnh viện Hoàng gia, Bệnh viện Whittington cùng một số bệnh viện liên kết khác. Ảnh: Wikipedia.
Theo Zing
Nam sinh tự chế đồng hồ đòi bồi thường 15 triệu USD
Luật sư của Ahmed cho biết, việc nam sinh này bị bắt vì mang đồng hồ tự chế đến lớp đã ảnh hưởng đến tâm lý của cậu và yêu cầu trường, chính quyền bồi thường 15 triệu USD.
Ngày 23/11, Kelly Hollingsworth, luật sư của nam sinh người Hồi giáo bị bắt vì mang đồng hồ tự chế đến lớp, cho biết, sẽ yêu cầu trường Trung học MacArthur và chính quyền thành phố Irving bồi thường 15 triệu USD, theo Reuters.
Hồi tháng 9, Ahmed Mohamed, 14 tuổi, nổi tiếng sau một đêm sau khi chị gái đăng bức ảnh cậu mặc áo phông in biểu tượng của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bị cảnh sát còng tay, dẫn khỏi lớp học.
Ahmed Mohamed nổi tiếng sau vụ bắt giữ vì mang đồng hồ tự chế đến lớp. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tham gia vào làn sóng ủng hộ Ahmed Mohamed. Ông còn mời nam sinh này mang đồng hồ tự chế tới Nhà Trắng. Cậu cũng nhận rất nhiều lời mời từ công ty công nghệ hàng đầu như Google, Facebook.
Tuy nhiên, Kelly Hollingsworth cho biết, vụ bắt giữ gây ra tổn thương tâm lý nghiêm trọng đối với thiếu niên 14 tuổi. Đây là lý do gia đình Ahmed đòi bồi thường.
Luật sư khẳng định, trường học, cảnh sát, các quan chức thành phố đã vi phạm quyền công dân vì bắt, giam giữ trái phép và sau đó phớt lờ vụ việc khi truyền thông và cộng đồng vào cuộc, AFP cho hay.
"Rõ ràng, Ahmed bị phân biệt đối xử vì chủng tộc, nguồn gốc dân tộc và tôn giáo", Kelly Hollingsworth viết trong bức thư gửi trường MacArthur và chính quyền thành phố Irving.
Thư cũng nhắc đến việc Thị trưởng Beth Van Duyne vẫn gọi chiếc đồng hồ là bom giả trong chương trình truyền hình Glenn Beck, trong khi MC và các khách mời khác cho rằng, vụ việc của Ahmed Mohamed thúc đẩy quá trình "văn minh hóa thánh chiến".
Trên thực tế, gia đình cậu liên tục nhận email đe dọa và buộc phải chuyển nhà khi địa chỉ của họ bị công khai.
Tháng 10 vừa qua, họ quyết định chuyển đến Doha, Qatar. Cậu sẽ tham gia Chương trình Nhà phát kiến trẻ thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Phát triển Cộng đồng Qatar.
Kelly Hollingsworth cho biết, gia đình nam sinh sẽ yêu cầu trường bồi thường 5 triệu USD và chính quyền bồi thường 10 triệu USD. Nếu không nhận được phản hồi thỏa đáng trong vòng 60 ngày, họ sẽ kiện lên tòa án dân sự.
Ban lãnh đạo trường cho biết, họ đã nhận thư và sẽ giải quyết thích hợp. Chính quyền thành phố chưa bình luận về vụ kiện.
Theo Zing
Người từng giả nam đi học và xây trường cho nữ sinh Dưới thời Taliban, một bé gái giả nam đi học ở trường bí mật. Hiện tại, cô tiếp tục chấp nhận nguy hiểm nhằm tạo cơ hội học tập cho các bé gái Afghanistan. Trong thời kỳ Taliban chiếm đóng Afghanistan và cấm các bé gái đi học, Shabana Basij-Rasikh, lúc đó mới 6 tuổi, bắt đầu ăn mặc như một cậu bé...