10 câu phụ huynh nên hỏi trẻ để rèn kỹ năng giao tiếp
“Nếu có thể trở thành bất kỳ nhân vật nào trong một cuốn sách, con sẽ chọn ai? Tại sao?”. Câu hỏi này giúp kích thích tư duy của trẻ.
Lần cuối con bạn thao thao bất tuyệt về công trình xây dựng bằng Lego là khi nào? Bạn có thường được con chia sẻ không ngần ngại về những điều chúng thực sự quan tâm?
Sự cởi mở trong giao tiếp có thể được rèn luyện từ những ngày còn rất bé, từ những gợi ý tinh tế của bố mẹ. Trang Motherly chia sẻ ba bí quyết khi mở đầu cuộc hội thoại với trẻ.
1. Nhận thức về sự non nớt của trẻ
Không giống người lớn, trẻ chưa thuần thục về nghệ thuật giao tiếp mà mới ở giai đoạn đầu. Tùy thuộc vào độ tuổi, mỗi đứa trẻ có trình độ kỹ năng khác nhau. Ngay cả khi đã ở tuổi thanh thiếu niên, chúng vẫn đang tinh chỉnh và luyện tập để hoàn thiện.
Do đó, mỗi khi nghe trẻ nói một câu ngắc ngứ hay không biết cách xử lý cuộc hội thoại, bạn hãy xem đó là cơ hội để giúp trẻ thực hành giao tiếp.
2. Thể hiện sự tò mò
Khi bạn đặt câu hỏi và trẻ trả lời chỉ với một từ cụt ngủn, mẹo nhỏ là hãy tỏ ra tò mò để khích lệ trẻ nói thêm.
Ảnh: Rachel Maucieri
Nếu trẻ mô tả bộ phim vừa xem bằng một tính từ, bạn nên tìm cách mở rộng thông tin bằng câu hỏi: “Tại sao lại chán?”, “Cảnh thú vị nhất trong phim là gì?”, “Con đoán là nhân vật chính nghĩ gì khi bị sa bẫy kẻ thù?”.
Do sở hữu kho từ vựng và kinh nghiệm phong phú, người lớn dễ dàng thuật lại các sự kiện và cảm xúc. Trong khi đó, trẻ đang trong quá trình tích lũy nên rất cần được bố mẹ giúp đỡ. Thông qua các câu hỏi cụ thể, phụ huynh sẽ góp phần vẽ nên bức tranh sống động hơn trong đầu trẻ.
3. Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng chủ đề quen thuộc
Những chủ đề yêu thích của trẻ là điểm khởi đầu tuyệt vời nhất trong một cuộc hội thoại. Trẻ rất háo hức kể cho bố mẹ mọi điều chúng biết về chủ đề này, có thể là trò chơi video, bộ truyện tranh hay kiến thức về loài khủng long.
Dưới đây là 10 câu hỏi giúp đoạn hội thoại giữa bố mẹ và trẻ có chiều sâu hơn. Bạn có thể sử dụng chúng khi đang lái xe, xếp hàng hay ăn bữa tối cùng con.
1. Việc mà cả nhà chúng ta làm rất giỏi là gì nhỉ?
2. Con mong chờ điều gì về…?
3. Chuyện vui nhất (kỳ lạ nhất, buồn chán nhất…) mà con bắt gặp trong ngày hôm nay là gì?
4. Con muốn có siêu năng lực nào nhất? Thế còn siêu năng lực nào con không muốn có nhất?
5. Nếu có thể trở thành bất kỳ nhân vật nào trong một cuốn sách, con sẽ chọn ai? Tại sao?
6. Con thích thời điểm nào nhất trong ngày và mùa nào nhất trong năm?
Video đang HOT
7. Con hãy kể một kỷ niệm đẹp nhất trong dịp sinh nhật (hoặc các ngày lễ khác).
8. Nếu con có thể giải quyết một vấn đề của thế giới, đó sẽ là gì?
9. Nếu có thể, con muốn lặp lại phần nào của ngày hôm nay nhất? Còn phần nào con muốn thay đổi?
10. Con nghĩ giờ này ông/bà đang làm gì?
Bạn hãy tiếp tục lắng nghe và phản hồi về những mẩu chuyện nhỏ mà con kể, nhờ đó chúng sẽ tin tưởng lựa chọn bố mẹ để chia sẻ chủ đề phức tạp về sau.
Thùy Linh
Theo VNE
Học tiếng Anh - 50 "chiêu thức" học từ vựng
"Biển" từ vựng ngoại ngữ khiến nhiều người học loay hoay không biết học như nào, học từ đâu. Rất nhiều học sinh cảm thấy nản trong quá trình giao tiếp bởi vốn từ vựng nghèo nàn, không biết diễn tả ý mình ra sao và cũng không hiểu người khác đang nói cái gì.
Khảo sát của Elight Learning English đưa ra một bất ngờ khi trên 40% học sinh mất gốc đang gặp nhiều khó khăn nhất với học từ vựng. Theo như học sinh chia sẻ, từ vựng có vô vàn các từ, không giống ngữ pháp có 12 thì hay ngữ âm có 44 âm.
Nỗi lòng của học sinh học từ vựng gian khổ đã được thấu hiểu, và các giải pháp để giúp các bạn học từ hiệu quả hơn đã được Mark Krzanowski - 1 chuyên gia về ngôn ngữ với kinh nghiệm 30 năm giảng dạy tại nhiều trường Đại học trên thế giới - chia sẻ trong sự kiện lớn nhất ở Hà Nội về học từ vựng.
Nhiều học sinh không biết cách học từ vựng và gặp khó khăn vì thiếu vốn từ khi học tiếng Anh
Cùng tham khảo 50 cách học từ vựng mà Mark Krzanowski chia sẻ với học sinh, sinh viên Việt Nam khi học tiếng Anh. 50 cách này còn phù hợp với hầu hết với người học ở các trình độ, từ cơ bản đến nâng cao.
1. Đọc nhiều - nghe nhiều: Đọc và nghe là 2 kỹ năng thu nạp, nếu chúng ta muốn học từ thì tất nhiên là nên đọc nhiều để thu nạp thêm từ mới, cả về mặt chữ và cách đọc từ rồi
2. Kiểm tra tiến độ học từ liên tục với điện thoại hay sách vở
3. Có "Từ Của Ngày" bằng cách sử dụng lịch, ứng dụng điện thoại hay website. Với "
4. Có "1 bức tường" từ mới ở nhà! Đây chính là mẹo kinh điển dùng giấy note để ghi từ mới và dán lên tường.
5. Chơi game! Các game về từ vựng như giải ô chữ, chơi nối từ, chơi game thách đầu từ vựng trên Elight Memo (1 ứng dụng của Elight)
6. Luôn có từ điển bên cạnh. Cái này là để bạn có thể tra cứu từ mới khi bạn nhìn thấy hay nghe thấy nhé
7. Luyện tập! Khi đã biết nghĩa của từ rồi thì đừng dừng lại mà hãy luyện tập để sử dụng từ đó trong hội thoại của bạn
8. Bắt đầu viết blog hoặc nhật kí. Viết blog thì không hề dễ dàng chút nào cả, tuy nhiên nếu bạn bắt đầu viết blog với 1 lý do, như là blog bằng tiếng Anh để học tiếng Anh chẳng thì chắc chắc việc này sẽ mang lại cho bạn 1 lượng từ vựng kha khá
9. Dịch từ theo cách riêng và ngôn ngữ riêng của bạn! Khi bạn hiểu nghĩa từ rồi thì hãy cố gắng dịch nghĩa từ đó theo cách riêng của bạn, khi đó bạn sẽ nhớ từ nhanh hơn và nhớ được lâu hơn nữa.
10. Khám phá thêm về cả văn hoá của Anh/ Mỹ. Khi học thì nếu bạn mà hiểu và yêu quý văn hoá những đất nước nói tiếng Anh thì khi đó bạn cũng sẽ dần yêu của ngôn ngữ đó. Việc này chắc chắn giúp việc học tốt hơn
11. Thử các câu trắc nghiệm về từ vựng. Làm bài kiểm tra về từ vựng sẽ giúp bạn xem mình có đang tiến bộ không đó.
12. Đọc báo chí, tin tức bằng tiếng Anh để xem thực tế từ được dùng trong ngữ cảnh thực tế sẽ như thế nào
13. Có 1 người bạn cùng học và luyện tập liên tục cùng bạn ấy
14. Viết các từ mới xuống. Viết xuống các thông tin bao giờ cũng làm chúng ta nhớ lâu hơn là không viết
15. Sử dụng hình ảnh để học từ mới. Hình ảnh kích thích não bộ và giúp tớ ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn
16. Học cùng nhóm mà đang học tiếng Anh. Khi có chung mục tiêu là học tiếng Anh thì chúng ta sẽ cảm thấy có động lực hơn, chưa kể là mọi người có thể dạy ta nhiều từ mới mà ta chưa biết
17. Đừng sợ hãi! Ngược lại hãy cảm thấy hào hứng vì học được thêm kiến thức mới và việc đó sẽ giúp chúng ta giỏi lên.
18. Liên kết từ mới với người mà ta gặp hay các sự kiện trong cuộc sống
19. Đặt câu với từ. Cách này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi dùng từ mới vào trong văn cảnh khi nói hay khi viết đó.
20. Học nguồn gốc của từ. Nhiều từ tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Latin, tiếng Đức hay Hy Lập. Tìm hiểu nguồn gốc từ tăng sự hiểu biết của bạn và giúp việc dùng từ trong tương lai hiệu quả hơn
21. Dùng bảng công thức từ vựng. Bảng này sẽ tổng hợp các từ mới vào các ô và bạn sẽ điền từ - nghĩa - cách phát âm vào đó hàng ngày. Việc này sẽ tăng động lực học của bạn rất nhiều
22. Lặp lại từ mới ít nhất 7 lần để nhớ. Khoa học đã chứng minh rằng sự lặp lại sẽ giúp thông tin đi vào trí nhớ dài hạn. Vậy nên nếu bạn muốn không quên từ thì cứ lặp lại từ đó ít nhất 7 lần nhé.
23. Tạo chủ đề và học các từ vựng xung quanh chủ đề đó!
24. Nắm được cấu tạo của từ, như là các tiền tố, hậu tố của từ
25. Học từ mới qua truyện, phim ảnh. Cách này rất thú vị và thực tế để học, vì các từ mới trong truyện hay phim ảnh đều là các từ thực tế được sử dụng.
26. Tạo ra các danh sách từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa
27. Học các từ mà khi có thêm tiền tố hoặc hậu tố
28. Sử dụng các flash cards - homemade flashcard
29. Có danh sách từ theo tuần để học. Bạn có thể chuẩn bị sẵn 1 danh sách các từ trong tuần đó mà bạn định sẽ sử dụng, dần dần vốn từ của bạn sẽ tăng theo thời gian
30. Sử dụng các từ điển online, các website từ điển
31. Viết giải thích nghĩa của từ bằng tiếng Anh
32. Khi xem các video có tiếng Anh, hãy bật phụ đề lên
33. Tận hưởng việc học từ vựng. Đừng biến việc học từ vựng trở nên buồn chán như làm việc nhà.
34. Học các từ mà bạn cần phải học. Nếu bạn học chuyên ngành Marketing thì chắc chắn là bạn sẽ phải học các từ liên quan tới Marketing rồi.
35. Sử dụng các từ điển có hình ảnh, hình minh hoạ. Hình ảnh kích thích não bộ hơn chữ viết đơn thuần và cũng sẽ mang đến cảm giác dễ hiểu nữa, nên dùng từ điển có hình ảnh cũng là một cách rất tốt.
36. Tạo ra 1 bài kiểm tra từ vựng của riêng bạn. Đây cũng là một cách để biến từ vựng thành của bạn.
37. Tìm 1 người học để chat hay viết thư. Khi có 1 người bạn nước ngoài để nói chuyện hay trao đổi email, bạn sẽ học được rất nhiều từ từ cách viết, cách dùng từ của người đó.
38. Học các cụm từ. Rất nhiều từ sẽ đi với các từ khác để thành cụm từ, vậy nên bạn cần học cả cụm từ nhé.
39. Sử dụng các word clouds. Word clouds là một dạng giống như sơ đồ mind-map
40. Sử dụng trí tưởng tượng để học từ vựng. Bạn có thể tưởng tượng các các hình ảnh, hình vẽ của riêng mình khi học từ mới, đặc biệt là liên tới tới các hình ảnh quen thuộc với bản thân mình sẽ giúp bạn nhớ từ lâu hơn
41. Tránh học từ một cách ngẫu nhiên. Như ở phần bước 1 đã nói, bạn ở trình độ nào nên học từ vựng đó thay vì học 1 cách ngẫu nhiên
42. Học từ vựng theo cách riêng của bạn. Có nhiều bạn có cách học riêng như là học qua Siri của Apple...
43. Tô màu các từ! Đây cũng là 1 cách kinh điển và phù hợp với những bạn có thiên hướng học qua hình ảnh, màu sắc! Việc tô màu sẽ kích thích não bộ giúp bạn nhớ từ hơn.
44. Học các từ theo nhóm.
45. Mô tả thế giới xung quanh bạn. Ví dụ như mô tả các đồ vật trong phòng ngủ của bạn, hay mô tả một ca sĩ mà bạn thần tượng!
46. Đọc và tập trung nhiều hơn vào từ vựng.
47. Nghe nhạc tiếng Anh và học sát lời. Ngoài việc đọc lời bài hát thì cũng hãy cố gắng để phát âm tạo ra âm thanh giống với ca sĩ hát để nhờ từ và luyện phát âm từ
48. Tạo ra danh sách từ vựng đặc biệt.
49. Áp dụng từ mới vào trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Dùng được từ vào trong giao tiếp là cấp độ cao nhất của học từ vựng, vậy nên khi bạn đã dùng được từ thì khả năng rất cao là bạn đã nắm được ngữ nghĩa và cách dùng của từ đó.
50. Đặt mục tiêu học từ mới hàng ngày.
Theo anninhthudo
Làm gì để ứng phó trước một lớp học "hỗn loạn" Chia sẻ một tình huống, câu chuyện thực địa trực tiếp chứng kiến tại một lớp học có thể khiến giáo viên bất lực, 2 giảng viên của Trường ĐH Thành Đô đã chia sẻ giải pháp của mình và cho rằng, việc truyền cảm hứng, phát huy tính tích cực của người học để tạo động lực cho người học là điều...