10 câu hỏi nhất định phải “nằm lòng” của tân sinh viên khi đi thuê trọ để không lo bị hớ
Do chưa có kinh nghiệm tìm và thuê nhà trọ, nhiều tân sinh viên và thậm chí là sinh viên năm cuối vẫn chưa thể tìm cho mình một chỗ ở phù hợp.
Sau đây là một số lưu ý khi tìm phòng trọ mà ai cũng nên biết.
Các sĩ tử 2k4 vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 – kỳ thi bắt buộc mà bất cứ ai muốn bước chân vào đại học cũng phải trải qua. Bên cạnh tận hưởng niềm vui khi đỗ vào ngôi trường mình mong muốn thì nhiều tân sinh viên lên thành phố học tập còn có thêm nỗi lo mới đó là việc tự lập và làm quen với cuộc sống xa nhà.
Mối quan tâm đầu tiên của các bạn khi chân ướt chân ráo vào thành phố đó là chỗ ở. Có người sẽ chọn ở ký túc xá vì sự thuận tiện, có người sẽ chọn ở với người thân, nhưng phương án được đại đa số các sinh viên sử dụng là thuê trọ bên ngoài vì sự riêng tư, không gò bó.
Thực tế, trên MXH và ở các group hàng ngày nhan nhản những tin đăng bài cho thuê phòng giá rẻ, hợp lý kèm những điều kiện hết sức hấp dẫn, hay ra đường cũng dễ bắt gặp hàng tá các tờ rơi được dán khắp xung quanh phố xá tìm người cho thuê phòng. Tuy nhiên, không phải tất cả những thông tin đó đều đáng tin. Để việc đi thuê trọ trở nên thuận lợi, các tân sinh viên cần phải trang bị cho mình bộ bí kíp cũng như một list câu hỏi để đặt ra cho chủ trọ. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc tìm ra 1 nơi ở lý tưởng để có thể an tâm học tập.
1. Lựa chọn khu vực và giá thuê
Ai cũng mong muốn được ở trong hoặc gần trung tâm thành phố hay nhà phố, nhưng điều này còn phải phụ thuộc vào tình hình tài chính của bạn vì giá thuê ở những nơi này khá đắt đỏ. Do đó, khi tìm phòng trọ sinh viên hãy xác định rõ mức giá thuê nhà trong khả năng tài chính của bản thân.
Do vậy, điều bạn cần quan tâm đầu tiên khi đi tìm hiểu các nhà trọ là về giá cả, đảm bảo không bị chặt chém, không vượt quá định mức chi tiêu cá nhân.
2. Chi phí sinh hoạt hàng tháng (điện, nước, wifi,…)
Đây là lưu ý cực kỳ quan trọng. Bởi mỗi tháng, kèm với tiền nhà thì tiền điện, nước, wifi, phí gửi xe,… cũng là các chi phí bắt buộc mà sinh viên phải đóng.
Tùy theo quy định, có nơi sẽ sử dụng đồng hồ riêng cho mỗi phòng, có nơi sẽ thu phí cố định. Để đảm bảo không xảy ra tình trạng cuối tháng thấy chi phí tăng vọt, thì bạn nên làm rõ với chủ nhà về khoản này.
Video đang HOT
3. Không gian sinh hoạt
Không gian nơi ở một phần phụ thuộc vào số người ở và đồ đạc đi kèm, hãy nhắm chừng diện tích phòng để ở thoải mái, không nên chật quá sẽ khiến mọi sinh hoạt bất tiện, hoặc quá rộng sẽ làm lãng phí tiền trọ của bạn. Bạn cần lưu ý về độ nóng của phòng trong mùa khô ở miền Nam, và mùa hè ở miền Bắc nhé.
Cũng rất cần được quan tâm đó là khu vực vệ sinh. Nhà vệ sinh phải an toàn, kín đáo và sạch sẽ, hạn chế sử dụng chung với 4 người trở lên vì như thế sẽ vô cùng bất tiện cho sinh hoạt của bạn sau này.
4. Đồ dùng và nội thất kèm theo
Các phòng trọ ở mức giá từ trung bình trở lên đôi khi sẽ cung cấp thêm cho người thuê những tiện nghi nhất định, nhưng mình cũng cần biết đâu là thứ được sử dụng, các nội thất khi bàn giao có gặp vấn đề hay hư hỏng không, và nếu trong quá trình ở, các thiết bị gặp trục trặc thì ai sẽ là người xử lý và chịu trách nhiệm, vấn đề này bạn hãy thực sự lưu tâm nhé!
5. Gửi xe
Khi sinh hoạt ở một thành phố lớn thì người ở phải kèm theo cả phương tiện đi lại. Do vậy sẽ thật bất tiện nếu khu trọ không có chỗ gửi xe. Vì lẽ này, bạn nên tìm hiểu nơi đó có không gian gửi xe hay không nhé, và đừng quên tìm hiểu là điều này miễn phí hay có phí.
6. Giờ giấc sinh hoạt
Việc quy định giới nghiêm thời gian có ảnh hưởng tới sinh hoạt của bạn không? Nếu có thì hãy hỏi ngay chủ nhà giờ mở cửa và đóng cửa hằng ngày để tránh những hôm “màn trời chiếu đất” nhé! Những nơi để cửa tự do thì cần biết được bạn sẽ ra vào và kiểm soát cổng như thế nào. Lưu ý chi tiết cực kỳ quan trọng nữa đó là nơi cho thuê sẽ ở chung với chủ hay tách biệt, đề phòng cho những ai sợ bất tiện, không thoải mái.
7. Ảnh hưởng thời tiết
Bên cạnh việc tìm hiểu chất lượng phòng thì bạn cũng hãy quan tâm xem khu vực này có thường bị ngập khi trời mưa không. Những khu vực bạn cảm nhận thấy nó trũng, thấp thì nên bỏ qua vì khi trời mưa to rất dễ thấy cảnh lội nước lõm bõm trước khi vào nhà.
8. Tiền cọc và tiền hàng tháng
Khi ký hợp đồng, hầu hết nhiều nơi sẽ yêu cầu bạn đóng tiền cọc tùy theo quy định là 50%, 70% hay 100%. Số tiền này bạn có được bảo toàn và sẽ được nhận lại thế nào nếu hết hạn hợp đồng là điều bạn nên thắc mắc.
Ngoài ra, bạn cần hỏi thật kỹ càng, ngày đóng tiền nhà được ấn định là ngày bao nhiêu của tháng, có biên lai hay các hình thức xác nhận đã đóng tiền thế nào, trong các trường hợp đóng tiền nhà muộn thì có hình thức phạt gì không?
9. Nội quy phòng trọ
Ít nhiều thì các phòng trọ cũng sẽ có nội quy ngoài giờ giấc như về quy cách để xe, nơi để rác, thời gian cần giữ trật tự, có cho phép người thân hay bạn bè ngủ qua đêm,… Đó là những lưu ý mà bạn cần hỏi cặn kẽ chủ trọ trước khi quyết định.
10. Tình hình an ninh
Điều tiên quyết ảnh hưởng tới quyết định thuê trọ đó là vấn đề an ninh. Khi đi xem nhà, hãy tranh thủ hỏi han những người xung quanh về vấn đề trật tự an ninh của khu phố và để ý một chút về cuộc sống sinh hoạt của hàng xóm.
Nếu bạn ở trong ngõ, hẻm thì vấn đề này rất đáng lưu ý. Không nên tìm những nhà trọ quá xa, quá hẻo lánh và nên hạn chế ở những nơi có nhiều tệ nạn như bài bạc, cá độ, nhiều quán karaoke tụ tập, quán bia rượu tụ tập…
Không du học, Quán quân Olympia 2021 "hạ cánh" trường ĐH có học phí 2,4 tỷ tại Việt Nam?
Nhiều người xuýt xoa ngưỡng mộ khi cho rằng Hoàng Khánh đã trở thành tân sinh viên của ngôi trường này.
Mới đây, Quán quân cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" 2021 Hoàng Khánh đã đăng một bức ảnh check-in tại Trường Đại học quốc tế VinUni (VinUniversity) với dòng trạng thái: " Hạ cánh nơi V". Anh chàng còn chia sẻ thêm bức ảnh chụp trong khuôn viên của ngôi trường kèm một bó hoa.
Chia sẻ của Hoàng Khánh đã khiến nhiều người xôn xao, cho rằng đương kim Quán quân Olympia đã quyết định chọn học tập tại ngôi trường quy tụ toàn những sinh viên tinh hoa này.
Hoàng Kháng check-in tại Đại học VinUni.
Anh chàng vào trong trường chụp ảnh và nhận được một bó hoa.
Rất nhiều người đã gửi lời chúc mừng đến Hoàng Khánh, đồng thời bày tỏ sự ngưỡng mộ nam sinh này. Tuy nhiên, Hoàng Khánh cũng chưa có câu nói nào khẳng định mình sẽ học ở VinUni nên một số người vẫn còn đặt dấu hỏi, anh chàng sẽ học ở đây hay chỉ vào chơi, chụp ảnh mà thôi?
VinUni ra mắt vào năm 2018, đào tạo 8 ngành thuộc 3 lĩnh vực. Năm học 2021 - 2022, trường niêm yết mức học phí ngành Cử nhân điều dưỡng là gần 350 triệu đồng/năm và các ngành Cử nhân khác là gần 820 triệu đồng/năm. Như vậy, để hoàn thành chương trình Đại học 3 năm tại ngôi trường này, sinh viên sẽ phải đóng học phí tối tiểu là 1,05 - 2,46 tỷ đồng/ tùy ngành, chưa bao gồm các chi phí khác.
Đại học VinUni là ngôi trường hội tụ nhiều sinh viên tinh hoa.
Hoàng Khánh tiết lộ cậu không hứng thú với việc đi du học.
Trước đó, ngay sau khi giành chức vô địch của Đường lên đỉnh Olympia 2021, Nguyễn Hoàng Khánh đã trả lời báo chí rằng cậu không có hứng thú với việc đi du học. Hoàng Khánh muốn phấn đấu để trở thành một doanh nhân, đồng thời sẽ học thêm về công nghệ thông tin để phục vụ cuộc sống.
Ảnh: Facebook, Instagram nhân vật
Nam sinh hí hửng thuê được căn trọ giá hơn 1 triệu, nhưng nghe thứ âm thanh phát ra mà "khiếp vía" muốn bỏ cọc luôn Đi học xa nhà, thuê được phòng trọ giá rẻ ưng hết sức cho tới khi... Thuê trọ là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của sinh viên sống xa nhà. Phải tìm đâu ra 1 căn trọ vừa rẻ, vừa an toàn, sạch sẽ, vừa tiện cho việc đi học là một vấn đề nan giải. Hoặc là thuê được...