10 công thức pha chế mật ong giúp bạn “đánh bay” mọi bệnh tật, khỏe hơn mỗi ngày
Chỉ cần pha những loại đồ uống này mỗi ngày thì chắc chắn sức khỏe của bạn sẽ ngày một tốt hơn, trị được bách bệnh.
Mật ong được coi là món quà của tạo hoá với vô vàn công hiệu hữu dụng. Một số loại thực phẩm khi kết hợp với mật ong có thể tạo ra những công thức tăng cường sức khoẻ đáng kể. Hãy cùng tham khảo 10 công thức với mật ong vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Cách làm:
Ngay khi thức dậy, bạn hãy đổ mật ong và chanh vào một cốc nước ấm. Nguấy đều và uống khi dạ dày còn rỗng.
Công dụng:
Hỗn hợp mật ong chanh có hiệu quả điều trị ho khan, cảm lạnh và đau họng. Nó cũng giúp làm sạch gan, giải độc cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Uống hỗn hợp này mỗi sáng sẽ cung cấp cho cơ thể bạn các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
2. Mật ong và hạt tiêu
Cách làm:
Đổ 1 muỗng cà phê tiêu đen đã xay và 2 muỗng canh mật ong vào cốc. Đồ đầy nước sôi và ngâm hỗn hợp, đậy kín trong 15 phút. Lọc trước khi thưởng thức.
Công dụng:
Mật ong và tiêu là hỗn hợp thải độc và thanh lọc cơ thể hoàn hảo. Nó giúp đẩy các chất độc ra ngoài và còn giữ sạch cho làn da. Sự kết hợp này còn chữa hơi thở hôi và giảm chứng tức ngực.
3. Mật ong và nghệ
Cách làm:
Video đang HOT
Đổ bột nghệ vào mật ong và trộn đều đến khi hỗn hợp mịn. Sau đó cho hỗn hợp vào bình kín và để vào tủ lạnh dùng dần.
Có thể trộn một thìa cà phê hỗn hợp mật ong nghệ với một cốc nước ấm. Hoặc phết lên bánh mì nướng. Hay thêm một hoặc hai muỗng cà phê mật ong nghệ vào nước hoa quả ép hay sinh tố.
Công dụng:
Uống vào buổi sáng có thể giúp cơ thể kháng khuẩn, kháng nấm và giảm viêm.
4. Mật ong và tỏi
Cách làm:
Cho tỏi vào bình và phủ mật ong lên trên. Vặn chặt nắp bình và để 3-5 ngày. Sau đó, giữ bình trong tủ lạnh để dùng lâu dài.
Nếu bạn bắt đầu thấy triệu chứng cúm hay cảm lạnh, hãy ăn một thìa cà phê mật ong với tỏi này.
Công dụng:
Hỗn hợp giúp điều trị trào ngược dạ dày, giảm đau họng và tăng cường hệ miễn dịch.
Cách làm:
Đun sôi nước và thả gừng đã thái mỏng vào. Đậy vung để nước sôi và đun lửa nhỏ khoảng 10 phút. Lọc nước để loại bỏ những lát gừng. Cho 1-2 muỗng canh mật ong tươi vào và thưởng thức.
Công dụng:
Hỗn hợp gừng mật ong có thể làm giảm chứng đau cơ, cải thiện tiêu hoá, giảm buồn nôn, đau bụng kinh và điều trị đau nửa đầu.
6. Mật ong và giấm
Cách làm:
Trộn 1-2 muỗng cà phê giấm táo với 1 muỗng cà phê mật ong vào nửa cốc nước. Uống trước khi ăn hoặc vào buổi sáng.
Công dụng:
Giấm và mật ong có khả năng điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh thông thường, xoang và đau họng. Nó cũng ngăn ngừa bị chuột rút.
7. Mật ong và sữa
Cách làm:
Làm ấm sữa với nhiệt độ thấp, không đun sôi. Đổ sữa vào cốc. Khuấy một thìa mật ong nguyên chất vào dùng cùng sữa.
Công dụng:
Mật ong và sữa là thức uống hoàn hảo cho những người mắc chứng mất ngủ.
Theo Thảo Phương
Dịch từ Indiaspot
Khám Phá
Khi nào thì mật ong biến thành chất độc?
Mật ong rừng nếu cất giữ quá lâu có thể biến thành "độc dược" trong gia đình.
Có lẽ trong hầu hết các gia đình người Việt, mật ong đã trở thành một thứ vô cùng quen thuộc đặc biệt là mật ong rừng. Với nhiều công dụng từ chữa bệnh, làm đẹp cho tới nấu ăn nên mật ong trở thành một thứ không thể thiếu trong mọi nhà.
Trong mật ong có chứa các vitamin nhóm B như B9, B12 và sắt, đồng nên có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu; tạo môi trường tốt cho các vi khuẩn có lợi trong đại tràng nên chống được tình trạng táo bón.
Ngoài ra, mật ong còn cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ bắp, chứa nhiều chất chống lão hóa.
Tuy có nhiều công dụng nhưng có một sai lầm mà ai cũng mắc phải đó là cho rằng mật ong rừng có thể để mãi mà không hỏng, thậm chí để càng lâu càng tốt. Thực tế, bất cứ thứ gì cũng có hạn sử dụng của nó, mật ong cũng vậy, và hạn dùng phổ biến nhất được khuyến cáo cho người tiêu dùng là 2 năm. Vì theo thời gian, mật ong sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí gây hại.
Trong mật ong rừng có chất độc gọi là Hydroxy Methyl Furfurol (HMF), thử độ độc hại của HMF trên động vật thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư...
Chất HMF này khi bảo quản mật ong rừng ở nhiệt độ càng cao thì sinh ra càng nhiều. Mật ong mới thu hoạch HMF là 1-5mg/kg, sau 100 - 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30-35 độ C thì HMF tăng thêm 200-300mg/kg.
Lưu ý rằng trong tiêu chuẩn nhập khẩu mật ong vào các nước châu Âu và Hoa Kỳ thì hàm lượng HMF chỉ là 40-80mg/kg (tùy theo mật ong được sản xuất theo điều kiện của các nước châu Âu hay mật ong tại các nước nhiệt đới).
Vì thế mật ong nếu để càng lâu trong môi trường khí hậu nóng ẩm vào mùa hè như ở Việt Nam sẽ càng sản sinh thêm nhiều chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách nhận biết mật ong không thể dùng được.
- Màu sắc: mật ong bình thường có màu vàng, để càng lâu màu càng chuyển sậm về đen, khi thấy mật chuyển màu thì nên bỏ đi.
- Mùi hương: mật ong để lâu sẽ không còn hương thơm ngọt đặc trưng nữa mà có vị đắng hoặc cay, khi ngửi cảm thấy vô cùng khó chịu.
- Mùi vị: mật ong bình thường có vị ngọt xen lẫn chút chua, trong đó vị ngọt là chủ yếu. Càng để lâu, vị ngọt càng giảm và vị chua tăng lên, một số trường hợp mật có thêm vị cay do lên men. Khi độ chua còn chấp nhận được thì việc pha mật ong để uống tuy không còn được khuyến khích nhưng vẫn có thể sử dụng cho các món ăn; nhưng lâu hơn nữa, khi mật đã lên men, thấy trên bề mặt có bọt trắng, ngửi có mùi cay của rượu thì không nên dùng nữa.
Bạn nên lưu ý cách bảo quản mật ong cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của mật mà bạn đang sử dụng. Nên bảo quản mật ong trong những chiếc lọ đậy kín, để ở chỗ tối và mát, tránh để lẫn nước vào nếu không muốn mật chóng bị lên men.
Theo Dương Dương
Dịch từ BeeTime
Khám Phá
10 lợi ích tuyệt vời khi uống sữa với mật ong mỗi ngày Dưới đây là 10 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của việc uống sữa và mật ong mỗi ngày, theo Boldsky. Shutterstock Tăng sức chịu đựng Không có gì tốt hơn là một ly sữa và mật ong để bắt đầu ngày mới. Các carbohydrate trong mật ong sẽ giúp bạn tăng cường năng lượng tức thời. Protein trong sữa sẽ tạo...