10 cách để ăn uống bền vững hơn, vừa tốt cho sức khỏe con người, vừa bảo vệ môi trường
Nạn đói trên thế giới tiếp tục gia tăng, nhưng chúng ta vẫn đang vứt bỏ hàng tỷ tấn lương thực mỗi năm. Tuy nhiên, vẫn chưa muộn để thay đổi thói quen của chúng ta và tạo ra tác động tích cực.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã đề xuất 10 bước thiết thực mà chúng ta có thể thực hiện với tư cách cá nhân để đạt được mục tiêu này.
1. Ăn nhiều rau củ quả hơn
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết việc chăn nuôi động vật để lấy thịt tạo ra 14,5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu và tiêu thụ nguồn nước và thực phẩm khan hiếm.
Sản lượng thịt đã tăng hơn gấp ba lần trong vòng 50 năm, vì vậy tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ giúp tái cân bằng môi trường.
2. Ăn đa dạng hơn
Chỉ có 120 loài thực vật được trồng để làm thức ăn cho con người, trong khi đó, 3/4 nguồn cung lương thực của thế giới tới từ 12 loài thực vật và 5 loài động vật. WWF đã đề xuất 50 loại thực phẩm mới có nguồn gốc thực vật mà chúng ta nên ăn.
3. Sử dụng tiếng nói của bạn
Dân số thế giới sẽ tăng hơn 2 tỷ người trong vòng30 năm tới, do đó, WWF đang kêu gọi mọi người gây áp lực lên chính phủ của họ nhằm thực hiện các hành động đảm bảo có đủ lương thực bền vững cho người dân.
4. Tìm hiểu thêm thông tin về nguồn gốc của cá
Đánh bắt quá mức là một mối đe dọa đối với một loại thực phẩm mà ba tỷ người phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng của nó. Gian lận về cá, hoặc cố ý ghi sai thông tin về cá được sử dụng để che giấu hoạt động buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Các cuộc kiểm tra DNA cho thấy 1/5 số cá được bày bán ở Mỹ năm ngoái đã bị dán nhãn giả. WWF khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua từ những nguồn có uy tín và ăn những loài ít phổ biến hơn.
Video đang HOT
5. Cắt giảm chất thải thực phẩm
Từ 1/3 đến 1/2 lương thực trên thế giới đã bị đổ đi. Theo Tổ chức từ thiện chia sẻ lương thực Olio, 1.000 tỷ USD đã bị lãng phí cho thực phẩm bị bỏ đi.
WWF chỉ ra rằng nếu rác thải thực phẩm là một quốc gia, thì quốc gia đó sẽ phát thải khí nhà kính lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ. Chỉ mua những gì bạn cần và đông lạnh hoặc bảo quản những gì bạn không thể ăn.
Theo ước tính, thực phẩm ở riêng nước Mỹ đã di chuyển trung bình 1.640 km. Thực phẩm tự trồng, đối với những người có thể làm điều này, là một lựa chọn tốt cho sức khỏe và ngon miệng. Hơn nữa, nó chắc chắn có dấu chân cacbon nhỏ hơn so với đồ mua từ siêu thị.
7. Tìm kiếm các sản phẩm bền vững
Để ý các nhãn cho thấy thực phẩm của bạn được sản xuất bền vững. Ví dụ, Hội nghị bàn tròn về Dầu cọ bền vững (RSPO) thúc đẩy và chứng nhận sản xuất bền vững, đảm bảo nguyên liệu thực phẩm phổ biến này đã được sản xuất mà không gây hại đến môi trường.
8. Tải Giki
Giki là một trong số những ứng dụng bạn có thể tải xuống, chứa thông tin đạo đức và tính bền vững của hơn 250.000 loại thực phẩm. Bạn có thể kiểm tra tính bền vững của cá bằng ứng dụng Seafood Watch hoặc tìm các nhà hàng thuần chay địa phương bằng ứng dụng Happy Cow.
9. Giảm thiểu sử dụng đồ nhựa
Luôn mua sắm bằng túi có thể tái sử dụng và tránh các sản phẩm có bao bì nhựa không cần thiết. Ít hơn 10% bao bì nhựa trên toàn cầu thực sự được tái chế và người ta ước tính rằng vào năm 2050 có thể có nhiều nhựa hơn cá ở biển.
10. Ăn thực phẩm đúng mùa
Bất cứ nơi nào bạn sống trên thế giới, luôn có một số thực phẩm theo mùa. Nếu bạn không ăn các sản phẩm theo mùa, thực phẩm của bạn có thể đã đi khắp thế giới để đến được bàn ăn của bạn. WWF cho biết ăn thực phẩm theo mùa không chỉ bền vững mà còn hỗ trợ các nhà sản xuất địa phương.
Ăn thế này mỗi ngày bạn chẳng lo bị huyết áp cao nữa đâu
Bạn hoàn toàn có thể giữ huyết áp ổn định thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
1. Ăn uống đa dạng
Người bị huyết áp cao nên ăn càng nhiều loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày. Tốt nhất ăn không dưới 12 loại thực phẩm mỗi ngày và không dưới 25 loại thực phẩm một tuần.
2. Kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể
Ăn quá no sẽ khiến bạn bị béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Do đó, bạn cần kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, không nên ăn quá no.
3. Ăn trứng, cá, thịt gia súc, gia cầm theo liều lượng
- Hàng ngày, bạn nên ăn khoảng 40-50g thịt gia súc và gia cầm. Chọn phần thịt nạc.
- Cá, tôm, động vật có vỏ và đồ thủy sản khác có hàm lượng chất béo thấp và nhiều axit béo không bão hòa. Do đó mỗi tuần bạn hãy ăn 300-525g cá.
- Không nên ăn quá 7 quả trứng mỗi tuần.
4. Ăn rau, trái cây, các loại hạt, đậu nành và sữa
Muốn kiểm soát huyết áp, đừng quên ăn những loại thực phẩm này hàng ngày:
- Rau và trái cây giàu kali, vitamin và chất xơ. Mỗi ngày bạn nên ăn 400-500 gram rau tươi, 200-350 gram trái cây.
- Sữa giàu canxi và protein. Mỗi ngày nên uống khoảng 150-300 gram sữa.
- Đậu nành chứa hàm lượng protein cao. Do đó, bạn nên ăn đậu nành thường xuyên, 15-25 gram đậu nành mỗi ngày.
- Các loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có hàm lượng chất béo cao. Vì vậy chỉ nên tiêu thụ 50-70 gram hạt mỗi tuần.
5. Hạn chế đường và rượu bia
Ăn thực phẩm chứa quá nhiều đường sẽ gây béo phì. Uống quá nhiều bia rượu không chỉ làm tăng huyết áp mà còn tăng nguy cơ mắc huyết áp cao và bệnh tim mạch.
6. Hạn chế tiêu thụ dầu và muối
Bệnh nhân huyết áp cao không nên tiêu thụ quá 3 gram muối và 25-30 ml dầu mỗi ngày.
7. Uống trà và cà phê vừa phải
Các chất phytochemical có trong trà và cà phê có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch và mạch máu não. Do đó bạn nên uống trà và cà phê vừa phải, không uống quá nhiều.
Người cao tuổi mùa mưa nên ăn gì để chăm sóc sức khỏe tốt nhất? Thời tiết mùa mưa gây ra tình trạng khó tiêu do các loại vi khuẩn không khí có hoạt tính rất tốt trong thời gian này. Virus, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn. Do đó, muốn bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi vào mùa mưa, bạn cần lựa chọn các loại thực...