10 căn cứ quân sự bỏ hoang nổi tiếng thế giới
Căn cứ tàu ngầm tối mật ở Crimea, sân bay ở Croatia hay chòi gác giữa Biển Bắc là 3 trong 10 cơ sở quân sự nổi tiếng không còn được sử dụng.
Maunsell Forts là pháo đài giữa biển, được cấu thành từ những tháp canh kim loại trong Thế chiến II. Hải quân Hoàng gia Anh xây dựng chúng ở Biển Bắc nhằm chống lại mối đe dọa từ chiến đấu cơ Phát xít Đức. Maunsell Forts ngừng hoạt động trong cuối những năm 1950.
Maginot là loạt thành trì bê tông được Pháp xây dựng phía trước biên giới Thụy Sĩ và Đức trong thập niên 30 của thế kỷ trước. Nó ra đời dựa trên kinh nghiệm của Pháp trong Thế chiến I để chuẩn bị sẵn sàng cho Chiến tranh Thế giới thứ 2. Maginot bị bỏ hoang trong cuối năm 1944, đầu năm 1945 khi Phát xít Đức bị đẩy lui.
Hệ thống tháp Flak ở Áo và Đức là những công trình cao và kiên cố, ra đời nhằm phòng không cho quân đội Phát xít Đức. Chúng là trở ngại lớn đối với không quân phe đồng minh trong các chiến dịch không kích quân đội Hitler. Flak không còn được sử dụng sau khi quân Đức thất bại.
Video đang HOT
Căn cứ Saint Nazaire, Pháp ra đời năm 1942 nhằm chống lại mối đe dọa từ hạm đội tàu Đức. Phía trên công trình là hệ thống phòng không dày đặc, giúp bảo vệ tàu ngầm trước máy bay ném bom. Chúng trở thành phế tích khi Phát xít Đức bại dưới tay phe đồng minh.
Duga 3 là trạm radar khổng lồ của Liên Xô trên lãnh thổ Ukraine. Nó là một phần của mạng lưới cảnh báo sớm, hoạt động từ năm 1976 tới 1989. Tuy nhiên, sự cố với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986 khiến nó nằm trong vùng nhiễm xạ và bị đóng cửa sau đó.
Căn cứ không quân eljava nằm giữa biên giới Croatia và Bosnia. Nó là căn cứ ngầm lớn nhất châu Âu, ra đời năm 1948 và hoàn thành năm 1968. Sau khi Liên bang Nam Tư sụp đổ năm 1991, cơ sở này bị phá hủy bằng thuốc nổ.
Johnston Atoll là vùng lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ. Trong gần 70 năm, nơi đây do quân đội kiểm soát và sử dụng để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ hay thử nghiệm vũ khí. Các hoạt động này khiến môi trường bị tàn phá. Năm 2004, quân đội Mỹ chuyển giao Johnston Atoll cho chính quyền dân sự quản lý.
Fort Ord bắt đầu hoạt động năm 1940. Đây là căn cứ lớn nhất của Mỹ bị đóng cửa trong những năm cuối thế kỷ 20. Tháng 4/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama ký lệnh biến nơi đây thành Khu tưởng niệm quốc gia nhằm thu hút khách du lịch nhưng vẫn duy trì được ý nghĩa lịch sử và văn hóa.
Căn cứ tàu ngầm Balaklava nằm trên bán đảo Crimea, Nga. Đây là một trong những cơ sở bí mật nhất của Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Nó được xây dựng từ năm 1957 tới năm 1961 và bị đóng cửa năm 1993. Năm 2000, Balaklava được Nga bàn giao cho Ukraine dù nằm gần căn cứ của Hạm đội Biển Đen.
RAF Hethel là căn cứ cũ của Không quân Hoàng gia Anh, từng được Anh và Mỹ sử dụng trong Thế chiến II. Nó trải rộng trong khu vực dài 11 km. Năm 1966, một công ty chế tạo ôtô mua lại khu đất này để làm đường chạy thử cho xe hơi.
Theo_Zing News
Những địa điểm tự sát rùng rợn nhất thế giới
Ít ai có thể ngờ được rằng, một số địa danh tuyệt đẹp, nổi tiếng thế giới lại là địa điểm tự sát rùng rợn, ám ảnh con người.
Cầu Cổng vàng (Golden Gate) ở San Francisco được cho là một trong những địa điểm tự sát phổ biến khét tiếng thế giới. Hơn 1.400 người đã tự sát bằng cách nhảy từ trên cầu Cổng vàng xuống kể từ khi cầu hoạt động năm 1937. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ con số thực tế còn lớn hơn.
Hiện chỉ có 34 trường hợp tự sát bằng cách nhảy cầu tại cầu Cổng vàng may mắn còn sống sót. Đa số còn lại tử vong do va chạm mạnh, chết đuối hay bị giảm thân nhiệt.
Hệ thống tàu điện ngầm London là nơi khá phổ biến, diễn ra nhiều vụ tự sát. Nhiều người cho rằng việc bất ngờ nhảy ra phía trước đoàn tàu điện ngầm đang tiến đến sẽ khiến người tự sát chết ngay lập tức. Tuy nhiên, đó là một điều sai lầm.
Theo thống kê, chỉ có khoảng 40% người chết khi nhảy về phía đầu tàu. Số còn lại thoát chết khi ngã xuống các hố thoát nước dưới đường ray. Sau đó, những người này bị buộc tội đe dọa an toàn đường sắt hay có ý định gây cản trở xe điện ngầm hoạt động.
Rừng Aokigahara ở Nhật Bản là một địa điểm tự sát rùng rợn khét tiếng thế giới. Năm 2010, 247 người đã cố gắng tự sát ở rừng Aokigahara nhưng chỉ có 54 trường hợp thành công. Khu rừng này gắn liền với các câu chuyện ma quỷ trong thần thoại Nhật Bản.
Nơi đây cũng được cho là nơi những linh hồn tức giận cư ngụ và ám ảnh rừng Aokigahara. Chính vì vậy, cảnh sát đã tiến hành tìm kiếm thi thể người tự sát hàng năm và phát hiện nhiều xác chết không được người thân báo cáo là mất tích.
Beachy Head ở Anh là một vách đá trắng tuyệt đẹp nhưng cũng là một trong những điểm tự tử nổi tiếng nhất trên thế giới. Theo ước tính, mỗi năm có 20 vụ tự sát ở đây, bắt đầu từ những năm 1600.
Từ năm 2004, chính quyền địa phương tăng cường giám sát khu vực này. Cứ hai lần một ngày, đội tuần tra của Beachy Head sẽ đi kiểm tra và xác định những người có khả năng sẽ tự tử tại nơi đây cũng như đặt biển báo kèm theo số điện thoại để người tự sát có thể gọi điện tư vấn hay người nhìn thấy báo tin cho giới chức trách.
Tháp Eiffel, Paris (Pháp) là địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới nhưng cũng là nơi có nhiều vụ tự sát. Nhảy từ "bà đầm sắt" này là một trong ba cách tự tử phổ biến nhất ở Pháp.
Mặc dù chính quyền đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn người tự sát nhảy từ tháp Eiffel xuống như lắp đặt lưới, rào chắn nhưng dường như không mấy hiệu quả. Cho đến nay, người ta không xác định được có bao nhiêu trường hợp tử tự ở địa điểm du lịch nổi tiếng này.
Theo_Kiến Thức
Tổng thống Nga lệnh cho hạm đội Biển Bắc tập trận sẵn sàng chiến đấu Các cuộc tập trận của Nga trong thời gian này được cho là nhằm đáp trả hành động tập trận hải quân cùa NATO, cũng như cuộc tập trận giữa Mỹ và Bulgaria. Cuộc tập trận của Hạm đội Biển Bắc, Nga (ảnh: Sputnik) Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm nay (16/3) thông báo Tổng thống Putin đã ra lệnh báo...