10 cách dưỡng để có ngay đôi môi căng mọng mà chẳng cần son
Phái đẹp ai cũng mong muốn có một bờ môi hồng hào và căng mọng. Một vài cách dưỡng môi đơn giản, dễ áp dụng tại nhà có thể giúp các quý cô làm được điều đó.
Các nàng hoàn toàn có thể duy trì độ ẩm cho đôi môi với một vài nguyên liệu dễ kiếm. Chị em hãy tham khảo và lựa chọn một trong các cách dưới đây:
1. Dưỡng môi bằng dầu dừa
Để tăng độ ẩm cho môi, các nàng có thể sử dụng các loại dầu tự nhiên, trong đó có dầu dừa. Chị em hãy thoa một vài giọt dầu dừa lên môi là sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt. Do có axit béo nên loại dầu này sẽ giúp hạn chế việc môi bị nứt nẻ, bong tróc.
Dầu dừa sẽ giúp đôi môi của các nàng không bị nứt nẻ, bong tróc.
2. Dưỡng môi bằng mật ong
Mật ong nguyên chất chính là nguyên liệu thiên nhiên có khả năng giữ ẩm tuyệt vời. Vậy nên để giữ cho đôi môi luôn mềm mượt, các nàng có thể nhẹ nhàng thoa một lớp mật ong lên môi và để trong khoảng 20 phút. Sau đó, chị em rửa sạch lại bằng nước là được. Đây là cách dưỡng môi đơn giản mà các quý cô nên kiên trì áp dụng thường xuyên.
Chị em hãy nhẹ nhàng thoa một lớp mật ong lên môi và để trong khoảng 20 phút.
3. Sử dụng Vitamin E dưỡng môi
Các quý cô có thể sử dụng vitamin E dạng viên nang để cấp ẩm cho đôi môi. Chị em dùng kim chọc một lỗ nhỏ ở đầu viên vitamin E rồi bóp ra chén nhỏ. Tiếp theo, các nàng thoa vitamin E lên môi vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sử dụng vào buổi sáng như son dưỡng.
Vitamin E dạng viên nang cũng có thể sử dụng để cấp ẩm cho môi.
4. Dưỡng môi bằng dưa chuột
Dưa chuột luôn là nguyên liệu làm đẹp đã quá quen thuộc đối với các cô gái. Loại quả này sẽ làm đôi môi của các nàng trở nên mềm mại hơn. Chị em có thể chà nhẹ lát dưa chuột thái mỏng hoặc dùng nước ép dưa chuột thoa lên môi từ 10-15 phút.
Dưa chuột cũng là loại quả làm đôi môi của phái đẹp trở nên mềm mại.
5. Dưỡng môi bằng hạt lựu
Không chỉ giúp giữ ẩm, lựu còn có tác dụng làm sáng đôi môi bị thâm và xỉn màu. Muốn sử dụng lựu để dưỡng môi, chị em có thể làm theo hai cách như sau:
- Cách 1: Nghiền hạt lựu lấy nước rồi trộn với sữa tươi và nước hoa hồng. Sau đó, các nàng bôi hỗn hợp lên môi, massage nhẹ nhàng trong 5 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Cách 2: Dùng hỗn hợp nước ép lựu, củ cải đường và cà rốt thoa lên môi mỗi tối trước khi đi ngủ.
Video đang HOT
Sử dụng lựu để dưỡng môi cũng là một phương pháp đơn giản, dễ áp dụng.
6. Dưỡng môi bằng dâu tây
Dâu tây là nguyên liệu dưỡng ẩm môi tự nhiên mà chị em nên thử. Các nàng có thể dùng nước ép dâu tây hoặc bổ đôi quả dâu để thoa lên đôi môi cùng với mật ong. Ngoài dâu tây, các cô gái có thể dùng nho hoặc cà rốt đều có tác dụng tương tự. Chị em sẽ có đôi môi hồng hào, đầy sức sống.
Các quý cô có thể dùng nước ép dâu tây hoặc bổ đôi quả dâu để thoa lên đôi môi cùng với mật ong.
7. Dưỡng môi bằng hoa hồng
Các quý cô kiên trì áp dụng phương pháp này 2 lần/tuần sẽ thấy đôi môi mình thay đổi đáng kinh ngạc. Cách làm cụ thể như sau:
- Rửa sạch cánh hoa hồng và ngâm vào sữa trong vài giờ đồng hồ.
- Xay nhuyễn hoa hồng rồi cho thêm vào muỗng cà phê mật ong và một chút tinh bột nghệ.
- Sử dụng hỗn hợp đắp lên môi trong vòng 15 phút rồi rửa sạch.
Trước khi sử dụng để dưỡng môi, cánh hoa hồng cần được làm sạch.
8. Dưỡng môi bằng nha đam
Lá nha đam cũng có công dụng rất tốt trong việc giữ cho đôi môi của phái đẹp luôn căng mọng, hồng hào và đầy quyến rũ. Chị em làm theo những bước sau đây:
- Lá nha đam rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ xanh và gai hai bên.
- Dùng dao nhẹ nhàng cắt dọc phần thạch trắng của nha đam thành từng lát mỏng.
- Đắp các lát thạch của nha đam lên môi hoặc chỉ thoa đều gel nha đam vào môi và massage nhẹ nhàng.
- Đợi cho phần gel nha đam khô lại rồi rửa sạch bằng nước.
Các bước dưỡng môi bằng nha đam rất nhanh gọn.
9. Dưỡng môi bằng sữa tươi không đường
Trong sữa tươi không đường chứa rất nhiều vitamin nên chúng sẽ giúp đôi môi của phái đẹp luôn hồng hào và khỏe mạnh. Chị em hãy dùng một miếng bông tẩy trang, thấm đều sữa tươi và đắp lên môi. Sau 15 phút, các nàng bỏ miếng bông ra và nhẹ nhàng làm sạch lại môi bằng nước ấm.
Các cô gái hãy dùng một miếng bông tẩy trang, thấm đều sữa tươi và đắp lên môi.
10. Dưỡng môi bằng nước chanh
Công thức gồm nước chanh thêm chút mật ong và đường nâu cũng đem lại công dụng dưỡng môi vô cùng tốt. Phương pháp này còn giúp làm sáng màu môi. Như vậy, chị em chẳng phải tốn quá nhiều tiền cho các sản phẩm chuyên dụng mà vẫn có một đôi môi căng bóng, gợi cảm.
Công thức gồm nước chanh, mật ong và đường nâu cũng đem lại một bờ môi căng bóng, gợi cảm cho các quý cô.
5 nguyên nhân gây nứt nẻ môi và cách khắc phục tại nhà hiệu quả
Đôi môi khô, nứt nẻ và bong tróc nhìn kém duyên và kém sức sống nhất là với thời tiết khô hanh của mùa Đông môi thường bị nứt nẻ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Liếm hoặc bóc môi
Da môi nhạy cảm và dễ kích ứng khi bị chạm vào liên tục. Những người có thói quen liếm, cắn hoặc gỡ da môi có thể khiến cho da môi bị nứt nẻ.
Ảnh minh họa
Kích ứng có thể khiến cho chúng ta muốn làm dịu bằng cách chạm vào hoặc liếm tại vùng đó, tuy nhiên hành vi này lại dễ dẫn đến chu kỳ môi bị khô, nứt nẻ. Có thể loại bỏ thói quen này bằng cách sử dụng son dưỡng môi để làm dịu, giúp chúng lành lại một cách tự nhiên.
Cơ thể bị mất nước
Không uống đủ nước trong suốt cả ngày có thể là một trong những lý do chính khiến đôi môi bị khô và trở nên nhợt nhạt. Nên uống đủ nước để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng mất nước.
Khi ngủ thở bằng miệng
Khi bị cảm lạnh, chúng ta thường bị nghẹt mũi nên thở bằng miệng có vẻ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này khiến không khí liên tục đi qua môi và khiến đôi môi trở nên khô và nứt nẻ. Ngoài ra, những người bị ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy cũng thường bị khô môi vào mỗi sáng thức dậy.
Nứt nẻ môi do thời tiết
Ảnh minh họa
Môi nứt nẻ cũng là kết quả đến từ các nguồn kích ứng khác như là không khí lạnh, khô hoặc nhiều gió. Thời tiết thay đổi cũng có thể dẫn đến những vết cắt nơi khóe môi. Phần môi bị nẻ gây ra cảm giác bỏng rát và thậm chí khiến cho các hành động dù là đơn giản như mỉm cười hoặc nhai cũng gây đau đớn vì nó kéo căng vùng bị tổn thương.
Môi nứt nẻ do cơ thể thiếu Vitamin B2
Ảnh minh họa
Khi cơ thể thiếu vitamin B2 thì môi sẽ khô và bong tróc hơn. Do đó, bạn nên bổ sung ngay các thực phẩm như rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, cá thu, sữa, trứng... để cung cấp nhanh chóng vitamin B2 cho đôi môi không còn bong tróc, nứt nẻ.
Cách khắc phục nứt nẻ môi đơn giản và hiệu quả nhất
Sử dụng nước muối
Nước muối có thể giúp giữ cho vết thương sạch sẽ khi lành lại. Thêm một thìa muối vào một cốc nhỏ nước ấm. Ngâm tăm bông hoặc bông gòn vào dung dịch và giữ nó ở vùng môi bị tổn thương.
Có thể sẽ hơi châm chích lúc đầu vì dung dịch tiếp xúc trực tiếp với vết cắt, nhưng cơn đau sẽ sớm biến mất sau vài phút.
Thường xuyên tẩy da chết và dưỡng môi
Ảnh minh họa
Nhiều người nghĩ răng môi không cần tẩy da chết nhưng điều đó hoàn toàn sai, tế bào da chết ở môi rất nhiều nếu chúng ta không thường xuyên tẩy và làm sạch dần dần các màng tế bào bám ở môi khi bôi son hoặc để lâu sẽ khiến đôi môi trở nên khô, nứt nẻ. Vì vậy, hãy thường xuyên tẩy da chết môi, chăm chỉ dưỡng cho đôi môi luôn căng mọng.
Thoa dầu dừa và oliu
Đây là những sản phẩm tự nhiên giúp cho môi thêm mềm mại và bớt khô, bong tróc. Vì thế, hãy thoa dầu dừa hoặc dầu oliu môi mỗi ngày từ 2 -3 lần để môi mềm hơn và bớt cảm giác đau rát khi bị nứt nẻ.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Ảnh minh họa
Nạp đủ nước mỗi ngày là cách chống khô môi hiệu quả. Ngoài nước lọc cũng có thể bổ sung nước qua các loại trái cây mọng nước như dưa hấu, bưởi, dưa leo, cam, dâu tây, dứa... để vừa đẹp môi vừa đẹp da, đẹp dáng.
Thoa mật ong lên môi
Ảnh minh họa
Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể sử dụng để chữa khô môi. Hãy thoa mật ong lên môi, để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi. Thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần.
6 thói quen xấu khiến đôi môi nứt nẻ, khô xác Đôi môi nứt nẻ, khô xác khiến nhan sắc của bạn bị dìm thảm hại, tình trạng này có thể bắt nguồn từ 6 thói quen thường gặp dưới đây. Mùa đông, rất nhiều người than không khí quá khô khiến đôi môi nứt toác, thậm chí đến rớm máu. Các thói quen sau có thể là nguyên nhân. Liếm môi Thói quen...