10 cách dạy trẻ tự bảo vệ bản thân
Phụ huynh nên dạy trẻ tư thế nói “Không”, tức hai tay chống hông, hai chân hơi tách ra, hai vai mở rộng và đầu ngẩng cao.
Ảnh minh họa
Việc cha mẹ giáo dục con cái tự bảo vệ bản thân, tôn trọng cơ thể người khác không phải điều gì quá lớn lao. Nhưng những ý tưởng nhỏ này có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho xã hội và thế hệ tương lai.
1. Từ những năm đầu đời, hãy khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc
Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện, kiểm soát và hiểu về những cảm xúc của mình. Hãy kiên nhẫn lắng nghe trẻ chia sẻ về cảm xúc, bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm và đưa ra những định hướng cho bé. Cách làm này giúp trẻ hình thành thói quen chia sẻ với gia đình.
2. Nói về cảm giác an toàn và không an toàn
Trẻ thường khó phân biệt giữa an toàn và không an toàn hoặc không nhận thức được thế nào là không an toàn. Phụ huynh cần giải thích, hướng dẫn trẻ. Từ đó, mỗi khi cảm thấy không an toàn, trẻ có thể nói chuyện với cha mẹ hoặc người lớn ngay lập tức.
3. Dạy trẻ những dấu hiệu bất thường của cơ thể
Phụ huynh hãy dạy trẻ nhận biết một số cảnh báo không an toàn của cơ thể như đau bụng, tim đập nhanh… Và khi cơ thể bé xuất hiện những trạng thái đó, hãy nhắc nhở trẻ thông báo ngay cho cha mẹ và người lớn.
4. Giúp trẻ chọn 3 đến 5 người lớn đáng tin cậy để chia sẻ
Video đang HOT
Phụ huynh nên chọn những người đảm bảo an toàn tuyệt đối, có thể thay cha mẹ trong trường hợp khẩn cấp. Người được chọn có thể không phải là thành viên trong gia đình hoặc là người trẻ có thể dễ dàng tiếp cận khi gặp nguy hiểm như cảnh sát.
5. Giải thích mọi người đều có ranh giới cơ thể
Ranh giới cơ thể là không gian vô hình xung quanh cơ thể, không ai được phép chạm vào người trẻ nếu không được sự đồng ý. Con bạn có quyền nói “không” với hành động ôm, hôn… nếu chúng không muốn. Thêm nữa, hãy dạy con về những nụ hôn gió, đập tay khi muốn thể hiện cảm xúc.
6. Dạy con tôn trọng cơ thể của người khác
Điều này có nghĩa là nếu con bạn muốn chạm vào người khác như nắm tay, ôm… thì cần xin phép. Và nếu những người khác nói “không”, trẻ cần tôn trọng, thực hiện theo quyết định của đối phương. Dạy con tôn trọng cơ thể người khác cũng là đang dạy chúng tôn trọng chính cơ thể mình.
7. Hướng dẫn tư thế nói “Không”
Tư thế nói “Không” là hai tay chống hông, hai chân hơi tách ra, hai vai mở rộng và đầu ngẩng cao. Đây là tư thế thể hiện rõ lập trường của một người. Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ thực hiện tư thế trên thường xuyên đi kèm nói “Không”, “Dừng lại”, “Tôi không thích điều đó”…
Tư thế này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, hữu ích trong tình huống bị bắt nạt hoặc có ai cố ý chạm vào phần riêng tư trên cơ thể bé. Phụ huynh hãy huấn luyện trẻ thực hiện động tác trên khi 4-5 tuổi và trẻ sẽ hình thành thói quen này đến khi trưởng thành.
8. Từ khi trẻ còn nhỏ, hãy gọi đúng tên bộ phận sinh dục của bé
Ngay từ nhỏ, phụ huynh cần đảm bảo trẻ nắm rõ các bộ phận riêng tư trên cơ thể, bao gồm cả miệng. Hãy giải thích với con bạn rằng, riêng tư nghĩa là chỉ dành riêng cho trẻ. Vì vậy, nếu có người muốn chạm vào bộ phận riêng tư của bé, hoặc cho bé xem hình ảnh về những bộ phận đó, hãy từ chối bằng cách nói “Không”, “Dừng lại” và báo với người lớn ngay lập tức.
9. Khuyến khích con đứng lên bảo vệ những người bị bắt nạt
Trẻ có thể thực hiện hành động này bằng tư thế đứng tự bảo vệ bản thân và nói “Này! Dừng lại”. Nếu kẻ bắt nạt vẫn tiếp tục, hãy khuyến khích trẻ tìm đến sự giúp đỡ của người lớn.
10. Xóa bỏ định kiến giới
Phụ huynh nên phá vỡ định kiến giới trong suy nghĩ của trẻ ngay khi chúng còn nhỏ. Chẳng hạn, bạn hãy chỉ ra rằng không có đồ chơi bé gái bé trai mà chỉ có đồ chơi trẻ em. Khi bàn luận về một cô gái, hãy tập trung vào phẩm chất của cô ấy như thông minh, vui tính…, ít nói về ngoại hình. Với các chàng trai, nói ít về năng lực thể chất, thay vào đó hãy nhìn vào phẩm chất như tốt bụng, bao dung…
Việc xóa bỏ định kiến giới và bất bình đẳng giới sẽ làm giảm bạo lực và quấy rối tình dục, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Tú Anh
Theo Mortherly/VNE
Câu nói "Con trai lớn tránh mẹ, con gái lớn tránh cha" chỉ đúng một phần và lời giải thích của chuyên gia tâm lý giúp phụ huynh hiểu rõ hơn
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, con trai quá gần mẹ sẽ thiếu đi sự nam tính, quyết đoán, nhưng nếu con gái gần gũi cha sẽ tự tin hơn trong hôn nhân và cuộc sống.
Người Trung Quốc có câu: "Con trai lớn tránh mẹ, con gái lớn tránh cha" và được mọi người duy trì truyền thống này trong hàng ngàn năm qua. Trên thực tế, đây chỉ là một hướng dẫn về giáo dục giới tính để trẻ con có thể phân biệt sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới, hay quyền riêng tư, cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ cảm xúc và tính cách thì các chuyên gia tâm lý cho rằng, con trai thật sự cần tránh mẹ nhưng con gái không nhất thiết phải tránh cha.
Trước hết, chúng ta cần phải chắc chắn rằng: "Con trai lớn cần phải tránh mẹ"
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra, bất kể là trai hay gái thì người cho chúng cảm giác an toàn nhất chính là mẹ. Đặc biệt đối với con trai, thời thơ ấu của bé rất cần duy trì mối quan hệ mật thiết với mẹ, bởi tình yêu thương của mẹ có thể giúp cho chúng phát triển toàn diện và tối ưu. Tuy nhiên, khi đến một độ tuổi nhất định, nếu như con trai vẫn gắn bó quá mức với mẹ thì sẽ dễ dàng trở thành một người không quyết đoán.
Gần đây, một cô gái đã chia sẻ câu chuyện về việc bạn trai cô không đưa ra được bất cứ quyết định gì. Mỗi lần họ bàn bạc để làm điều gì đó, chàng trai luôn nói: "Bất luận là trước khi làm việc gì, anh nghĩ rằng mình nên hỏi ý kiến mẹ sẽ tốt hơn". Thậm chí cô cũng chia sẻ việc, họ cùng nhau đi mua sắm. Cô đã chọn cho anh một chiếc áo thun màu xanh rất đẹp, nhưng anh lại nói rằng mẹ anh bảo màu xám sẽ đẹp hơn. Mỗi lần đi chơi, mẹ anh ấy gọi điện thoại liên tục. Có lần đến nhà anh chơi, cô vô tình nhìn thấy anh thay đồ nhưng không khóa cửa, và mẹ cứ thể bước vào. Cô nói rằng cô không mong bạn trai cô quá tài giỏi hay xuất sắc, nhưng ít nhất anh ấy nên là một người đàn ông có chính kiến của riêng mình.
Quay trở lại vấn đề con trai quá gần gũi mẹ. Không ít phụ huynh đã quan tâm quá mức đến cuộc sống của con trai, thay con giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Nhân danh tình yêu, người mẹ đã can thiệp vào đời sống riêng tư của con, điều này khiến con trở nên yếu đuối, thiếu sự khám phá. Từ đây, con sẽ dần sống phụ thuộc, lười biếng và khi gặp phải điều gì khó khăn sẽ chờ xin ý kiến của mẹ, không có chính kiến cũng chẳng có trách nhiệm. Vì vậy, nếu như con trai quá gần gũi với mẹ thì trẻ có thể thiếu đi sự nam tính, mạnh mẽ vốn có.
Không những thế, nếu con trai luôn bám lấy mẹ sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân sau này của chúng. Có rất nhiều người mẹ không có cách nào rời khỏi được con, luôn muốn nhìn con trong tầm mắt của mình. Họ thường muốn chồng và con trai cùng yêu mình, ngoài ra cũng sợ con dâu đánh cắp tình yêu của chúng. Sau tất cả, họ sợ mất đi vị trí quan trọng trong lòng con nên luôn tham gia vào cuộc sống đời tư cá nhân dù con đã trưởng thành, khôn lớn.
Thứ hai, tại sao con gái không cần phải tránh cha?
Trước đây, mọi người nói rằng, con gái lớn cần phải tránh cha vì để giáo dục về giới tính. Vì khi con gái trưởng thành, chúng bắt đầu có những sự riêng tư cần thiết, có một số bất tiện không thể nói với bố mà chỉ có thể nói với mẹ. Tuy nhiên, xét về mặt tâm lý và cảm xúc thì lại là vấn đề khác.
Các nhà tâm lý cho rằng, người cha đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự trưởng thành của con gái. Thông thường, các bé gái không cảm thấy an toàn và cha là người đàn ông duy nhất trên thế giới truyền cảm giác an toàn cho chúng. Người cha có ảnh hưởng sâu sắc đến sự trưởng thành, việc lựa chọn bạn đời và hôn nhân của con. Nếu như mối quan hệ giữa cha và con gái tốt thì con gái sẽ tự tin và có khả năng dung hòa hôn nhân sau này hơn. Bên cạnh đó, có những bé gái sinh trưởng trong gia đình phức tạp, thiếu thốn tình cha thì chúng sẽ trở nên rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp với đàn ông và dễ gặp những người đàn ông xấu.
Sau cùng, trai lớn và gái lớn mà chúng ta đang nói đến là gì?
Nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng, trẻ em có nhận thức về giới tính vào khoảng 3 tuổi. Khi ý thức về giới tính bắt đầu nảy mầm trong tâm trí của trẻ, chúng sẽ xác định được mình là trai hay gái. Vì vậy, chúng ta sẽ thường thấy, bé gái thích quan sát mẹ mang giày cao gót thế nào, bé trai thích chơi siêu nhân, xe hơi và các đồ chơi khác. Ở độ tuổi này, bố mẹ cần phải cẩn trọng hơn trong mối quan hệ với con. Việc "con trai tránh mẹ" không chỉ về mặt thể chất, mà quan trọng hơn là phải tách biệt về mặt tâm lý. Tuy nhiên, việc "con gái không cần tránh cha" là chỉ nói về mặt tâm lý, cảm xúc nhưng về thể chất vẫn cần có sự tách biệt.
Nguồn: QQ
6 nguyên tắc "vàng" giúp trẻ mạnh mẽ, tự bảo vệ bản thân và ngăn chặn kẻ xấu xâm hại. Hiện tượng xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em đang là những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Những nguyên tắc cơ bản sẽ giúp trẻ tránh bị kẻ xấu đe dọa và lạm dụng. Trẻ em như búp trên cành, nhưng đôi khi có những kẻ xấu lại lợi dụng và nhẫn tâm ra tay xâm hại chính những...